Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :
X + Y → không xảy ra phản ứng
X + Cu → không xảy ra phản ứng
Y + Cu → không xảy ra phản ứng
X + Y + Cu → xảy ra phản ứng
X, Y là muối nào dưới đây ?
A. \(NaN{O_3}\;; {\rm{ }}NaHC{O_3}\)
B. \(NaN{O_3}{\rm{; }}NaHS{O_4}\)
C. \(Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3}{\rm{; }}NaHS{O_4}\)
D. \(Mg{\left( {N{O_3}} \right)_2};KN{O_3}\)
-
Câu 2:
Trong phòng thí nghiệm HNO3 được điều chế theo phản ứng sau :
NaNO3 (rắn) + H2SO4 (đặc) → HNO3 + NaHSO4
Phản ứng trên xảy ra là vì
A. Axit H2SO4 có tính axit mạnh hơn HNO3
B. HNO3 dễ bay hơi hơ
C. H2SO4 có tính oxi hoá mạnh hơn HNO3
D. Một nguyên nhân khác.
-
Câu 3:
Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì :
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
-
Câu 4:
Kim loại Cu có thể bị hoà tan trong hỗn hợp dung dịch nào
A. HCl và H2SO4
B. NaNO3 và HCl
C. NaNO3 và NaCl
D. NaNO3 và K2SO4
-
Câu 5:
Phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. \(2KN{O_3}\mathop \to \limits^{{t^o}} \;2KN{O_2}\; + {\rm{ }}{O_2}.\)
B. \(N{H_4}N{O_3}\mathop \to \limits^{{t^o}} {N_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O\)
C. \(N{H_4}Cl\mathop \to \limits^{{t^o}} N{H_3}\; + {\rm{ }}HCl.\;\)
D. \(2NaHC{O_3}\mathop \to \limits^{{t^o}} \;N{a_2}C{O_3}\; + {\rm{ }}C{O_2}\; + \;{\rm{ }}{H_2}O.\)
-
Câu 6:
Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn 1 mol chất rắn nào sau đây mà khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là lớn nhất ?
A. Mg(NO3)2
B. NH4NO3
C. NH4NO2
D. KNO3
-
Câu 7:
Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được sản phẩm gồm
A. FeO, NO2, O2
B. Fe2O3, NO2
C. Fe2O3, NO2, O2
D. Fe, NO2, O2.
-
Câu 8:
Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là
A. 1 : 1
B. 2 : 3
C. 3 : 1
D. 1 : 3
-
Câu 9:
Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính axit là
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO
B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, Cu(OH)2
D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2
-
Câu 10:
Các tính chất hoá học của HNO3 là
A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.
B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.
-
Câu 11:
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2
-
Câu 12:
Kim loại có số oxi hóa +3 duy nhất là
A. Al
B. Fe
C. Ca
D. Na
-
Câu 13:
Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có :
A. hoá trị V, số oxi hoá +5.
B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.
C. hoá trị V, số oxi hoá +4.
D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.
-
Câu 14:
Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch BaCl2 (b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (d) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư (e) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Cr2(SO4)3 (f) Cho hỗn hợp bột Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 15:
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau: X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3 X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3 Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
A. BaCl2
B. Mg(NO3)2
C. FeCl2
D. CuSO4
-
Câu 16:
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3 (f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là
A. NaOH.
B. NaHCO3.
C. Ca(HCO3)2.
D. Na2CO3
-
Câu 18:
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân NaCl nóng chảy. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ). (c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3. (d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (e) Cho Ag vào dung dịch HCl. (g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4. Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 19:
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R.Các chất trong T và R gồm
A. BaSO4, FeO và Al(OH)3.
B. BaSO4 và Fe2O3.
C. Al2O3 và Fe2O3
D. BaSO4, Fe2O3 và Al(OH)3.
-
Câu 20:
Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng hòa tan rất tốt trong nước của một số chất khí theo hình vẽ: Thí nghiệm trên được sử dụng với các khí nào sau đây
A. CO2 và Cl2
B. HCl và NH3
C. SO2 và N2
D. O2 và H2
-
Câu 21:
Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,04M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,784
B. 0,98
C. 3,92
D. 1,96
-
Câu 22:
Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch gồm HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau phản ứng hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm hai chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 38,6
B. 27,4
C. 32,3
D. 46,3
-
Câu 23:
Hòa tan hết 8,976 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S và Cu trong 864 ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,186 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu dược 11,184 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y phản ứng tối đa với m gam Fe, biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của NO3- là NO. Giá trị của m là
A. 16,464.
B. 8,4.
C. 17,304.
D. 12,936.
-
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Fe, KNO3, KMnO4, BaCl2, NaOH, Cu. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 25:
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại hoặc muối). Hình vẽ dưới minh họa phản ứng nào sau đây?
A. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
D. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
-
Câu 26:
Có 6 lọ mất nhãn đựng các dụng dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. Dung dịch Na2SO4
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch HCl.
