Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho 1,4 g liti tác dụng hết với oxi. Toàn bộ sản phẩm thu được đem hòa tan hết với nước thì thu được 160g dung dịch A. Tính nồng độ phẩn trăm của dung dịch A.
A. 3,5%
B. 7%
C. 3%
D. 14%
-
Câu 2:
Cho 0,7 g kim kiềm M tác dụng vừa đủ với 12,7 g iot đun nóng. Kim loại M là
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
-
Câu 3:
Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 1s2. M+ là cation nào sau đây?
A. Ag+
B. LI+
C. Na+
D. K+
-
Câu 4:
Cho Li tác dụng với khí clo trong bình nhiệt độ thường. Phản ứng xảy ra với hiệu ứng nhiệt:
A. ∆H = 0
B. ∆H < 0
C. ∆H > 0
D. Không xác định
-
Câu 5:
Cho Li tác dụng với dung dịch brom dư thu được 8,7 g muối. Khối lượng Li tham gia phản ứng là
A. 0,7 g
B. 0,35 g
C. 1,4 g
D. 2,8 g
-
Câu 6:
Cho Li tác dụng với Clo ở nhiệt độ thường. Hiện tượng phản ứng xảy ra là:
A. Li nóng chảy cháy sáng trong khí clo
B. Li phản ứng dịu nhẹ với khí clo
C. Li phản ứng tỏa nhiều nhiệt khi tác dụng với khí clo ở nhiệt độ thường.
D. Li tác dụng mãnh liệt với khí clo khi tiếp xúc.
-
Câu 7:
Cho 0,7 g Li tác dụng với khí clo thu được m g muối. Giá trị của m là
A. 4,25 g
B. 2,125 g
C. 3,1875 g
D. 6,375 g
-
Câu 8:
Cách bảo quản Li đúng nhất
A. Để ngoài không khí
B. Ngâm trong rượu
C. Ngâm trong nước tinh khiết
D. Ngâm trong dầu hỏa
-
Câu 9:
Ở toC khi cho 2 gam MgSO4 vào 200 gam dung dịch MgSO4 bão hòa đã làm cho m gam tinh thể muối MgSO4.nH2O (A) kết tinh. Nung m gam tinh thể A cho đến khi mất nước hoàn toàn thì thu được 3,16 gam MgSO4. Xác định công thức phân tử của tinh thể muối A. Cho biết độ tan của MgSO4 ở toC là 35,1 gam.
A. MgSO4.5H2O
B. MgSO4.6H2O
C. MgSO4.8H2O
D. MgSO4.7H2O
-
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam oxit M2Om trong dung dịch H2SO4 10% (vừa đủ) thu được dung dịch muối có nồng độ 12,9%. Sau phản ứng đem cô bớt dung dịch và làm lạnh nó thu được 7,868 gam tinh thể muối với hiệu suất kết tinh là 70%. Xác định công thức của tinh thể muối đó.
A. \(F{e_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3}.9{H_2}O\)
B. \(CuS{O_4}.5{H_2}O\)
C. \(MgS{O_4}.7{H_2}O\)
D. \(ZnS{O_4}.5{H_2}O\)
-
Câu 11:
Ở 200C khi hòa tan 30 gam BaCl2 vào 50 gam nước thấy có 12,1 gam BaCl2 không tan. Tính độ tan của BaCl2 ở nhiệt độ trên?
A. 35,8 gam.
B. 60 gam.
C. 28 gam.
D. 5,1 gam.
-
Câu 12:
Dung dịch bão hòa NaNO3 ở 10oC có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của dung dịch NaNO3 ở 10oC.
A. 44 gam.
B. 80 gam.
C. 60,2 gam.
D. 50 gam.
-
Câu 13:
Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2( tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là
A. 240
B. 288
C. 292
D. 285
-
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng 620 ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ thu được hỗn hợp khí X ( gồm hai khí) và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thấy có 25,84 gam NaOH phản ứng. Hai khí trong X là cặp khí nào sau đây
A. NO và NO2
B. NO và H2
C. NO và N2O
D. N2O và H2
-
Câu 15:
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20
B. 97,20
C. 98,75
D. 91,00
-
Câu 16:
Cho 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M được a lít NO.
Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M được b lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Mối liên hệ giữa a và b là
A. a = b
B. 2a = b
C. a = 2b
D. 2a = 3b
-
Câu 17:
Cho 4,8 gam S tan hết trong 100 gam HNO3 63% thu được NO2 (sản phẩm khử duy nhất, khí duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan hết tối đa bao nhiêu gam Cu (biết sản phẩm khử sinh ra là NO2) ?
A. 3,2 gam
B. 2,4 gam
C. 1,6 gam
D. 6,4 gam
-
Câu 18:
Cho 19,2 gam Cu phản ứng với 500 ml dung dịch NaNO3 1M và 500 ml HCl 2M. Tính thể tích khí NO thoát ra (đktc) biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 :
A. 5,6 lít
B. 4,48 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
-
Câu 19:
Hoà tan đến phản ứng hoàn toàn 0,1 mol FeS2 vào HNO3 đặc nóng dư. Thể tích NO2 bay ra (ở đktc, biết rằng N+4 là sản phẩm khử duy nhất của N+5) là
A. 11,2lít
B. 22,4lít
C. 33,6lít
D. 44,8lít
-
Câu 20:
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
A. Fe3O4 và NO2
B. Fe3O4 và NO
C. Fe3O4 và N2O
D. FeO và NO2
-
Câu 21:
Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. NO2
B. N2
C. N2O
D. NO
-
Câu 22:
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng Zn trong X là
A. 33,33%
B. 66,67%
C. 61,61%
D. 50,00%
-
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22
B. 34,10
C. 33,70
D. 34,32
-
Câu 24:
Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là
A. 10,08 gam
B. 6,59 gam
C. 5,69 gam
D. 5,96 gam
-
Câu 25:
Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2, dX/H2 = 18 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là
A. 2M
B. 1,2M
C. 1,4M
D. 13/9M
-
Câu 26:
Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch HNO3 dư được 0,01 mol NO và 0,015 mol N2O là các sản phẩm khử của N+5. Giá trị của m là
A. 5,4 gam
B. 2,7 gam
C. 1,35 gam
D. 8,1 gam
-
Câu 27:
Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là
A. 5,6 gam và 5,4 gam
B. 5,4 gam và 5,6 gam
C. 4,4 gam và 6,6 gam
D. 4,6 gam và 6,4 gam
-
Câu 28:
Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5
A. Fe
B. Al
C. Zn
D. Mg
-
Câu 29:
Cho 19,2 gam kim loại M tan trong dung dịch HNO3 dư được 4,48 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). M là
A. Fe
B. Cu
C. Zn
D. Mg
-
Câu 30:
Cho 0,05 mol Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 giải phóng ra V lít khí N2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 0,336
B. 0,112
C. 0,224
D. 0,448
-
Câu 31:
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là
A. 21
B. 15
C. 19
D. 8
-
Câu 32:
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
A. 55
B. 20
C. 25
D. 50
-
Câu 33:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chất rắn X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Hỗn hợp khí thu được cho lội qua nước lạnh thu được dung dịch Y và 168ml khí Z không màu (ở điều kiện tiêu chuẩn). Cho Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 9,35 gam một muối. Phần trăm khối lượng AgNO3 trong X là
(Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Cu = 64; Ag = 108.)
A. 42,86%.
B. 40,41%
C. 57,56%
D. 57,14%
-
Câu 34:
Để 26,88 gam phôi Fe ngoài không khí một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit. Hòa tan hết X trong 288 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí, trong đó oxi chiếm 61,11% về khối lượng. Cô cạn Y, rồi nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 67,84 gam. Xác định nồng độ % Fe(NO3)3 trong Y?
