Trắc nghiệm Hiện tượng tự cảm Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Biết độ tự cảm của một ống dây 20mH và suất điện động tự cảm là 30 V. Sau thời gian bao lâu thì cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1 A đến 2,5A.
A. 0,02s
B. 0,03s
C. 0,01s
D. 0,11s
-
Câu 2:
Tính độ tự cảm của một ống dây. Biết sau thời gian Δt = 0,01 s, cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1 A đến 2,5 A thì suất điện động tự cảm là 30 V.
A. 0,02 H
B. 0,3 H
C. 0,4 H
D. 0,2 H
-
Câu 3:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Với suất điện động tự cảm trong ống dây 0,075V thì độ biến thiên cường độ dòng điện là bao nhiêu sau thời gian 0,01 s.
A. 1,15s
B. 2,2s
C. 2,5s
D. 1,5s
-
Câu 4:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây có suất điện động tự cảm trong ống dây 0,075V. TÍnh tốc độ biến thiên của dòng điện:
A. 150 A/s.
B. 130 A/s.
C. 250 A/s.
D. 100 A/s.
-
Câu 5:
Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây.
A. 0,055V
B. 0,065V
C. 0,045V
D. 0,075V
-
Câu 6:
Tìm độ tự cảm của một ống dây hình trụ gồm 400 vòng, dài 20 cm, tiết diện ngang 9 cm2 trong hai trường hợp Ống dây có lõi sắt với độ từ thẩm µ = 400:
A. 0,66 H.
B. 0,36 H.
C. 0,26 H.
D. 0,46 H.
-
Câu 7:
Tìm độ tự cảm của một ống dây hình trụ gồm 400 vòng, dài 20 cm, tiết diện ngang 9 cm2 trong hai trường hợp Ống dây không có lõi sắt:
A. 4.10-4H.
B. 9.10-4H.
C. 6.10-4H.
D. 8.10-4H.
-
Câu 8:
Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,3.10−3H, nếu suất điện động tự cảm bằng 0,9 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
A. 2000A/s.
B. 6000A/s.
C. 3000A/s.
D. 3500A/s.
-
Câu 9:
Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,5.10−3H, nếu suất điện động tự cảm bằng 0,25 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
A. 600 A/s.
B. 500 A/s.
C. 550 A/s.
D. 250 A/s.
-
Câu 10:
Một cuộn tự cảm có L = 50 H cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 10 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 150 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện I tại thời điểm ban đầu ứng với I = 0.
A. 2,3A/s.
B. 5A/s.
C. 4A/s.
D. 3A/s.
-
Câu 11:
Một cuộn tự cảm có L = 20 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 60 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện tại thời điểm mà I = 1 A.
A. 2.103 A/s.
B. 2,5.103 A/s.
C. 103 A/s.
D. 4.103 A/s.
-
Câu 12:
Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện tại thời điểm mà I = 2 A.
A. 2,5.103 A/s.
B. 103 A/s.
C. 4.103 A/s.
D. 2.103 A/s.
-
Câu 13:
Một cuộn tự cảm có L = 50 mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20 Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện I tại thời điểm ban đầu ứng với I = 0.
A. 2,8.103 A/s.
B. 3,8.103 A/s.
C. 1,6.103 A/s.
D. 1,8.103 A/s.
-
Câu 14:
Một cuộn tự cảm có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong không đáng kể, điện trở của cuộn dây cũng không đáng kể. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ lúc nối vào nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A? giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
A. 2,25s
B. 2,4s
C. 2,35s
D. 2,5s
-
Câu 15:
Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
A. 0,4 V.
B. 0,2 V.
C. 0,5 V.
D. 0,6 V.
-
Câu 16:
Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 4 A đi qua. Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
A. 7.10-5 Wb.
B. 2.10-5 Wb.
C. 8.10-5 Wb.
D. 6.10-5 Wb.
-
Câu 17:
Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Tính từ thông qua vòng dây.