-
Câu 27:
Cho các chất sau: H2N- C2H4-COO-CH3, Al, Al(OH)3, KHSO4, CH3COONH4, H2N-CH2-COOH, NaHCO3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, NaHS. Số chất có tính chất lưỡng tính là
A. 8
B. 7
C. 9
D. 6
-
Câu 28:
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), thu được khí H2 ở anot. (b) Cho a mol bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 (phản ứng hoàn toàn), thu được 2a mol Ag. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4 thì Zn bị ăn mòn điện hóa. (d) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3 (phản ứng hoàn toàn), thu được kết tủa gồm AgCl và Ag. Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa - Thí nghiệm 2 : Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch X thu được n2 mol kết tủa - Thí nghiệm 3 : Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 < n3. Hai chất X, Y không thể là :
A. ZnCl2 ; FeCl2
B. Al(NO3)3 ; Fe(NO3)2
C. FeCl2 ; FeCl3
D. FeCl2 ; Al(NO3)3
-
Câu 30:
Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dd AgNO3 vào dd HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 31:
Một học sinh làm thí nghiệm với dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả như sau: X đều phản ứng với cả 3 dung dịch : NaHSO4 , Na2CO3, AgNO3 X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3 Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây ?
A. Mg(NO3)2
B. CuSO4
C. FeCl2
D. BaCl2
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau: (a) Cấu hình electron của nguyên tử crom (Z = 24) ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d54s1. (b) Các kim loại từ Cu về đầu dãy điện hóa đều tác dụng được với dung dịch muối sắt (III). (c) Đinh thép để lâu ngày trong không khí ẩm bị gỉ chủ yếu do xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học. (d) Khi thêm dung dịch NaOH vào dung dịch muối natriđicromat, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng. (e) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Cu2+, Zn2+. (f) Nhôm, sắt, crom không tan trong HNO3 loãng, nguội. Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 33:
Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)3 và FeS2?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
-
Câu 34:
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3. (4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng. (5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau: (a) Để loại bỏ lớp cặn CaCO3 trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng người ta có thể dùng giấm ăn. (b) Để hàn gắn đường ray bị nứt, gãy người ta dùng hỗn hợp tecmit. (c) Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm kim loại bằng kẽm. (d) Hơp kim Na - K có nhiệt độ nóng chảy thấp, thường được dùng trong các thiết bị báo cháy. (e) Để bảo quản thực phẩm nhất là rau quả tươi, người ta có thể dùng SO2. Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 36:
Cho các phát biểu sau: (a) Thép là hợp kim của sắt chứa 2-5% khối lượng Cacbon (b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm (c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. (d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lý thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế vỡ (e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dung với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 37:
Cho các cặp chất (với tỉ lệ số mol tương ứng) như sau:
(a) Fe2O3 và Cu (1:1)
(b) Fe và Cu (2:1)
(c) Zn và Ag (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(e) Cu và Ag (2:1)
(g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất không tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 38:
Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl- 0,4 mol, HCO3- y mol. Cô cạn Y thì lượng muối khan là mấy?
A. 37,4g
B. 49,8g
C. 25,4g
D. 30,5g
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch 0,6 mol HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 20,2g
B. 18,5g
C. 16,25
D. 13,5g
-
Câu 40:
Cho 15,6 gam gồm Al và Al2O3 trong 500 NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để được lượng kết tủa lớn nhất?
A. 0,175 lít.
B. 0,25 lít.
C. 0,25 lít.
D. 0,52 lít.
-
Câu 41:
X chứa 0,02mol Cu2+; 0,03mol K+; x mol Cl- và y mol SO42- Tổng muối tan trong 5,435g. Xác định của x và y?
A. 0,01 và 0,03
B. 0,02 và 0,05
C. 0,05 và 0,01
D. 0,03 và 0,02
-
Câu 42:
X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia thành 2 phần như nhau:
+ Phần 1: Cho vào NaOH được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa
+ Phần 2: Cho BaCl2 được 4,66g kết tủa
Tổng khối lượng các muối khan sau cô cạn?
A. 3,73g
B. 7,04g
C. 7,46g
D. 3,52g
-
Câu 43:
Cho 5,94g 2muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để kết tủa Cl- trong X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với AgNO3 được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là bao nhiêu?
A. 4,86g
B. 5,4g
C. 7,53g
D. 9,12g
-
Câu 44:
Trộn Ba2+; OH- 0,06mol và Na+ 0,02 mol với HCO3- 0,04 mol; CO32- 0,03 mol và Na+ thu được bao nhiêu lượng kết tủa?
A. 3,94g
B. 5,91g
C. 7,88g
D. 1,71g
-
Câu 45:
Cho 24,4g Na2CO3, K2CO3 vào BaCl2 được 39,4g kết tuả, cô cạn được bao nhiêu gam muối clorua khan.
A. 2,66g
B. 22,6g
C. 26,6g
D. 6,26g
-
Câu 46:
Cho gồm 0,12 mol FeS2 và bao nhiêu mol Cu2S vào HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và NO duy nhất.
A. 0,03
B. 0,045
C. 0,06
D. 0,09
-
Câu 47:
Cho bao nhiêu gam P2O5 vào 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH được X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam rắn khan.
A. 1,76
B. 2,13
C. 4,46
D. 2,84
-
Câu 48:
Canxi oxit tác dụng những chất nước (1), dung dịch axit HCl (2), khí CO2 (3), khí CO (4)?
A. (1), (4)
B. (1), (2), (4)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
-
Câu 49:
Z có cấu hình e như sau 1s22s22p63s1. Z gồm những hạt nào?
A. 11 nơtron, 12 proton.
B. 11 proton, 12 nơtron.
C. 13 proton, 10 nơtron.
D. 11 proton, 12 electron.
-
Câu 50:
Tìm khối lượng X biết thõa mãn các điều kiện:
Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).
- Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit.
A. 1,56g
B. 2,4g
C. 1,8g
D. 3,12g