Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào một cốc thủy tinh đựng 100 ml dung dịch AlCl3 nồng đô x M, khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 0,08 mol chất kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M vào cốc, khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy trong cố có 0,06 mol chất kết tủa. Nồng độ x là
A. 0,75M
B. 1M
C. 0,5M
D. 0,8M
-
Câu 2:
Đặt cốc thuỷ tinh lên cân, chỉnh cân về số 0, rót vào cốc dung dịch HCl 1 M đến khối lượng 100 g. Thêm tiếp 1 lượng bột magnesium vào cốc, khi không còn khí thoát ra, cân thể hiện giá trị 105,5 g. Khối lượng magnesium thêm vào là bao nhiêu?
A. 10g
B. 8g
C. 6g
D. 12g
-
Câu 3:
Cho 200ml gồm K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M vào 200ml HCl 2M thì thu được bao nhiêu thể tích khí CO2 ?
A. 4,48l
B. 5,376l
C. 8,96l
D. 4,48l
-
Câu 4:
Thực hiện thí nghiệm theo các sơ đồ phản ứng :
Mg + HNO3 đặc, dư → khí X
CaOCl2 + HCl → khí Y
NaHSO3 + H2SO4 → khí Z
Ca(HCO3)2 + HNO3 → khí T
Cho các khí X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư. Trong tất cả các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hoá - khử ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 5:
Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) MnO2 + HCl → khí X;
(2) FeS + HCl → khí Y;
(3) Na2SO3 + HCl → khí Z;
(4) NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí G.
Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là
A. SO2 (X), H2S (Y), Cl2 (Z)
B. H2S (X), Cl2 (Y), SO2 (Z)
C. Cl2 (X), SO2 (Y), H2S (Z)
D. Cl2 (X), H2S (Y), SO2 (Z)
-
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(1) Amoniac lỏng đuợc dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh.
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, cho khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc.
(3) Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH3, quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(4) Nitơ lỏng đuợc dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ;
(3) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;
(4) dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.
Số phát biểu đúng
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 8:
Có những khí ẩm (khí có lẫn hơi nước): cacbon đioxit, oxi, lưu huỳnh đioxit, hiđro. Số khí có thể được làm khô bằng canxi oxit là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 9:
Có các khí lẫn hơi nước sau: CO2, H2S, NH3, SO3, SO2, Cl2. Số chất khí có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc 98% là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 10:
Phương pháp nào sau đây để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch: HCl, H2SO4, HNO3
A. Quỳ tím
B. Dung dịch BaCl2
C. Dung dịch Na2CO3
D. Dung dịch BaCl2 và AgNO3
-
Câu 11:
Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với nhôm (dạng bột) là
A. dung dịch Na2SO4, dung dịch NaOH, Cl2
B. H2, I2, dung dịch HNO3 đặc nguội, dung dịch FeCl3
C. O2, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch HCl
D. dung dịch FeCl3, H2SO4 đặc nguội, dung dịch KOH
-
Câu 12:
Dãy gồm tất cả các chất tác dụng được với Al2O3 là:
A. kim loại Ba, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch Cu(NO3)2
B. dung dịch HNO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch NH3
C. khí CO, dung dịch H2SO4, dung dịch Na2CO3
D. dung dịch NaHSO4, dung dịch KOH, dung dịch HBr
-
Câu 13:
Cho các dung dịch AlCl3, NaCl, NaAlO2, HCl. Dùng một hoá chất trong số các hoá chất sau: Na2CO3, NaCl, NaOH, quì tím, dung dịch NH3, NaNO3 thì số hoá chất có thể phân biệt được 4 dung dịch trên là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 14:
Lấy cùng 1 mol các kim loại Mg, Al, Zn, Fe cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Kim loại nào giải phóng lượng khí H2 nhiều nhất ở cùng điều kiện?