A. 28,14%
B. 26,36%
C. 24,47%
D. 25,19%
-
Câu 35:
Nhiệt phân hoàn toàn 28,2 gam muối nitrat của kim loại hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và thấy khối lượng chất rắn giảm 16,2 gam so với lượng ban đầu. Công thức của muối nitrat là
A. Zn(NO3)2
B. Cu(NO3)2
C. Mg(NO3)2
D. Fe(NO3)2
-
Câu 36:
Nhiệt phân hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3 thu được chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 4,48 lít khí NO2 (đktc). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là
A. 9,4
B. 18,8
C. 28,2
D. 37,6
-
Câu 37:
Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và Fe(NO3)2 thu được 47,3 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH thấy có 0,3 mol NaOH phản ứng. Khối lượng hỗn hợp muối là
A. 88,8
B. 135,9
C. 139,2
D. a69,6
-
Câu 38:
Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam muối nitrat của kim loại có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và hỗn hợp khí X. Hòa tan hỗn hợp khí X trong 3 lít nước thu được dung dịch axit có pH = 1. Công thức hóa học của muối là
A. \(\;Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
B. \(Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
C. \(Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
D. \(Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
-
Câu 39:
Nhiệt phân hoàn toàn 37,8 gam muối nitrat có hóa trị không đổi thu được oxit kim loại và 11,2 lít hỗn hợp khí (đktc) có khối lượng 21,6 gam. Công thức của muối nitrat là
A. \(Al{\left( {N{O_3}} \right)_3}\)
B. \(Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
C. \(Zn{\left( {N{O_3}} \right)_2}\)
D. \(AgN{O_3}\)
-
Câu 40:
Hòa tan hoàn toàn m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 2,1033m gam muối. Tỉ lệ mol của P2O5 và NaOH gần nhất với:
A. 0,214
B. 0,286
C. 0,429
D. 0,143
-
Câu 41:
Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2},{\rm{ }}{H_2}O\)
B. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2},{\rm{ }}AgN{O_3}\)
C. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3},{\rm{ }}AgN{O_3}\)
D. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_2},{\rm{ }}Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3},{\rm{ }}AgN{O_3}\)
-
Câu 42:
Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al
B. Zn, Pb
C. Mn, Ni
D. Cu, Ag
-
Câu 43:
Từ 34 tấn NH3 điều chế được 160 tấn dung dịch HNO3 63%. Hiệu suất của cả quá trình tổng hợp là
A. 50%
B. 75%
C. 80%
D. 90%
-
Câu 44:
Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là:
A. 70%
B. 25%
C. 60%
D. 75%
-
Câu 45:
Nung nóng hết 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ khí thu được vào H2O thấy có 1,12 lít khí (đktc) bay ra. Khối lượng Cu(NO3)2 trong X là
A. 18,8 gam
B. 8,6 gam
C. 4,4 gam
D. 9,4 gam
-
Câu 46:
Nhiệt phân hết 9,4 gam một muối nitrat của kim loại M được 4 gam chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là
A. Fe
B. Cu
C. Zn
D. Mg
-
Câu 47:
Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là
A. 0,50 gam
B. 0,49 gam
C. 9,40 gam
D. 0,94 gam
-
Câu 48:
Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng :
A. Quỳ tím
B. NaOH
C. Ba(OH)2
D. AgNO3
-
Câu 49:
Cho các mệnh đề sau :
1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.
3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.
4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Các mệnh đề đúng là
A. (1), (2), (3)
B. (2) và (4)
C. (2) và (3)
D. (1) và (2)
-
Câu 50:
Cho các dung dịch :
X1 : dung dịch HCl
X2 : dung dịch KNO3
X3 : dung dịch HCl + KNO3
X4 : dung dịch Fe2(SO4)3
Các dung dịch không thể hòa tan được bột Cu là :
A. X2, X3, X4
B. X3, X4
C. X2, X4.
D. X1, X2