Trắc nghiệm Khái niệm dao động điều hoà Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in the following question.
Al or Robots can easily adapt to each student's individual learning needs and can target instruction based on their strengths and weaknesses.
A. familiarize itself with
B. preserve itself for
C. come to terms without
D. stay unstable
-
Câu 2:
Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có
A. động năng tăng dần.
B. thế năng tăng dần.
C. động năng giảm dần.
D. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
-
Câu 3:
Chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox, gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Kết luận nào đúng
A. Khi chất điểm chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng giảm dần.
B. Khi thế năng tăng thì động năng tăng.
C. Khi chất điểm đi từ vị trí cân bằng ra biên thì động năng tăng dần
D. Năng lượng dao động của chất điểm tỉ lệ với biên độ dao động.
-
Câu 4:
Con lắc đơn dao động điều hòa, khi vật nhỏ đi từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì
A. động năng giảm, thế năng tăng
B. cơ năng giảm, thế năng tăng
C. động năng tăng
D. thế năng giảm
-
Câu 5:
Chọn câu sai: Một vật dao động điều hòa, mốc thế năng tại vị trí cân bằng, khi dao động từ vị trí:
A. Biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng.
B. Cân bằng ra vị trí biên thì thế năng tăng.
C. Cân bằng ra vị trí biên thì động năng tăng.
D. Biên về vị trí cân bằng thì thế năng giảm.
-
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng về dao động điều hòa của con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang:
A. Tại vị trí biên, vận tốc của vật triệt tiêu và gia tốc của vật triệt tiêu.
B. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
C. Khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
D. Quỹ đạo của vật là đường hình sin.
-
Câu 7:
Khi chất điểm dao động điều hòa chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. động năng giảm dần, thế năng tăng dần.
B. động năng tăng dần, thế năng tăng dần.
C. động năng tăng dần, thế năng giảm dần.
D. động năng giảm dần, thế năng giảm dần.
-
Câu 8:
Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp thế năng cực đại là
A. T/2
B. T
C. T/4
D. T/3
-
Câu 9:
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox và xung quanh vị trí cân bằng O. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi theo thời gian của một đại lượng Y nào đó trong dao động của vật có dạng như hình vẽ dưới đây. Hỏi Y có thể là đại lượng nào?
A. Gia tốc của vật
B. Thế năng của vật
C. Cơ năng của vật
D. Vận tốc của vật
-
Câu 10:
Một vật dao động theo phương trình \( x = 20\cos \left( {\frac{{5\pi }}{3}t - \frac{\pi }{6}} \right){\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm\). Kể từ lúc t = 0 đến lúc vật đi qua vị trí x = - 10 cm theo chiều âm lần thứ 2015 thì lực hồi phục sinh công dương trong thời gian
A. 2013,08 s
B. 1208,7 s
C. 1207,5 s
D. 2415,8 s
-
Câu 11:
Hai chất điểm M, N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là x1 = 10cos2πt (cm) và \( {x_2} = 10cos(2\pi t + \frac{\pi }{2})\) . Hai chất điểm gặp nhau khi chúng đi qua nhau trên đường thẳng vuông góc với trục Ox. Thời điểm lần thứ 2013 hai chất điểm gặp nhau là:
