Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng không tan trong NaOH dư. Chất X là
A. FeCl3
B. MgCl2
C. CuCl2
D. AlCl3
-
Câu 2:
Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa
- Thí nghiệm 2 : Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch X thu được n2 mol kết tủa
- Thí nghiệm 3 : Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 < n3. Hai chất X, Y không thể là :
A. \(ZnC{l_2}\;;{\rm{ }}FeC{l_2}\)
B. \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\;;{\rm{ }}Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
C. \(FeC{l_2}\;;{\rm{ }}FeC{l_3}\)
D. \(FeC{l_2}\;;{\rm{ }}Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\)
-
Câu 3:
Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho dd AgNO3 vào dd HCl
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư
(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 4:
Một học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả như sau:
X đều phản ứng với cả 3 dung dịch : NaHSO4 , Na2CO3, AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
A. \(Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}\;{\rm{ }}\)
B. \(CuS{O_4}\;\)
C. \(FeC{l_2}\)
D. \(BaC{l_2}\)
-
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
(a) Cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54s1.
(b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III).
(c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
(d) Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch muối natriđicromat, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
(e) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+.
(f) Nhôm, sắt, crom không tan trong HNO3 loãng, nguội.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 6:
Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: \(NaHC{O_3},{\rm{ }}NaN{O_3},{\rm{ }}N{H_4}Cl,{\rm{ }}{I_2},{\rm{ }}{K_2}C{O_3},{\rm{ }}Fe,{\rm{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Fe{S_2}?\)
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
-
Câu 7:
Cho các cặp chất (với tỉ lệ số mol tương ứng) như sau:\(\begin{array}{*{20}{l}} {\left( a \right)F{e_2}{O_3};Cu\left( {1:1} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( b \right)Fe;Cu\left( {2:1} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( c \right)\;Zn;Ag\left( {1:1} \right)}\\ {\left( d \right)F{e_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}\;;Cu\left( {1:1} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( e \right)Cu;Ag\left( {2:1} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( g \right)FeC{l_3};Cu\left( {1:1} \right)} \end{array}\)
Số cặp chất không tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 8:
Cho Na, Zn, Fe, Cu, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch AgNO3 lần lượt tác dụng với nhau đôi một. Số trường hợp xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12
-
Câu 9:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3.
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 10:
Cho các phát biểu sau:
(a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn.
(b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit.
(c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm.
(d) Hơp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy.
(e) Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 11:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dung với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 12:
Dung dịch bão hòa NaNO3 ở 10oC có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của dung dịch NaNO3 ở 10oC.
A. 44 gam
B. 80 gam
C. 60,2 gam
D. 50 gam
-
Câu 13:
Cho biết độ tan của NaNO3 trong nước ở 200C là 88 gam, còn ở 500C là 114 gam. Khi làm lạnh 642 gam dung dịch NaNO3 bão hòa từ 50oC xuống 200C thì có bao nhiêu gam tinh thể NaNO3 tách ra khỏi dung dịch?
A. 64 gam
B. 88 gam
C. 78 gam
D. 42 gam
-
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam FeO với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 nồng độ 24,5% thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A xuống đến 50C thì tách ra được m gam chất rắn (FeSO4.7H2O). Dung dịch còn lại có nồng độ 12,18%. Tính khối lượng m đã tách ra ở trên.
A. 22,24 gam
B. 20,85 gam
C. 23,63 gam
D. 25,02 gam
-
Câu 15:
Hãy xác định khối lượng tinh thể MgSO4.6H2O tách khỏi dung dịch khi hạ nhiệt độ 1642 gam dung dịch bão hòa MgSO4 ở 800C xuống 200C. Biết độ tan của MgSO4 ở 80oC là 64,2 gam và ở 20oC là 44,5 gam.
