Trắc nghiệm Cân bằng hóa học Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Một phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76 hạt. Thực hiện phản ứng . Biết (phản ứng không tạo ra sản phẩm khác). Tổng hệ số (nguyên; tối giản) của các chất trong phản ứng trên là
A. 146
B. 145
C. 143
D. 144
-
Câu 2:
Cho sơ đồ phản ứng sau: K+O2 → K2O Hệ số của các chất lần lượt là:
A. 1, 2, 4
B. 2, 4, 1
C. 4, 1, 2
D. 4, 2, 1
-
Câu 3:
Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe+Cl2 →FeCl3 . Tổng hệ số của các chất trong phản ứng trên là
A. 5
B. 7
C. 9
D. 11
-
Câu 4:
Cho phản ứng:
Al+HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
Trong phương trình phản ứng trên, khi hệ số của Al là 8 thì hệ số của HNO3 là
A. 24
B. 30
C. 26
D. 15
-
Câu 5:
.Cho phản ứng sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O Hệ số của các chất trong phản ứng là ....
A. 8, 30, 8, 3, 9
B. 8, 30, 8, 3, 15
C. 30, 8, 8, 3, 15
D. 8, 27, 8, 3, 12
-
Câu 6:
Cho phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O. Hệ số cân bằng (mọi hệ số đã cân bằng đều để ở dạng số nguyên và tối giản) của các chất trong sản phẩm lần lượt là:
A. 2, 1, 4
B. 4, 3, 9
C. 8, 3, 15
D. 8, 6, 15
-
Câu 7:
Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư và đun nóng thì sẽ thu được bao nhiêu thể tích khí?
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 8:
Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là
A. 16,33g
B. 14,33g
C. 9,265g
D. 12,65g
-
Câu 9:
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hoá và môi trường trong phản ứng : FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O là bao nhiêu?
A. 1: 3
B. 1: 10
C. 1: 9
D. 1: 2
-
Câu 10:
Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3, lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 8
B. 6
C. 5
D. 7
-
Câu 11:
Hoà tan 1,68 gam Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng (dư), sinh ra V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,106
B. 2,24
C. 2,016
D. 3,36
-
Câu 12:
Tìm mối quan hệ x, y biết hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5).
A. y = 17x
B. x = 15y
C. x = 17y
D. y = 15x
-
Câu 13:
Hòa tan một lượng Cu vào dung dịch chứa x mol HNO3 và y mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N5+. Biểu thức liên hệ giữa x và y là
A. x = 2y
B. y = 2x
C. 2x = 3y
D. 2y = 3x
-
Câu 14:
Cho phương trình hoá học: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3 là:
A. 3x+2y
B. 6x+2y
C. 3x-2y
D. 6x-2y
-
Câu 15:
Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NaOb + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với các hệ số là các số nguyên tối giản thì tổng hệ số của H2O và HNO3 là
A. 66a - 18b
B. 66a - 48b
C. 45a - 18b
D. 69a - 27b
-
Câu 16:
Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 có tính oxi hóa là?A. x
B. 46x - 18y
C. 45x - 18y
D. 23x - 9y
-
Câu 17:
Cho phương trình hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.
(Biết tỉ lệ thể tích N2O : NO =1 : 3)
Sau cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 66
B. 60
C. 51
D. 63
-
Câu 18:
Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO2 -(không tạo sản phẩm khử khác của N+5). Số mol của Al và Mg lần lượt là
A. 0,15 và 0,35625
B. 0,2 và 0,3
C. 0,1 và 0,2
D. 0,1 và 0,3
-
Câu 19:
Từ 800 tấn quặng pirit sắt chứa 25% tạp chất trơ có thể sản xuất được a m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/cm3), hiệu suất quá trình là 95%. Giá trị của a là
A. 547
B. 800
C. 1200
D. 547000
-
Câu 20:
Hòa tan hoàn toàn 1,53 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 448 ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch, thu được chất rắn có khối lượng là
A. 2,95 gam
B. 2,14 gam
C. 3,9 gam
D. 1,85 gam
-
Câu 21:
Cho 6,4 gam Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 đặc, nóng thì khối lượng dung dịch thu được
A. tăng thêm 6,4 gam
B. không thay đổi
C. giảm đi 6,4 gam
D. không xác định được
-
Câu 22:
Cho 25 gam KMnO4 (có a% tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí clo. Để khí clo sinh ra phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 83 gam KI tạo I2, giá trị của a là
A. 20
B. 59,25
C. 36,8
D. 26
-
Câu 23:
Khí hidro có lẫn tạp chất là khí hidro sunfua. Để có hidro nguyên chất, cần thổi hỗn hợp khí lần lượt qua các dung dịch
A. BaCl2 và H2SO4 đặc
B. NaCl và H2SO4 đặc
C. H2SO4 đặc và KOH
D. Pb(NO3)2 và H2SO4 đặc
-
Câu 24:
Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Giá trị của V là
A. 200
B. 250
C. 150
D. 275
-
Câu 25:
Hỗn hợp khí X chứa CO và CO2. Biết:
- Để đốt cháy hoàn toàn khí X cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện thể tích và áp suất.