A. 16 phút 46,42s.
B. 16 phút 47,42s
C. 16 phút 46,92s
D. 16 phút 45,92s
-
Câu 12:
Một vật dao động với biên độ 10 cm trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát là 0,01. Vật dao động với tần số góc 4 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Số chu kỳ dao động cho tới khi vật dừng lại là:
A. 2
B. 8
C. 5
D. 4
-
Câu 13:
Vật dao động điều hoà với biên độ A. Khi động năng bằng n lần thế năng thì vật có li độ:
A. \( x = \pm \frac{A}{{\sqrt {n + 1} }}.\)
B. \( x = \pm \frac{A}{{\sqrt {n } }}.\)
C. \( x = \pm \frac{A}{{n }}.\)
D. \( x = \pm \frac{A}{{\sqrt {2n + 1} }}.\)
-
Câu 14:
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T. Trong một chu kỳ dao động, thời gian vật có tốc độ không nhỏ hơn \( \frac{{{v_{max}}}}{2}\) là:
A. \( \frac{{2T}}{3}\)
B. \( \frac{{T}}{3}\)
C. \( \frac{{T}}{6}\)
D. \( \frac{{T}}{12}\)
-
Câu 15:
Một vật dao động điều hòa với phương trình chuyển động \( x = 2\cos (2\pi t - \frac{\pi }{2})\) cm. Thời điểm để vật đi qua li độ x = 3 cm theo chiều âm lần đầu tiên kể từ thời điểm t = 2s là:
A. \( \frac{27}{12}s\)
B. \( \frac{4}{3}s\)
C. \( \frac{7}{3}s\)
D. \( \frac{10}{3}s\)
-
Câu 16:
Một vật dao động điều hòa trên trục Ox, khi chất điểm qua vị trí cân bằng thì tốc độ của nó là 0,5 m/s. Khi chất điểm có tốc độ 40 cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 1,5 m/s2. Biên độ dao động của vật là:
A. 6cm
B. 8cm
C. 9cm
D. 10cm
-
Câu 17:
Một chất điểm dao động điều hòa có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t1=2,2(s) và t2=2,9(s). Tính từ thời điểm ban đầu (t0=0s) đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng số lần là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 18:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \( x = 4cos\left( {6\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\). Trong mỗi giây chất điểm thực hiện được
A. 3 dao động toàn phần
B. 1/6 dao động toàn phần
C. 1/3 dao động toàn phần
D. 6 dao động toàn phần
-
Câu 19:
Một vật dao động điều hòa đi từ một điểm M trên quỹ đạo đến biên hết 3/8 chu kì, đi tiếp 1/2s được 4cm, đi thêm 3/4s nữa thì về M được 1 chu kì.Chu kì dao động là:
A. 1s
B. 2s
C. 3s
D. 4s
-
Câu 20:
Một vật dao động điều hòa với tốc độ cực đại là α, gia tốc cực đại là β. Biên độ dao động được Tính
A. \( \frac{{{\alpha ^2}}}{\beta }\)
B. \( \frac{{{\alpha }}}{\beta }\)
C. \( \frac{\alpha }{{{\beta ^2}}}\)
D. \( \frac{{{\beta ^2}}}{\alpha }\)
-
Câu 21:
Câu 20 Một vật dao động điều hòa. Khi vận tốc của vật là \( \frac{{{v_1}}}{{2\pi }}\) thì gia tốc của vật là a1, khi vận tốc của vật là \( \frac{{{v_2}}}{{2\pi }}\) thì gia tốc của vật là a2.Chu kỳ dao động T của vật là
A. \( T = 2\pi \sqrt {\frac{{{v_1}^2 - {v_2}^2}}{{{a_2}^2 - {a_1}^2}}} \)
B. \( T = \sqrt {\frac{{{v_1}^2 - {v_2}^2}}{{{a_2}^2 - {a_1}^2}}} \)
C. \( T = \sqrt {\frac{{{a_2}^2 - {a_1}^2}}{{{v_1}^2 - {v_2}^2}}} \)
D. \( T =2\pi \sqrt {\frac{{{a_2}^2 - {a_1}^2}}{{{v_1}^2 - {v_2}^2}}} \)
-
Câu 22:
Một vật thực hiện dao động điều hoà với chu kỳ dao động T=3,14s và biên độ dao động A=1m. Tại thời điểm vật đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật đó bằng bao nhiêu?