A. 601,6 gam
B. 606,4 gam
C. 578,8 gam
D. 624,4 gam
-
Câu 16:
Để xác định hàm lượng FeCO3 trong quặng xiđerit, người ta làm như sau: Cân 0,6 gam mẫu quặng, chế hóa nó theo một quy trình hợp lí, thu được FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch chuẩn KMnO4 0,025M thì dùng vừa hết 25,2 ml. Phần trăm theo khối lượng của FeCO3 là
A. 2,18%.
B. 24,26%.
C. 60,90%.
D. 30,45%.
-
Câu 17:
Muối Mohr là một muối kép ngậm 6 phân tử nước được tạo thành từ hỗn hợp đồng mol sắt(II) sunfat ngậm 7 phân tử nước và amoni sunfat khan.
\(FeS{O_4}.7{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}FeS{O_4}.{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4}.6{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\)
Cho độ tan của muối Mohr ở 200C là 26,9 g/100 g H2O và ở 800C là 73,0 g/100g H2O. Tính khối lượng của muối sắt(II) sunfat ngậm 7 nước cần thiết để tạo thành dung dịch muối Mohr bão hòa 800C, sau khi làm nguội dung dịch này xuống 200C để thu được 100 gam muối Mohr tinh thể và dung dịch bão hòa. Giả thiết trong quá trình kết tinh nước bay hơi không đáng kể.
A. 213,2 gam.
B. 132,1 gam
C. 321,1 gam
D. 112,3 gam
-
Câu 18:
Nhiệt phân hoàn toàn 70 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa tan hết chất rắn X cần 63 gam HNO3 thu được khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 27
B. 34
C. 36
D. 45
-
Câu 19:
Xác định độ tan của FeSO4 trong nước ở 250C biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 166,8 gam muối ngậm nước FeSO4.7H2O trong 300 gam H2O thì thu được dung dịch bão hòa.
A. 29,51 gam
B. 24,28 gam
C. 28,6 gam
D. 32,4 gam
-
Câu 20:
Cho 0,25 mol MgO tan hoàn toàn trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể MgSO4.7H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của MgSO4 ở 100C là 28,2 gam.
A. 26,61 gam
B. 23,31 gam
C. 19,33 gam
D. 28,62 gam
-
Câu 21:
Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC. Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 trong nước ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,26 gam và 75,4 gam.
A. 26,25 gam
B. 25,00 gam
C. 28,75 gam
D. 27,35 gam
-
Câu 22:
Cho biết nồng độ dung dịch bão hòa KAl(SO4)2 ở 200C là 5,56%. Lấy m gam dung dịch bão hòa\(KAl{\left( {S{O_4}} \right)_2}.12{H_2}O{\rm{ }}\) ở 20oC để đun nóng cho bay hơi 200 gam nước, phần còn lại làm lạnh đến 200C. Tính khối lượng tinh thể \(KAl{\left( {S{O_4}} \right)_2}.12{H_2}O{\rm{ }}\) kết tinh?
A. 22,95 gam
B. 22,75 gam
C. 23,23 gam
D. 23,70 gam
-
Câu 23:
Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%?
A. 62,50 gam và 437,50 gam
B. 33,33 gam và 466,67 gam
C. 37,50 gam và 462,50 gam
D. 25,00 gam và 475,00 gam
-
Câu 24:
Làm lạnh 160 gam dung dịch bão hòa muối RSO4 30% xuống tới nhiệt độ 200C thì thấy có 28,552 gam tinh thể RSO4.nH2O tách ra. Biết độ tan của RSO4 ở 20oC là 35 gam. Xác định công thức của tinh thể RSO4.nH2O biết R là kim loại; n là số nguyên và 5 < n < 9.
A. \(FeS{O_4}.7{H_2}O.\)
B. \(MgS{O_4}.7{H_2}O.\;\)
C. \(CuS{O_4}.5{H_2}O.\;\)
D. \(ZnS{O_4}.2{H_2}O.\)
-
Câu 25:
Ở toC khi cho 2 gam MgSO4 vào 200 gam dung dịch MgSO4 bão hòa đã làm cho m gam tinh thể muối MgSO4.nH2O (A) kết tinh. Nung m gam tinh thể A cho đến khi mất nước hoàn toàn thì thu được 3,16 gam MgSO4. Xác định công thức phân tử của tinh thể muối A. Cho biết độ tan của MgSO4 ở toC là 35,1 gam.