A. Al
B. Fe
C. Zn
D. Mg
-
Câu 15:
Muối hỗn tạp là muối của
A. một kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau.
B. nhiều kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau.
C. một gốc axit với nhiều kim loại khác nhau.
D. nhiều kim loại khác nhau với nhiều gốc axit khác nhau.
-
Câu 16:
Cần bao nhiêu tấn quặng hematit đỏ chứa 5% tạp chất để sản xuất 1 tấn gang có chứa 95% Fe (Biết rằng hiệu suất của quá trình luyện gang là 90%)
A. 1,623 tấn
B. 1,457 tấn
C. 1 ,583 tấn
D. 1,537 tấn
-
Câu 17:
Từ 400kg quặng hematit đỏ chứa 60% Fe2O3 về khối lượng) có thể luyện được m kg gang có hàm lượng sắt bằng 95%. Biết lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 2%. Giá trị của m là:
A. 116,2
B. 180,5
C. 155,1
D. 173,3
-
Câu 18:
Đun nóng dung dịch KHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím mất màu
D. Quỳ tím chuyển xanh
-
Câu 19:
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển đỏ
B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển xanh
D. Quỳ tím mất màu
-
Câu 20:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư.
(d) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư.
(g) Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch amoniac
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc
(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH
(g) Đốt khí NH3 trong khí oxi có mặt xúc tác
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 22:
Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam bột Al vào dung dịch NaOH dư được khhí A. Cho 1,896 gam KMnO4 tác dụng hết với axitHCI đặc dư, được khí B. Nhiệt phân hoàn toàn 12,25 gam KCIO3 có xúc tác, thu được khí C. Cho toàn bộ lượng các khhí điều chế ở trên vào một bình kín rồi đốt cháy để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau đó làm lạnh bình để cho hơi nước ngưng tụ hết và giả thiết các chất tan hết vào nước thu được dung dịch E. Tính nồng độ C% của dung dịch E.
A. 28,55%
B. 25,88%
C. 25,85%
D. 28,85%
-
Câu 23:
Có 4 dung dịch loãng có cùng nồng độ mol lần lượt chứa H2SO4; HCl; HNO3; KNO3; AgNO3 được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Lấy cùng một thể tích mỗi dung dịch trên rồi trộn ngẫu nhiên 3 dung dịch với nhau. Lần lượt cho các dung dịch thu được khi tác dụng với Cu dư thì thể tích khí lớn nhất ở cùng điều kiện là 448 ml. Trong đó, thể tích khí thu được nhỏ nhất ở cùng điều kiện là
A. 112 ml
B. 336 ml
C. 224 ml
D. 168 ml
-
Câu 24:
Cho dung dịch HCl (đặc, dư) tác dụng hoàn toàn với 1 mol mỗi chất sau: Fe, KClO3, KMnO4, Ca(HCO3)2. Trường hợp sinh ra khí có thể tích lớn nhất (ở cùng điều kiện) là
A. KMnO4
B. Ca(HCO3)2
C. KClO3
D. Fe
-
Câu 25:
Khi cho m gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư được x lít khí và khi cho cũng m gam Al tác dụng với HNO3 loãng dư được y lít khí N2 duy nhất (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Quan hệ giữa x và y là
A. x = 5y
B. y = 5x
C. x = y
D. x = 2,5y
-
Câu 26:
Hoà tan hoàn toàn 10,05 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hoá trị II và III vào dung dịch HCl thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Khối lượng muối trong A là
A. 10,38gam
B. 20,66gam
C. 30,99gam
D. 9,32gam
-
Câu 27:
Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
A. 67,72
B. 46,42
C. 68,92
D. 47,02
-
Câu 28:
Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: (H=1, C=12, O=16, Cl=35,5)
A. 16,33
B. 14,33
C. 9,265
D. 12,65
-
Câu 29:
Hòa tan hết 30,912 gam một kim loại M bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 70,104 gam muối khan. M là:
A. Na
B. Mg
C. Fe
D. Ca
-
Câu 30:
Để điều chế NaOH trong công nghiệp người ta dùng cách nào sau đây?
A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 và Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp
C. Na2O + H2O → 2NaOH
D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
-
Câu 31:
Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch AlCl3
A. Có khí không màu thoát ra, dung dịch vẩn đục rồi trở lên trong suốt nếu Na dư
B. Có khí không màu thoát ra
C. Có khí không màu thoát ra, dung dịch có màu trong suốt
D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch bị vẩn đục
-
Câu 32:
Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:
- X tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HNO3 đặc, nguội.
- Y tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nguội, không tác dụng với dung dịch NaOH.
