Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Dùng 150 ml KOH 2M cho vào 45 ml dung dịch AlCl3 2M .Khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 4,68
B. 8,64
C. 6,48
D. 7,65
-
Câu 2:
Dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M cho vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là ?
A. 2,34.
B. 1,17.
C. 1,56.
D. 0,78.
-
Câu 3:
Cho \(23,475\) gam X gồm 2 kim loại K và Ba tác dụng với AlCl3 dư, thu được 9,75 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của kim loại K trong X?
A. 12,46%
B. 14,26%
C. 16,24%
D. 14,62%
-
Câu 4:
Dùng V lít NaOH 0,4M tác dụng với 170 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Kết thúc phản ứng, thu được 23,4 gam kết tủa. Tìm giá trị lớn nhất của V?
A. 2,56 lít
B. 2,65 lít
C. 5,62 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 5:
Cho 700 ml NaOH 0,1M vào V ml Al2(SO4)3 0,1M được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của V?
A. 120ml
B. 121ml
C. 112,5 ml
D. 115,2 ml
-
Câu 6:
Dùng 150 ml KOH 1,2M tác dụng với 100 ml AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá trị của x bao nhiêu?
A. 1,5M
B. 2,1M
C. 1M
D. 1,2M
-
Câu 7:
Dùng 200 ml AlCl3 1,5M cho vào V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1,2.
B. 1,8.
C. 2,4.
D. 2.
-
Câu 8:
Dùng 0,25 lít NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m?
A. 1,56
B. 15,6
C. 1,45
D. 2,4
-
Câu 9:
Dùng 0,5 lít NaOH tác dụng với 300 ml Al2(SO4)3 0,2M thu được 1,56 gam kết tủa.Nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH.
A. 0,12M
B. 0,12M hoặc 0,92M
C. 0,92M
D. 0,15M hoặc 0,92M
-
Câu 10:
Dùng V lít dung dịch NaOH 2M cho vào 0,5 mol AlCl3 và 0,3 mol HCl thu được 23,4 gam kết tủa.Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của V là?
A. 0,55 lít và 1 lít
B. 0,5 lít và 1 lít
C. 0,55 lít và 1,2 lít
D. 0,55 lít và 1,5 lít
-
Câu 11:
Dùng V lít NaOH 2M cho vào 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của V lớn nhất để thu được lượng kết tủa trên.
A. 0,5 lít
B. 1 lít
C. 0,45 lít
D. 0,25 lít
-
Câu 12:
Cho 16,8 gam NaOH vào X chứa 8 gam Fe2(SO4)3 và 13,68 gam Al2(SO4)3 được 500 ml Y và m gam kết tủa. Nồng độ mol các chất dung dịch Y và giá trị của m?
A. [NaAlO2] = 0,12M; [Na2SO4] = 0,36M và m= 1,56 gam
B. [NaAlO2] = 0,2M; [Na2SO4] = 0,36M và m= 1,56 gam
C. [NaAlO2] = 0,2M; [Na2SO4] = 0,36M và m= 1,56 gam
D. [NaAlO2] = 0,12M; [Na2SO4] = 0,3M và m= 1,56 gam
-
Câu 13:
Hoà tan 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào KOH dư, thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 dư vào dung dịch X, kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là?
A. 0,55.
B. 0,60.
C. 0,40.
D. 0,45.
-
Câu 14:
Tiến hành 2 thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Cho a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,2M được m gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cũng a mol Al2(SO4)3 tác dụng với 750ml dung dịch NaOH 1,2M thu được m gam kết tủa.
Giá trị của a và m
A. a=0,175, m=15,6 gam
B. a=0,1375, m=15,6 gam
C. a=0,1375, m=15 gam
D. a=0,375, m=15,6 gam
-
Câu 15:
Cho 2 kim loại R (hóa trị II) nặng như nhau vào Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 khi số mol R đã phản ứng ở mỗi dung dịch là như nhau thì khối lượng thanh I giảm 0,2%, khối lượng thanh II tăng 28,4%. Tìm R, gỉa sử toàn bộ lượng Cu và Pb sinh ra bám hết vào các thanh R.
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Ca
-
Câu 16:
Sử dụng 2 lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa trị II. Tiến hành ngâm 1 vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim loại bị hòa tan là bằng nhau. Xác định tên của lá kim loại đã dùng?
