Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong một cái cốc có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol . Khi thêm V lít dung dịch Ca(OH)2 (nồng độ xM) để giảm độ cứng của nước là nhỏ nhất. Biểu thức liên hệ giữa V, a, b, x là: (biết giảm độ cứng của nước là làm giảm nồng độ của Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch)
A. VX = b + a
B. VX = 2b + a
C. VX = b + 2a
D. V2X = b + a
-
Câu 2:
Trong các phát biểu sau đây về độ cứng của nước:
1. Đun sôi nước ta chỉ làm mềm được nước có tính cứng tạm thời.
2. Có thể dùng Na2CO3 làm mềm được nước có tính tạm thời và vĩnh cửu.
3. Có thể dùng HCl để loại bỏ tính cứng của nước.
4. Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại tính cứng của nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 3:
Một cốc chứa nước có thành phần ion gồm: Ca2+, Mg2+ , HCO3- , Cl-, SO42-. Nước trong cốc thuộc loại nào?
A. Nước cứng có tính cứng toàn phần.
B. Nước mềm.
C. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.
D. Nước cứng có tính cứng tạm thời.
-
Câu 4:
Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào?
A. Nồng độ của ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng vĩnh cửu lớn hơn nước cứng tạm thời.
B. Khi đun sôi, nước cứng tạm thời bị mất tính cứng còn nước cứng vĩnh cửu không mất tính cứng.
C. Khác nhau về thành phần anion của muối.
D. Nồng độ của ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng vĩnh cửu thấp hơn nước cứng tạm thời.
-
Câu 5:
Có 4 cốc mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: nước nguyên chất, nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu, nước cứng toàn phần. Chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào dưới đây để phân biệt các cốc trên?
A. NaHCO3
B. MgCO3
C. Na2CO3
D. Ca(OH)2
-
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được thì khối lượng muối khan là:
A. 13 g
B. 15 g
C. 26 g
D. 30 g
-
Câu 7:
Hòa tan 15,84 gam hỗn hợp gồm một oxit kim loại kiềm và một oxit kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X. lấy muối khan đem điện phân nóng chảy hoàn toàn thì thu được 6,048 lít khí (đo ở đktc) ở anot và a (gam) hỗn hợp kim loại ở catot. Giá trị của a là:
A. 7,2
B. 11,52
C. 3,33
D. 12,68
-
Câu 8:
Cho dung dịch chứa các ion sau (Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-). Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. Na2CO3 vừa đủ
B. NaOH vừa đủ
C. K2CO3 vừa đủ
D. Na2SO4 vừa đủ
-
Câu 9:
Cho m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng , nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 g muối khan. Nếu cho m g hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 dư để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 ở đktc đã phản ứng là
A. 2,016 lít
B. 0,672 lít
C. 1,344 lít
D. 1,008 lít
-
Câu 10:
Chia 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng Cu có trong hỗn hợp là
A. 8,5%
B. 13,5%
C. 17%
D. 28%
-
Câu 11:
Cho hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm Cu2S, Cu2O và CuS có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng dư thu được dung dịch Y và 1,5 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 20
B. 30
C. 25
D. 40
-
Câu 12:
Phương pháp điều chế Ba kim loại
A. Điện phân nóng chảy BaCl2
B. Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (Phương pháp nhiệt nhôm)
C. Dùng Li để đẩy Ba ra khởi dung dịch BaCl2
D. Điện phân dung dịch BaCl2 có màng ngăn
-
Câu 13:
Phương pháp điều chế Ba kim loại
A. Điện phân nóng chảy BaCl2
B. Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (Phương pháp nhiệt nhôm)
C. Dùng Li để đẩy Ba ra khởi dung dịch BaCl2
D. Điện phân dung dịch BaCl2 có màng ngăn
-
Câu 14:
Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại M thu được 4,6 gam kim loại ở catot và 2,24 lít khí clo (đktc) ở anot. Kim loại M là
A. K
B. Na
C. Ca
D. Mg
-
Câu 15:
Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học muối đã điện phân:
A. KCl
B. RbCl
C. NaCl
D. LiCl
-
Câu 16:
Cho 7,2 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư. Hấp thụ khí CO2 vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Trong X không thể chứa kim loại nào ?
