Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo sai*Thí nghiệm 1:
Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học do không có 2 điện cực: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
=> Không có hiện tượng ăn mòn điện hóa
*Thí nghiệm 2:
- Ban đầu xảy ra hiện tương ăn mòn hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
- Sau đó Cu bám vào Fe và cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li (CuSO4, FeSO4)
=> Có hiện tượng ăn mòn điện hóa
*Thí nghiệm 3:
- Xuất hiện ăn mòn hóa học: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- Do Cu không đẩy được Fe ra khỏi muối FeCl2 nên ta không có cặp điện cực
=> Không có hiện tượng ăn mòn điện hóa
Do Cu không đẩy được Fe
Thí nghiệm 4: Cặp điện cực Fe-Cu cùng nhúng vào dung dịch chất điện li là HCl
=> Có hiện tượng ăn mòn điện hóa
KL: Vậy có 2 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa.
Đáp án A