A. \(MgS{O_4}.5{H_2}O.\)
B. \(MgS{O_4}.6{H_2}O.\)
C. \(MgS{O_4}.8{H_2}O.\;\)
D. \(MgS{O_4}.7{H_2}O.\)
-
Câu 26:
Ở 200C khi hòa tan 30 gam BaCl2 vào 50 gam nước thấy có 12,1 gam BaCl2 không tan. Tính độ tan của BaCl2 ở nhiệt độ trên?
A. 35,8 gam
B. 60 gam
C. 28 gam
D. 5,1 gam
-
Câu 27:
Để xác định nồng độ dung dịch H2O2, người ta hòa tan 0,5 gam nước oxi già vào nước, thêm H2SO4 tạo môi trường axit. Chuẩn độ dung dịch thu được cần vừa đủ 10 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Xác định hàm lượng H2O2 trong nước oxi già.
Biết phản ứng chuẩn độ: \(5{H_2}{O_2}\; + {\rm{ }}2KMn{O_4}\; + {\rm{ }}3{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}2MnS{O_4}\; + {\rm{ }}5{O_2}\; + {\rm{ }}8{H_2}O.\)
A. 9%
B. 17%
C. 12%
D. 21%
-
Câu 28:
Để xác định nồng độ mol/l của dd K2Cr2O7 người ta làm như sau:
Lấy 10 ml dung dịch K2Cr2O7 cho tác dụng với lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit sunfuric loãng dư. Lượng I2 thoát ra trong phản ứng được chuẩn độ bằng lượng vừa đủ là 18 ml dung dịch Na2S2O3 0,05M.
Biết các phản ứng hóa học xảy ra:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {\left( 1 \right){\rm{ }}6KI{\rm{ }} + {\rm{ }}{K_2}C{r_2}{O_7}\; + {\rm{ }}7{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}4{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}C{r_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}\; + {\rm{ }}3{I_2}\; + {\rm{ }}7{H_2}O;}\\ {\left( 2 \right){\rm{ }}{I_2}\; + {\rm{ }}2N{a_2}{S_2}{O_3}\; \to {\rm{ }}2NaI{\rm{ }} + {\rm{ }}N{a_2}{S_4}{O_6}.} \end{array}\)
Nồng độ mol/l của K2Cr2O7 là
A. 0,02M.
B. 0,03M
C. 0,015M
D. 0,01M
-
Câu 29:
Nung 0,935 gam quặng cromit với chất oxi hóa để oxi hóa toàn bộ crom thành CrO42-. Hòa tan sản phẩm vào nước, phân hủy hết chất oxi hóa, axit hóa dung dịch bằng H2SO4 rồi thêm 50,0 ml dung dịch FeSO4 0,08M vào. Để chuẩn độ FeSO4 dư cần 14,85 ml dung dịch KMnO4 0,004M. Hàm lượng crom có trong quặng là
A. 7,97%
B. 6,865%
C. 15,9%
D. 3,43%
-
Câu 30:
Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25,00 ml dung dịch H2C2O4 0,05M (dùng phenolphtalein làm chỉ thị). Khi chuẩn độ dùng hết 46,50 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là
A. 0,027M
B. 0,025M
C. 0,054M
D. 0,017M
-
Câu 31:
Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Lượng khí sinh ra từ quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
A. 1,8
B. 1,6
C. 2
D. 2,2
-
Câu 32:
Hòa tan hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 (dư). Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2, NO, N2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 1 và dung dịch Z (không chứa muối NH4NO3). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m và số mol HNO3 đã phản ứng lần lượt là
A. 205,4 gam và 2,3 mol.
B. 199,2 gam và 2,4 mol.
C. 205,4 gam và 2,4 mol.
D. 199,2 gam và 2,3 mol.
-
Câu 33:
Hòa tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) khí Y gồm NO và NO2, có dY/H2= 19 và dung dịch Z (không chứa NH4+). Tính % khối lượng kim loại Fe trong X?