A. Ca
B. Be
C. Sr
D. Mg
-
Câu 17:
Hòa tan 3,28 gam hỗn hợp muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A . Nhúng vào dung dịch A một thanh sắt. Sau một khoảng thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là:
A. 4,24 gam
B. 2,48 gam
C. 4,13 gam
D. 1,49 gam
-
Câu 18:
Hòa tan 3,23 gam hỗn hợp 2 muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch X. Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch X và khuấy đều cho đến khi màu xanh của dung dịch biến mất, lấy thanh Mg ra cân lại thấy khối lượng tăng thêm 0,8 gam so với ban đầu. Cô đặc dung dịch đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,43
B. 4,13
C. 1,15
D. 1,43
-
Câu 19:
Hoà tan 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu chỉ dùng 2,4 gam kim loại hoá trị II cho vào dung dịch HCl thì dùng không hết 500ml dung dịch HCl 1M. Kim loại hoá trị II là
A. Ca
B. Mg
C. Ba
D. Sr
-
Câu 20:
Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 mL dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A. 3,81 g
B. 4,81 g
C. 5,21 g
D. 4,86 g
-
Câu 21:
Hoà tan 28,4 gam một hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl dư đã thu được 10 lít ở 54,6oC và 0,8064 atm và một dung dịch X. Khối lượng hai muối của dung dịch X là:
A. 4,5 và 36,4
B. 4,75 và 22,2
C. 9,5 và 36,4
D. 9,5 và 22,2
-
Câu 22:
Hòa tan 1,8 gam muối sunfat kim loại M thuộc nhóm IIA vào nước để được 50 ml dung dịch, dung dịch này tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch BaCl2 0,15M. Tìm nồng độ mol của dung dịch muối sunfat ban đầu và xác định kim loại M
A. CuSO4
B. FeSO4
C. MgSO4
D. ZnSO4
-
Câu 23:
.Hòa tan 1,8 g muối sunphat của kim loại PNC nhóm II vào nước cho đủ 100 ml dung dịch . Để phản ứng hết dung dịch này cần 10 ml dung dịch BaCl2 1,5 M . Nồng độ mol của dung dịch muối sunphat cần pha chế và công thức của muối là
A. CuSO4
B. FeSO4
C. MgSO4
D. ZnSO4
-
Câu 24:
Nhúng thanh kim loại Mg có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,2 mol CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, thấy khối lượng CuSO4 đã tham gia phản ứng là 80%. Thanh kim loại sau khi lấy ra đem đốt cháy trong O2 dư, thu được (m + 12,8) gam chất rắn (cho rằng Cu giải phóng bám hết vào thanh Mg). Khối lượng thanh kim loại sau khi lấy ra khỏi dung dịch CuSO4 là
A. 10,24 gam
B. 12,00 gam
C. 16,00 gam
D. 9,60 gam
-
Câu 25:
Nhúng thanh kim loại R hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4.Sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%.Mặt khác nhúng thanh kim loại này vào dung dịch Pb(NO3)2,sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng 7,1%.Biết rằng số mol R tham gia vào cả hai phản ứng là như nhau.Tìm R
A. Zn
B. Mg
C. Cd
D. Fe
-
Câu 26:
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit còn dư trong dung dịch thu được phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là gì?
A. Ba
B. Ca
C. Mg
D. Be
-
Câu 27:
Rót dung dịch chứa 1 gam HCl vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vô dung dịch thu được, hiện tượng xảy ra là:
A. Giấy quỳ tím hóa đỏ.
B. Giấy quỳ tím hóa xanh.
C. Giấy quỳ tím không đổi màu.
D. Giầy quỳ mất màu.
-
Câu 28:
Cho các dung dịch muối: K2SO4, BaCl2, Na2CO3, AlCl3. Dung dịch làm cho giấy quỳ tím hoá đỏ là
A. \({K_2}S{O_4},{\rm{ }}BaC{l_2}\)
B. \(N{a_2}C{O_3}\)
C. \(AlC{l_3}\)
D. \(N{a_2}C{O_3},{\rm{ }}AlC{l_3}\)
-
Câu 29:
Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?
A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy
B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy.
D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.
-
Câu 30:
Trong việc sản xuất nhôm từ quặng boxit thì criolit (3NaF.AlF3) có bao nhiêu vai trò sau đây :
(1) Tăng nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
(2) Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
(3) Tạo chất lỏng dẫn điện tốt.
(4) Tạo dung dịch tan được trong nước.
(5) Tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ, nổi lên trên bề mặt nhôm, bảo vệ cho Al không bị oxi hóa
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 31:
Vai trò nào sau đây không phải của criolit (Na3AlF6) trong sản xuất nhôm?
A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 (tiết kiệm năng lượng).
B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn Al, nổi lên trên, ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí.
C. Tăng hàm lượng nhôm trong nguyên liệu
D. Tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.
-
Câu 32:
Khi tiến hành sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 người ta tiến hành hòa tan oxit này trong criolit nóng chảy. Phát biểu nào sau đây không đúng với mục đích sử dụng criolit?
A. Cung cấp thêm ion nhôm cho sản xuất
B. Hạ nhiệt độ nóng chảy của oxit nhôm
C. Tiết kiệm điện và tạo được chất lỏng dẫn điện tốt hơn
D. Criolit nóng chảy nổi lên trên tạo lớp màng bảo vệ nhôm nằm dưới
-
Câu 33:
Khi điều chế nhôm bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm cryolit là để:
1. hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, tiết kiệm năng lượng.
2. tạo chất lỏng dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy.
3. ngăn cản quá trình oxi hoá nhôm trong không khí.
Phát biểu nào đúng?
A. (I)
B. (II) và (III)
C. (I) và (II)
D. cả ba lý do trên.
-
Câu 34:
Cho từ từ dung dịch X vào dung dịch Y, số mol kết tủa Z thu được phụ thuộc vào số mol X được biểu diễn trên đồ thị sau
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2
B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và AlCl3
C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau :
(1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng V.