A. 1m/s
B. 2m/s
C. 0,5m/s
D. 3m/s
-
Câu 23:
Một chất điểm dao động điều hòa. Khi tốc độ dao động là 4cm/s thì độ lớn gia tốc là a. Khi tốc độ dao động là 8cm/s thì độ lớn gia tốc là a/2. Tốc độ dao động cực đại của chất điểm là
A. \( 4\sqrt 5 cm/s\)
B. \(12 cm/s\)
C. \( 4\sqrt 2 cm/s\)
D. \(12\sqrt 5 cm/s\)
-
Câu 24:
Đồ thị quan hệ giữa ly độ và vận tốc của vật dao động điều hòa là đường
A. Hình sin
B. Thẳng
C. Hyperbol
D. Elip
-
Câu 25:
Cho vật dao động điều hòa. Gọi v là tốc độ dao động tức thời, vm là tốc độ dao động khi vật ở vị trí cân bằng; a là gia tốc tức thời, am là gia tốc khi vật ở biên. Biểu thức nào sau đây là đúng:
A. \( \frac{{{x^2}}}{{{v_m}^2}} + \frac{{{a^2}}}{{{a_m}^2}} = 1\)
B. \( \frac{v}{{{v_m}}} + \frac{a}{{{m_m}}} = 1\)
C. \( \frac{a}{{{a_m}}} = \frac{v}{{{v_m}}} - \frac{\pi }{4}\)
D. \( \frac{v}{{{v_m}}} = \frac{a}{{{m_m}}} - \frac{\pi }{4}\)
-
Câu 26:
Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật dao động cơ điều hoà được cho như hình v . Tìm phát biểu đúng. Tại thời điểm
A. Tại thời điểm t1, gia tốc của vật có giá trị dương
B. Tại thời điểm t4, li độ của vật có giá trị dương
C. Tại thời điểm t3 li độ của vật có giá trị dương.
D. Tại thời điểm t2, gia tốc của vật có giá trị âm
-
Câu 27:
Một vật dao động trên đoạn đoạn thẳng, Trong một chu kỳ nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm M nằm trên phương dao động. Tại thời điểm t1 vật xuất hiện gần điểm M nhất và tại thời điểm t2 xa điểm M nhất. Vận tốc của vật có đặc điểm:
A. Lớn nhất tại thời điểm t1
B. Lớn nhất tại thời điểm t2
C. Lớn nhất tại cả thời điểm t1 và t2
D. Bằng không tại cả thời điểm t1 và t2
-
Câu 28:
Gia tốc trong dao động điều hòa cực đại khi:
A. Vận tốc dao động cực đại
B. Vận tốc dao động bằng không
C. Dao động qua vị trí cân bằng
D. Tần số dao động đạt giá trị lớn nhất.
-
Câu 29:
Hãy chỉ ra thông tin không đúng về chuyển động điều hòa của chất điểm
A. Biên độ dao động không đổi
B. Động năng là đại lượng biến đổi
C. Giá trị vận tốc tỉ lệ thuận với li độ
D. Giá trị lực tỉ lệ thuận với li độ
-
Câu 30:
Trong dao động điều hoà thì li độ, vận tốc và gia tốc là những đại lượng biến đổi theo hàm sin hoặc cosin theo t và
A. Biên độ
B. Pha ban đầu
C. Chu kỳ
D. Pha dao động
-
Câu 31:
Dùng phương pháp giản đồ Fre-nen, có thể biểu diễn được dao động tổng hợp của hai dao động
A. Cùng phương, cùng chu kì.
B. Cùng phương, khác chu kì.
C. Khác phương, cùng chu kì.
D. Khác phương, khác chu kì.
-
Câu 32:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = 3\cos \pi t\)(x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ cực đại của chất điểm là 9,4 cm/s.
B. Chu ki của dao động là 0,5 s.
C. Gia tốc của chất điểm có độ lớn cực đại là 113 cm/s2.
D. Tần số của dao động là 2 Hz.
-
Câu 33:
Một vật dao động điều hòa với phương trình Acos(ωt+π/3)cm. Biết quãng đường vật đi được trong thời gian 1 s là 2 A và trong 2/3 đầu tiên là 9 cm. Giá trị của A và ω là
A. 12 cm và 2π rad/s.
B. 6 cm và π rad/s
C. 12 cm và π rad/s.
D. 6 cm và 2π rad/s.
-
Câu 34:
Một vật dao động điều hòa, trong 1 phút thực hiện được 30 dao động toàn phần. Quãng đường mà vật di chuyển trong 8 s là 64 cm. Biên độ dao động của vật là
A. 5 cm.
B. 3 cm.
C. 2 cm.
D. 4 cm
-
Câu 35:
Một chất điểm dao động điều hòa trên một đường thẳng mà trên đó có 7 điểm M1; M2; M3; M4; M5; M6; M7 xung quanh vị trí cân bằng O trùng M4. Cho biết trong quá trình dao động cứ 0,05 s thì chất điểm lại đi qua các điểm M1; M2; M3; O (trùng với M4); M5; M6; M7 và tốc độ của nó lúc đi qua điểm M2 là 20π cm/s. Biên độ A bằng?