A. Zn
B. Fe
C. Mg
D. Cd
-
Câu 17:
Cho Fe nặng 20 gam vào 200ml CuSO4 0,5M thì thấy khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch và sấy khô là?
A. 19,2 gam.
B. 6,4 gam.
C. 5,6 gam.
D. 20,8 gam.
-
Câu 18:
Cho m(g) Fe vào trong hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl thì thu được 0,725m gam hỗn hợp kimloại. Giá trị của m là?
A. 18,0.
B. 16,8.
C. 11,2.
D. 16,0.
-
Câu 19:
Cho 2,8 gam Fe vào 200 ml gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 4,08.
B. 3,20.
C. 4,48.
D. 4,72.
-
Câu 20:
Cho mg Zn vào 500 ml Fe2(SO4)3 0,24M thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là?
A. 29,25.
B. 48,75.
C. 32,50.
D. 20,80.
-
Câu 21:
Cho 4,8g Mg vào 0,2 mol FeCl3 được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là mấy?
A. 34,9.
B. 25,4.
C. 31,7.
D. 44,4
-
Câu 22:
Ngâm Zn trong MSO4 chứa 4,48gam ion kim loại điện tích 2+. Sau phản ứng khối lượng lá Zn tăng thêm 1,88gam. Công thức hóa học của muối sunfat là?
A. CuSO4
B. FeSO4
C. NiSO4
D. CdSO4
-
Câu 23:
Nhúng M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml AgNO3 2M cho đến khi phản ứng xảy ra lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 29,6 gam muối khan. Kim loại M là?
A. Mg.
B. Fe.
C. Cu.
D. Zn.
-
Câu 24:
Tiến hành cho Zn vào dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4. Phản ứng xong Zn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là bao nhiêu?
A. 60gam
B. 40gam
C. 80gam
D. 100gam
-
Câu 25:
Ngâm Fe trong 400ml CuSO4 xM thì sau phản ứng lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Giá trị của x là?
A. 1,000
B. 0,001
C. 0,040
D. 0,200
-
Câu 26:
Cho M vào 300ml FeCl2 1 M thì khối lượng thanh kim loại tăng 11,4g. Kim loại M là?
A. Al.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
-
Câu 27:
Khi ta ngâm 1 lá Zn vào 100ml AgNO3 0,2M. Khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam Ag?
A. 2,16g
B. 0,54g
C. 1,62g
D. 1,08g
-
Câu 28:
Cho:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 →Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá các ion kim loại là gì?
A. Ag+ , Fe2+ , Fe3+.
B. Ag+, Fe3+, Fe2+.
C. Fe2+, Ag+, Fe3+.
D. Fe2+, Fe3+, Ag+.
-
Câu 29:
Cho X gồm hai muối MgCO3 và RCO3. Cho 15,18 gam X vào H2SO4 loãng được 0,448 lít khí CO2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cô cạn Y được 1,6 gam muối khan. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn và 1,792 lít (đktc) khí CO2 duy nhất. Giá trị m và nguyên tố R là?
A. 11,14 và Ba.
B. 11,14 và Ca.
C. 10,78 và Ca.
D. 10,78 và Ba.
-
Câu 30:
Cho X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl ( với M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là?
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Rb.
-
Câu 31:
Cho N2 và H2 vào bình phản ứng nhiệt độ không đổi. Sau thời gian t phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết tỉ lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là?
A. 15% và 85%
B. 82,35% và 77,5%
C. 25% và 75%
D. 22,5% và 77,5%.
-
Câu 32:
Hòa tan 16,4g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl thu được Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, dktc). Mặt khác hòa tan hoàn toàn 16,4g hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6g. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z được dung dịch T. Cho dung dịch AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 111,27
B. 180,15
C. 196,35
D. 160,71
-
Câu 33:
Điện phân 400 ml CuSO4 0,5M điện cực trơ cho đến khí ở catot xuất hiện 6,4g kim loại thì thể tích khí thu được (đktc) là?
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 0,56 lít
D. 4,48 lít
-
Câu 34:
Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 : Cho tác dụng với HCl dư thấy còn lại 1 gam không tan.
- Phần 2 : Luyện thêm 4 gam Al thì được hợp kim X trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X.
Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X biết rằng nếu ngâm hợp kim Y trong dung dịch NaOH một thời gian thì thể tích khí H2 vượt quá 6 lít (đktc).