A. 0,08 Wb.
B. 0,05 Wb.
C. 0,04 Wb.
D. 0,44 Wb.
-
Câu 18:
Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua. Tính độ tự cảm của ống dây.
A. 0,032 H
B. 0,04 H.
C. 0,12 H.
D. 0,02 H.
-
Câu 19:
Khi cho tấm kim loại bằng đồng hay nhôm dao động trong từ trường của nam châm, ta thấy:
A. Tấm kim loại dao động điều hòa
B. Tấm kim loại dao động tuần hoàn
C. Tấm kim loại chỉ dao động trong khoảng thời gian ngắn rồi dừng lại
D. Tấm kim loại không dao động
-
Câu 20:
Một ống dây có hệ số tự cảm L=0,1( H ). Khi có dòng điện chạy qua ống, ống dây có năng lượng (0,08J ). Cường độ dòng điện trong ống dây bằng:
A. 2,8(A)
B. 4(A)
C. 8(A)
D. 16(A)
-
Câu 21:
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động (E =1,5V ), điện trở trong ( \({\rm{r = 0}}{\rm{,1}}\Omega \) ), thanh (MN ) có chiều dài (1m ) có điện trở \(R = 5\Omega\). Từ trường có phương thẳng đứng hướng xuống, vuông góc với mặt phẳng khung như hình vẽ, độ lớn (B=0,1T )Ampe kế chỉ bao nhiêu khi (MN ) đứng yên?
Ampe kế chỉ bao nhiêu khi MN đứng yên?
A. 0,3A
B. 0,1A
C. 0,29A
D. 0,4A
-
Câu 22:
Đặt một điện áp không đổi u vào hai đầu một ống dây có độ tự cảm L = 250 mH và điện trở R = 0,3Ω. Thời gian từ lúc có dòng điện đến khi cường độ dòng điện trong ống đạt được 25% giá trị ổn định bằng
A. 0,21 s.
B. 0,42 s
C. 0,12 s
D. 0,24 s.
-
Câu 23:
Dọc theo hai thanh kim loại rất dài đặt song song thẳng đứng, cách nhau một khoảng ℓ có một đoạn dây MN khối lượng m có thể trượt không ma sát trên hai thanh và luôn tiếp xúc điện với hai thanh. Hai đầu trên của hai thanh nối với nhau bằng cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L. Toàn bộ hệ thống đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh. Điện trở của hai thanh, của đoạn dây MN, của dây nối bằng không. Thanh MN được giữ đứng yên tại vị trí M0N0 và buông nhẹ ở thời điểm t = 0. Độ dời cực đại của đoạn MN so với vị trí ban đầu là
A. \(mgL/B^2l^2\)
B. \(2mgL/B^2l^2\)
C. \(3mgL/B^2l^2\)
D. \(mgL/2B^2l^2\)
-
Câu 24:
Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ, làm từ vật liệu siêu dẫn có độ tự cảm L, có khối lượng m, có kích thước D, t, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phang của nó (mặt phang thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Bỏ qua mọi ma sát và chiều dài D đủ lớn để khung dây không ra khỏi từ trường. Nếu khung dao động điều hòa với tần số góc ω thì
A. \(m^2B^2l^2=L\omega^2\)
B. \(mB^2l^2=2L\omega^2\)
C. \(B^2l^2=2mL\omega^2\)
D. \(B^2l^2=mL\omega^2\)
-
Câu 25:
Một đèn Neon được mắc vào mạch điện như hình vẽ, nguồn điện có suất điện động 1,6 V, điện trở 1 Ω, R = 7 Ω và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 10 mH. Khi khóa K bóng đèn không sáng. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của đèn đạt tới 80 V thì đèn lóe sáng do hiện tượng phóng điện. Xác định khoảng thời gian ngắt khóa k để cắt nguồn điện, tạo ra suất điện động tự cảm làm đèn Neon sáng.
A. 25 µs
B. 30 µs
C. 40 µs
D. 50 µs
-
Câu 26:
Cho dòng điện chạy vào ống dây có độ tự cảm L = 0,015 H. Hình vẽ biểu thị chiều (chiều dương) dòng điện i trong ống dây ở thời điểm t = 0. Sau đó dòng điện biến thiên theo thời gian như đồ thị trên hình.