- Z tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH, không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội. X, Y, Z lần lượt có thể là:
A. Fe, Mg, Zn
B. Zn, Mg, Al
C. Fe, Al, Mg
D. Fe, Mg, Al
-
Câu 33:
Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Mg
B. Ca
C. Fe
D. Zn
-
Câu 34:
Để thu được Ag nguyên chất từ AgNO3 người ta không thể dùng phương pháp
A. điện phân dung dịch AgNO3
B. nhiệt phân AgNO3
C. cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3
D. cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư AgNO3 dư
-
Câu 35:
Các hiđroxit: Ba(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. \(Ba{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}NaOH\)
B. \(Ba{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}NaOH\)
C. \(NaOH,{\rm{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Ba{\left( {OH} \right)_2}\)
D. \(NaOH,{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Fe{\left( {OH} \right)_3},{\rm{ }}Ba{\left( {OH} \right)_2}\)
-
Câu 36:
Hai chất nào sau đây không thể phản ứng với nhau?
A. FeSO4 và HCl
B. Al2O3 và NaOH
C. CaO và H2O
D. Cu và FeCl3
-
Câu 37:
Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là
A. Cu và Fe
B. Fe và Cu
C. Zn và Al
D. Cu và Ag
-
Câu 38:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư
(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 39:
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
A. NaOH
B. NaHCO3
C. Ca(HCO3)2
D. Na2CO3
-
Câu 40:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 41:
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R.Các chất trong T và R gồm
A. \(BaS{O_4},{\rm{ }}FeO,{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}\)
B. \(BaS{O_4},{\rm{ }}F{e_2}{O_3}\)
C. \(A{l_2}{O_3},{\rm{ }}F{e_2}{O_3}.\)
D. \(BaS{O_4},{\rm{ }}F{e_2}{O_3}\;,{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}\)
-
Câu 42:
Dung dịch nào sau đây có pH < 7
A. HCl
B. NaNO3
C. NaCl
D. NaOH
-
Câu 43:
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,04M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,784
B. 0,98
C. 3,92
D. 1,96
-
Câu 44:
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch gồm HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau phản ứng hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm hai chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 38,6
B. 27,4
C. 32,3
D. 46,3
-
Câu 45:
Hòa tan hết 8,976 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S và Cu trong 864 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,186 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu dược 11,184 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe, biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của NO3- là NO. Giá trị của m là
A. 16,464
B. 8,4
C. 17,304
D. 12,936
-
Câu 46:
Cho một lượng hộp kim Ba – Na vào 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 1,28
B. 0,64
C. 0,98
D. 1,96
-
Câu 47:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Fe, KNO3, KMnO4, BaCl2, NaOH, Cu. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 48:
Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng?
A. \(CuO{\rm{ }} + {\rm{ }}2HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}CuC{l_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O\)
B. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2}\; + {\rm{ }}AgN{O_3}\;{\rm{ }} \to {\rm{ }}Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3}\; + {\rm{ }}Ag \downarrow \)
C. \(FeC{O_3}\; + {\rm{ }}{H_2}S{O_4}\left( {dac} \right)\mathop \to \limits^{{t^0}} FeS{O_4}\; + {\rm{ }}C{O_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O\)
D. \(Fe{\rm{ }} + {\rm{ }}6HN{O_3}\left( {dac} \right)\mathop \to \limits^{{t^0}} Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3}\; + {\rm{ }}3N{O_2}\; + {\rm{ }}3{H_2}O\)
-
Câu 49:
Cho hỗn hợp rắn gồm Na2O, BaO, NaHCO3, Al2O3 và NH4Cl có cùng số mol vào nước dư. Kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các chất tan là
A. \(N{a_2}C{O_3},{\rm{ }}NaCl,{\rm{ }}NaAl{O_2}.\)
B. \(BaC{l_2},{\rm{ }}NaAl{O_2},{\rm{ }}NaOH\)
C. \(NaCl,{\rm{ }}NaAl{O_2}.\;\)
D. \(AlC{l_3},{\rm{ }}NaCl,{\rm{ }}BaC{l_2}.\)
-
Câu 50:
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí H2 ở anot.
(b) Cho a mol bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 (phản ứng hoàn toàn), thu được 2a mol Ag.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 thì Zn bị ăn mòn điện hóa.
(d) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3 (phản ứng hoàn toàn), thu được kết tủa gồm AgCl và Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4