A. 6 cm.
B. 4 cm.
C. 8 cm.
D. 12 cm.
-
Câu 36:
Phương trình dao động của chất điểm có dạng x=Acos(ωt−π/3) cm. Gốc thời gian đã chọn vào lúc
A. chất điểm có li độ \( x = \frac{A}{2}\)
B. chất điểm có li độ \( x = -\frac{A}{2}\)
C. chất điểm có li độ \( x = \frac{A}{2} \) theo chiều dương
D. chất điểm có li độ \( x = \frac{A}{2}\) theo chiều âm
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây là sai? Gia tốc của vật dao động điều hòa
A. Ngược pha với li độ của dao động.
B. Là đạo hàm của vật tốc theo thời gian.
C. Bằng không khi li độ bằng không.
D. Bằng không khi li độ x = ±A.
-
Câu 38:
Một chất điểm dao động điều hòa có quãng đường đi được trong một chu kỳ là 16 cm. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 8 cm.
B. –4 cm.
C. 4 cm.
D. 16 cm.
-
Câu 39:
Hai chất điểm dao động điều hòa trên hai đường thẳng song song kề nhau cách nhau 5 cm và cùng song song với trục Ox. Đồ thị biểu diễn li độ của hai chất điểm theo thời gian như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, chất điểm (1) ở vị trí biên. Khoảng cách giữa hai chất điểm ở thời điểm t = 6,9 s xấp xỉ bằng
A. 2,14 cm.
B. 3,16 cm.
C. 6,23 cm.
D. 5,01 cm.
-
Câu 40:
Một vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc như hình vẽ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Li độ tại A và B giống nhau.
B. Vận tốc tại C cùng hướng với lực hồi phục.
C. Tại D vật có li độ cực đại âm.
D. Tại D vật có li độ bằng 0.
-
Câu 41:
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt – π/3)cm, t tính bằng s. Quãng đường chất điểm đi được sau 7 giây kể từ lúc t = 0 là
A. 56 cm.
B. 48 cm.
C. 58 cm.
D. 54 cm.
-
Câu 42:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ), trong đó A, ω là các hằng số dương. Pha của dao động ở thởi điểm t là
A. ωt + φ
B. ω.
C. φ.
D. ωt
-
Câu 43:
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(4πt + 0,5π) cm. Tần số dao động là
A. 4π Hz.
B. 4 Hz.
C. 0,5 Hz.
D. 2 Hz.
-
Câu 44:
Trong dao động điều hòa của một vật, vận tốc biến thiên điều hòa
A. ngược pha so với li độ.
B. ngược pha với gia tốc.
C. cùng pha so với gia tốc.
D. lệch pha 0,5π so với li độ.
-
Câu 45:
Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. véctơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
B. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.
C. véctơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
D. véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật cùng chiều khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
-
Câu 46:
Một vật nhỏ dao động điều hòa, chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật
A. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
-
Câu 47:
Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36cm. Chu kì dao động là:
A. 0,5s
B. 1s
C. 1,5s
D. 2s
-
Câu 48:
Một vật chuyển động tròn đều với vận tốc góc là π (rad/s). Hình chiếu của vật trên một đường kính dao động điều hòa với tần số góc, chu kì và tần số bằng bao nhiêu?
A. π rad/s; 2s; 0,5 Hz
B. 2π rad/s; 0,5 s; 2 Hz
C. 2π rad/s; 1s; 1Hz
D. π/2 rad/s; 4s; 0,25 Hz
-
Câu 49:
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x= Acos(ωt + φ). Công thức gia tốc của vật.
A. \( a = v'(t) = {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi )\)
B. \( a = v'(t) = - {\omega ^2}A\cos (\omega t + \varphi )\)
C. \( a = v'(t) = {\omega ^2}A\cos (\omega t - \varphi )\)
D. \( a = v'(t) = - {\omega ^2}A\cos (\omega t - \varphi )\)
-
Câu 50:
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x= Acos(ωt + φ). Công thức tính vận tốc của vật.
A. \( v = \omega A\sin (\omega t+\varphi)\)
B. \( v =- \omega A\sin (\omega t+\varphi)\)
C. \( v = \omega A\sin (\omega t-\varphi)\)
D. \( v = -\omega A\sin (\omega t-\varphi)\)