A. 16,67%
B. 50%
C. 25%
D. 37,5%
-
Câu 35:
Cho Fe vào NaNO3 và H2SO4 thu được dung dịch X (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí Y gồm NO và H2 và chất rắn không tan. Trong dung dịch X chứa các muối?
A. FeSO4, Na2SO4
B. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4
C. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4
D. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3
-
Câu 36:
Cho Mg, Al và Fe vào AgNO3, đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp T chứa 3 chất rắn khác nhau. Vậy trong dung dịch Y chứa các cation?
A. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+
B. Mg2+, Al3+, Ag+, Fe3+
C. Mg2+, Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+
D. Mg2+, Fe3+, Ag+
-
Câu 37:
Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. Mg, Fe, Cu
B. MgO, Fe3O4, Cu
C. MgO, Fe, Cu
D. Mg, Al, Fe, Cu
-
Câu 38:
Cho Fe vào hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là gì?
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag
D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag
-
Câu 39:
Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 40:
Hỗn hợp X gồm clo và oxi. X phản ứng hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối và oxit của hai kim loại. Tỉ lệ về thể tích giữa khí clo và oxi trong X tương ứng là?
A. 1 : 1
B. 4 : 5
C. 3 : 5
D. 5 : 4
-
Câu 41:
Nung m gam bột Fe và S trong bình kín không không khí. Sau phản ứng đem phần chất rắn thu hòa tan vào lượng dư dung dịch HCl được 3,8 gam chất rắn X không tan, dung dịch Y và 0,2 mol khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa đen. Giá trị của m là?
A. 11,2
B. 15,6
C. 18,2
D. 18,4
-
Câu 42:
Đốt chay hỗn hợp 5,6 gam bột Fe với 4 gam bột S trong bình kín (không có không khí) một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong axit H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí SO2. Giá trị của V là?
A. 3,36
B. 8,96
C. 11,65
D. 11,76
-
Câu 43:
Cho 21,6 g bột Mg tan hết trong hỗn hợp gồm NaNO3 và KHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 (tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là mấy?
A. 275
B. 323
C. 320
D. 327
-
Câu 44:
Cho gồm 0,1 mol Zn và 0,2 mol Mg vào 400 ml chứa đồng thời Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong lượng dư dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đltc). Giá trị của V là?
A. 5,60
B. 6,72
C. 4,48
D. 2,24
-
Câu 45:
Thổi khí CO vào m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 16,68) gam muối khan. Giá trị của m là?
A. 16,0 gam
B. 12,0 gam
C. 8,0 gam
D. 4 gam
-
Câu 46:
Trộn 3 oxit kim loại FeO, CuO và MO (M là kim loại có số oxi hóa +2 trong hợp chất) theo tỉ lệ mol là 5 : 3 : 1 được hỗn hợp X. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 23,04 gam X nung nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hết Y cần 360 ml dung dịch HNO3 3M và thu V lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat của kim loại. Giá trị của V gần nhất với?
A. 5,52
B. 5,65
C. 5,74
D. 6,05
-
Câu 47:
Cho 11,04 gam X gồm Mg và Fe vào 150 ml chứa AgNO3 a mol/lít và Cu(NO3)2 2a mol/lít, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 7,56 lít khí SO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 10,8 gam hỗn hợp rắn E. Giá trị của a là?
A. 0,4
B. 0.5
C. 0,6
D. 0,7
-
Câu 48:
Điện phân 200 ml R(NO3)2 (R là kim loại biết có hóa trị 2 và 3, không tác dụng với nước) với dòng điện một chiều cường độ 1A trong thời gian 32 phút 10 giây thì vừa điện phân hết R2+, ngừng điện phân và để yên dung dịch một thời gian thì thu được 0,28 gam kim loại. Khối lượng dung dịch giảm là (biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)
A. 0,31 gam
B. 0,72 gam
C. 0,59 gam
D. 0,44 gam
-
Câu 49:
Điện phân có vách ngăn một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho đến khi nước bắt đầu điện phân ở hai điện cực thì dừng lại, lúc đó ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Giá trị lớn nhất của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,5
B. 5,0
C. 5,5
D. 6,0
-
Câu 50:
Tiến hành điện phân chứa 0,25 mol Cu(NO3)2 và 0,18 mol NaCl điện cực trơ. màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là?
A. 18,88 gam.
B. 19,33 gam.
C. 19,60 gam.
D. 18,66 gam.