A. 40,24%
B. 37,78%
C. 36,84%
D. 30,56%
-
Câu 34:
Hoà tan hoàn toàn 15,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) khí Y gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 là 19, và dung dịch Z (không chứa NH4+). Khối lượng muối nitrat thu được trong Z là
A. 33,8 gam
B. 71,0 gam
C. 52,4 gam
D. 48,4 gam
-
Câu 35:
Điện phân 100 ml dung dịch A chứa đồng thời HCl 0,1M và NaCl 0,2M với điện cực trơ có màng ngăn xốp tới khi ở anot thoát ra 0,224 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch sau khi điện phân có pH (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là
A. 6
B. 7
C. 12
D. 13
-
Câu 36:
Điện phân 1,0 lít dung dịch NaCl (dư) với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi dung dịch thu được có pH = 12 (coi lượng Cl2 tan và tác dụng với nước không đáng kể, thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể), thì thể tích khí thu được ở anot (dktc) là
A. 0,112 lít
B. 0,224 lít
C. 0,336 lít
D. 1,120 lít
-
Câu 37:
Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần cho vào l00ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M để thu được dung dịch có pH = 7 là:
A. 100 ml
B. 150 ml
C. 200 ml
D. 250 ml
-
Câu 38:
Lấy 300 ml NaOH 1M hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2, thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được muối khan. % khối lượng mỗi muỗi trong X là
A. 50%,50%
B. 30%,70%
C. 25,55%, 74,45%
D. 44,21%, 55,79%
-
Câu 39:
Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là:
A. 5,6 gam
B. 8 gam
C. 6,72 gam
D. 16,0 gam
-
Câu 40:
Dãy chất nào cho dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HNO3?
A. FeS, Fe2(SO4)3, NaOH
B. CuO, Ag, FeSO4
C. AlCl3, Cu, S
D. Fe, SiO2, Zn
-
Câu 41:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với HNO3 loãng là:
A. Al, Fe, Pt, Mg
B. Au, Cu, Zn, Fe
C. Pt, Fe, Cu, Ag
D. Zn, Cu, Fe, Al
-
Câu 42:
Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X. Khí Y là:
A. HCl
B. Cl2
C. O2
D. NH3
-
Câu 43:
Có thể dùng bình làm bằng kim loại nào sau đây để đựng HNO3 đặc nguội
A. Đồng, bạc
B. Sắt, nhôm
C. Đồng, nhôm
D. Sắt, kẽm
-
Câu 44:
Có thể đựng axit H2SO4 đặc, nguội trong bình làm bằng kim loại
A. Cu
B. Fe
C. Mg
D. Zn
-
Câu 45:
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe cho vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 được chất rắn Y gồm 3 kim loại và dung dịch . Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 6,384 lít SO2 (đktc) – sản phầm khử duy nhất. Cho NaOH dư vào Z thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn . % khối lượng Fe ban đầu là
A. 57,23%
B. 60,87%
C. 62,35%
D. 65,24%
-
Câu 46:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1, nung X1 ở nhiệt độ cao đến khi lượng không đổi thu được chất rắn X2, biết H = 100%, khối lượng X2 là
A. 2,55 gam
B. 2,04 gam
C. 2,31 gam
D. 3,06 gam
-
Câu 47:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại gồm Mg, Cu và Fe trong dung dịch axit HCl, thu được dung dịch X, chất rắn Y và khí Z. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được kết tủa T. Nung hoàn toàn T trong không khí thu được chất rắn gồm
A. FeO, MgO
B. Fe2O3, MgO
C. Fe3O4, MgO
D. Fe, Mg
-
Câu 48:
Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch?
A. Ba(OH)2
B. AgNO3
C. NaOH
D. Ba(NO3)2
-
Câu 49:
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một kim loại có hóa trị II cần dùng hết 3,36 lít oxi (đktc). Kim loại đó là
A. Zn
B. Cu
C. Fe
D. Mg
-
Câu 50:
Hóa chất NaOH rắn có thể làm khô các khí nào trong số các khí sau:
A. H2S
B. SO2
C. CO2
D. NH3