(2) Trong các hợp chất, flo luôn có số oxi hóa bằng -1.
(3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2.
(4) Trong hợp chất, số oxi hóa của nguyên tố luôn khác không.
(5) Trong hợp chất, một nguyên tố có thể có nhiều mức số oxi hóa khác nhau.
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần. Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 4
-
Câu 36:
Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm lượng nhỏ khí Cl2. Phương pháp tốt nhất dùng để loại bỏ khí độc này là:
A. để hở lọ đựng dung dịch NH3 đặc.
B. phun dung dịch NaOH.
C. phun dung dịch KBr.
D. phun dung dịch Ca(OH)2
-
Câu 37:
Các chất khí X,Y,Z,R,S,T lần lượt tạo ra từ các quá trình tương ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc.
(2) Sunfua sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric.
(3) Nhiệt phân kaliclorat, xúc tác manganđioxit.
(4) Nhiệt phân quặng đolomit.
(5) Amoniclorua tác dụng với dung dịch natri nitrit bão hòa.
(6) Oxi hóa quặng pirit sắt.
Số chất khí làm mất màu dung dịch nước brom là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Các chất khí X, Y, Z, R, T lần lượt được tạo ra từ các quá trình phản ứng sau:
(1) Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.
(2) Sắt sunfua tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
(3) Nhiệt phân kali clorat, xúc tác mangan đioxit.
(4) Nhiệt phân quặng đolomit.
(5) Đốt quặng pirit sắt.
Số chất khí tác dụng được với dung dịch KOH là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(1) Gang trắng chủ yếu được dùng để đúc bệ máy, ống dẫn nước, cánh cửa, …
(2) Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (tecmit) được dùng để hàn đường ray.
(3) CaSO4.2H2O gọi là thạch cao nung dùng để bó bột, nặn tượng.
(4) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
(5) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 40:
Những phát biểu về ứng dụng nào của Al sau đây là không đúng?
A. Hợp kim nhôm được dùng trong ngành hàng không, vận tải...
B. Sản xuất thiết bị điện ( dây điện điện), trao đổi nhiệt ( dụng cụ đun nấu)...
C. Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm ( Au, Pt, Ag)
D. Trang trí nội thất, xây dựng nhà cửa, hỗn hợp tecmit...
-
Câu 41:
Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng của nhôm:
1, Sản xuất, điều chế các kim loại quí hiếm (Au, Pt, Ag).
2, Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray
3, Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ;
4, Sản xuất thiết bị điện (dây điện điện), trao đổi nhiệt (dụng cụ đun nấu).
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 42:
Có các ứng dụng sau:
(1) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,...
(2) Trong công nghiệp hạt nhân, flo được dùng để làm giàu 235U.
(3) Hỗn hợp tecmit (Al, Fe2O3) được dùng để hàn gắn đường ray.
(4) Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(5) Hợp kim ferosilic được dùng để chế tạo thép chịu axit.
(6) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật chân không.
(7) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
(8) Gang trắng được dùng để luyện thép.
Số ứng dụng đúng là:
A. 8
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 43:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO.
B. Cho kim loại Be vào H2O
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4
D. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội
-
Câu 44:
Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh thể I2 là tinh thể phân tử.
(2) Tinh thể H2O là tinh thể phân tử.
(3) Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết yếu.
(4) Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết mạnh.
(5) Tinh thể ion có nhiệt độ nóng chảy cao, khó bay hơi, khá rắn vì liên kết cộng hóa trị trong các hợp chất ion rất bền vững.
(6) Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
-
Câu 45:
Cho các nguyên tố: X (Z=11), Y (Z=17). Liên kết hóa học giữa X và Y thuộc loại:
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực.
D. Liên kết cộng hóa trị không có cực.
-
Câu 46:
Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là
A. 7,88
B. 15,76
C. 11,82
D. 9,85
-
Câu 47:
Trong một cốc đựng 200 ml dung dịch AlCl3 2M. Rót vào cốc 200 ml dung dịch NaOH a M, được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 1,5 hoặc 3
B. 1 hoặc 1,5
C. 1,5 hoặc 7,5
D. 2
-
Câu 48:
Nhúng thanh kẽm vào cốc thủy tinh chứa dung dịch HCl, sau đó nhỏ vào cốc vài giọt dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là
A. ban đầu có bọt khí bay lên sau đó kết tủa trắng xuất hiện.
B. ban đầu có bọt khí bay lên sau đó kết tủa xanh lam xuất hiện.
C. ban đầu có bọt khí thoát ra nhanh sau đó chậm dần.
D. ban đầu có bọt khí thoát ra chậm sau đó nhanh hơn.
-
Câu 49:
Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 2,8
B. 6,4
C. 3,2
D. 5,6
-
Câu 50:
Cho dung dịch HNO3 loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 5,6 gam Fe và 9,6 gam Cu. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn có 3,136 lít khí NO thoát ra (đktc) còn lại m gam chất không tan. Trị số của m là:
A. 2,56 gam
B. 1,92 gam
C. 7,04 gam
D. 3,2 gam