Đồ thị biểu diễn sự biến đổi theo thời gian của suất điện động tự cảm trong ống dây là hình:
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
-
Câu 27:
Một cuộn thuần cảm có L = 50 mH mắc nối tiếp với điện trở R = 20 Ω rồi nối vào một nguồn điện có suất điện động 90 V, có điện trở trong không đáng kể. Tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện tại thời điểm ban đầu (i = 0) và tại thời điểm dòng điện đạt đến giá trị 2 A lần lượt là
A. 2000 A/s và 1000 A/s.
B. 1600 A/s và 800 A/s.
C. 1600 A/s và 800 A/s.
D. 1800 A/s và 1000 A/s
-
Câu 28:
Trong một mạch điện có một bộ acquy, một ống dây và một công tắc thì:
A. Ngay sau khi đóng công tắc, trong mạch có suất điện động tự cảm.
B. Sau khi đóng công tắc ít nhất 30s, trong mạch mới xuấ hiện suất điện động tự cảm.
C. Khi dòng điện trong mạch đã ổn định, trong mạch vẫn còn suất điện động tự cảm.
D. Khi dòng điện trong mạch đã ổn định, ống dây không cản trở dòng điện.
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn nhất khi
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện giảm nhanh
C. Dòng điện có giá trị lớn
D. Dòng điện biến thiên nhanh
-
Câu 30:
Dòng điện chạy qua cuộn cảm có cường độ biến đổi theo thời gian như đồ thị hình bên. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian 0s đến 1s là e1, từ 1s đến 3s là e2 thì
A. \(e_1 = 2e_2 \)
B. \(e_1 = e_2/2\)
C. \(e_1 = e_2 \)
D. \(e_1 = -2e_2\)
-
Câu 31:
Sự biến đổi của dòng điện trong một mạch điện theo thời gian được cho trên hình 41.4. Gọi suất điện động tự cảm trong khoảng thời gian 0s đến 1s là ℰ1, từ 1s đến 3s là ℰ2. Chọn đáp án đúng:
A. \(e_1 = e_2 \)
B. \(e_1 = 2e_2 \)
C. \(e_1 = 3e_2 \)
D. \(e_1 = 0,5e_2\)
-
Câu 32:
Một cuộn tự cảm có L = 50mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở R = 20Ω, nối vào một nguồn điện có suất điện động 90V, có điện trở trong không đáng kể. Xác định tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện I tại thời điểm ban đầu ứng với I = 0.
A. 1900A/s
B. 1500A/s
C. 1400A/s
D. 1800A/s
-
Câu 33:
Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian?
A. 2,5s
B. 5s
C. 2s
D. 1,5s
-
Câu 34:
Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng là:
A. Φ0=0,63nWb; W=1,74.10−4J
B. Φ0=0,63μWb; W=1,74.10−3J
C. Φ0=0,63μWb; W=1,74.10−4J
D. Φ0=0,63Wb; W=1,74.10−3J
-
Câu 35:
Năng lượng từ trường của ống dây được xác định bởi biểu thức:
A. \( {\rm{W = }}\frac{1}{2}L{i}\)
B. \( {\rm{W = }}\frac{1}{2}L{i^2}\)
C. \( {\rm{W = }}\frac{1}{{8\pi }}{.10^{ - 7}}{B^2}\)
D. \( {\rm{W = }}\frac{1}{{8\pi }}{.10^{ 7}}{B^2}\)
-
Câu 36:
Trong mạch điện như hình vẽ, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Lúc đầu đóng khóa K về vị trí a để nạp năng lượng cho cuộn cảm L, khi đó dòng điện qua L bằng 1,2A. Chuyển K sang vị trí b, nhiệt lượng tỏa ra trong R là bao nhiêu? Biết cuộn dây có độ tự cảm L = 0,2H
A. 0,288J
B. 0,144J
C. 0,096J
D. 0,072J
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường.
B. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng cơ năng
C. Khi tụ điện được tích điện thì trong tụ điện tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
D. Khi có dòng điện chạy qua ống dây thì trong ống dây tồn tại một năng lượng dưới dạng năng lượng từ trường.
-
Câu 38:
Cho dòng điện I=5A chạy trong ống dây có chiều dài 1m. Năng lượng từ trường bên trong ống dây là 0,4J. Nếu ống dây gồm 1200 vòng dây thì bán kính của ống dây là bao nhiêu?
A. 7,5cm
B. 3,75cm
C. 1,1cm
D. 0,5cm
-
Câu 39:
Một ống dây dài được cuốn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc dòng điện trong ống dây biến đổi theo thời gian (đồ thị). Lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Suất điện động tự cảm trong ống dây sau khi đóng công tắc với thời điểm t = 0,05s có giá trị:
A. 0,05V
B. 0,25V
C. 0,5V
D. 1V
-
Câu 40:
Cho mạch điện như hình vẽ, (L = 1H;E = 12V;r = 0 ), điện trở của biến trở là \(10\Omega\) . Điều chỉnh biến trở để trong 0,1s điện trở của biến trở giảm còn \(5\Omega\) . Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian trên có giá trị:
A. 12V
B. 6V
C. 24V
D. 4V
-
Câu 41:
Một ống dây dài 40cm, có tất cả 800 vòng dây, diện tích tiết diện ngang của ống dây bằng 10 cm2. Ống dây được nối với 1 nguồn điện có cường độ tăng từ 0 → 4A. Nếu suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là 1,2V, hãy xác định thời gian mà dòng điện đã biến thiên
A. 8,7ms
B. 6,7s
C. 6,7ms
D. 8,7s
-
Câu 42:
Một ống dây dài l = 30cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8cm có dòng điện với cường độ i = 2A. Từ thông qua mỗi vòng dây là:
A. 4,2.10-5 (Wb)
B. 2.10-5 (Wb)
C. 0,042 (Wb)
D. 0,021 (Wb)
-
Câu 43:
Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Độ tự cảm của ống dây lớn
B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn
C. Dòng điện giảm nhanh
D. Dòng điện tăng nhanh
-
Câu 44:
Đáp án nào sau đây là sai: Hệ số tự cảm của ống dây:
A. Phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây
B. Có đơn vị là Henri (H)
C. Được xác định bởi biểu thức: \(L=2π.10^{−7}n^2V\)
D. Càng lớn nếu số vòng dây trong ống dây là nhiều
-
Câu 45:
Chọn phát biểu sai. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi cường độ dòng điện chạy qua mạch có giá trị
A. Tăng nhanh
B. Giảm nhanh
C. Biến đổi nhanh
D. Lớn
-
Câu 46:
Đáp án nào sau đây là sai: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn
B. Độ tự cảm của ống dây lớn
C. Dòng điện giảm nhanh
D. Dòng điện tăng nhanh
-
Câu 47:
Suất điện động tự cảm được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
A. \( {e_{tc}} = - L\frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)
B. \( {e_{tc}} = - L\frac{{\Delta u}}{{\Delta t}}\)
C. \( {e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
D. \( {e_{tc}} = - C\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
-
Câu 48:
Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án đúng. Khi đóng khóa K thì:
A. Đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ
B. Đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
C. Đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
D. Đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
-
Câu 49:
Cho mạch điện như hình vẽ. Hiện tượng tự cảm phát sinh khi mạch điện có hiện tượng nào sau đây:
A. Đóng khóa K
B. Ngắt khóa K
C. Đóng khóa K và di chuyển con chạy
D. Cả A, B và C
-
Câu 50:
Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,2 H. Khi cường độ dòng điện trong cuộn cảm giảm đều từ I xuống 0 trong khoảng thời gian 0,05 s thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là 8 V. Giá trị của I là
A. 0,8A
B. 0,04A.
C. 2,0A.
D. 1,25A.