- Dẫn khí X vào Ca(OH)2 dư thì thấy thoát ra một lượng khí giảm 2 lít so với ban đầu.
Thành phần phần trăm về thể tích của CO và CO2 trong X lần lượt là
A. 25,00% và 75,00%.
B. 50,00% và 50,00%.
C. 66,67% và 33,33%.
D. 40,00% và 60,00%.
-
Câu 26:
Cho phản ứng sau: \(\;Cr{I_3}\; + {\rm{ }}C{l_2}\; + {\rm{ }}KOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}{K_2}Cr{O_3}\; + {\rm{ }}KI{O_3}\; + {\rm{ }}KCl{\rm{ }} + {H_2}O\)
Sau khi cân bằng phản ứng, tổng hệ số (các số nguyên tố cùng nhau) của các chất ban đầu bằng
A. 90
B. 93
C. 92
D. 94
-
Câu 27:
31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp nhau, MX < MY) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp là
A. 24,95%
B. 15,6%
C. 56,94%
D. 90,58%
-
Câu 28:
Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇆ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần
B. tăng 3 lần
C. tăng 4,5 lần
D. giảm 3 lần
-
Câu 29:
Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: CO + H2O ⇆ CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là
A. 0,2 M và 0,3 M
B. 0,08 M và 0,2 M
C. 0,12 M và 0,12 M
D. 0,08 M và 0,18 M
-
Câu 30:
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy
A. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai có màu nhạt nhất.
B. ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
C. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ ba có màu nhạt nhất.
D. ống thứ nhất có màu đậm nhất, ống thứ hai và ống thứ ba đều có màu nhạt hơn.
-
Câu 31:
Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là
A. 1,92.10-2
B. 1,82.10-2
C. 1,92
D. 1,82
-
Câu 32:
Trong quá trình sản xuất gang, xảy ra phản ứng:
\(F{e_2}{O_3}\;\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3CO{\rm{ }}\left( k \right)\; \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \;2Fe{\rm{ }}\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3C{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }};{\rm{ }}\Delta H{\rm{ }} > {\rm{ }}0.\)
Có thể dùng biện pháp nào dưới đây để tăng tốc độ phản ứng?
A. Tăng nhiệt độ phản ứng.
B. Tăng kích thước quặng Fe2O3.
C. Nén khí CO2 vào lò.
D. Giảm áp suất chung của hệ.
-
Câu 33:
Một phản ứng hóa học có dạng
2A(k) + B(k) ⇔ 2C(k); ∆H<0
Hãy cho biết các biện pháp cần tiến hành để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Dùng chất xúc tác thích hợp.
B. Tăng áp suất chung của hệ
C. Tăng áp suất chung và giảm nhiệt độ của hệ
D. Giảm nhiệt độ
-
Câu 34:
Xét phản ứng trong quá trình luyện gang:
Fe2O3 (r) + 3CO (kk) ⇌ 2Fe (r) + 3CO2 (k); ΔH > 0
Có các biện pháp:
1. Tăng nhiệt đô phản ứng
2. Tăng áp suất chung của hệ
3. Giảm nhiệt độ phản ứng
4. Tăng áp suất CO
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp làm tăng hiệu suất của phản ứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì
A. chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. chỉ làm tăng tốc dộ phản ứng nghịch
C. làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau
D. không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
-
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng tahis cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở hai về của phương trình phản ứng phải bằng nhau.
-
Câu 37:
Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac N2 + 3H2 ⇆ 2NH3.
Nồng độ mol ban đầu của các chất như sau: [N2] = 1 mol/l; [H2] = 1,2 mol/l. Khi phản ứng đạt cân bằng nồng độ mol của [NH3] = 0,2 mol/l. Hiệu suất của phản ứng là
A. 43%
B. 10%
C. 30%
D. 25%
-
Câu 38:
Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:
N2 + 3H2 ⇆ 2NH3
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là
A. 3 và 6
B. 2 và 3
C. 4 và 8
D. 2 và 4
-
Câu 39:
Trong một bình kín đựng khí NO2 có màu nâu đỏ. Ngâm bình trong nước đá, thấy màu nâu nhạt dần. Đã xảy ra phản ứng hóa học: \(2N{O_2}\left( k \right)\; \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \;\;{N_2}{O_4}\left( k \right)\)
nâu đỏ không màu
Điều khẳng định nào sau đây về phản ứng hóa học trên là sai?
A. Phản ứng thuận là phản ứng theo chiều giảm số mol khí.
B. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt.
D. Khi ngâm bình trong nước đá, cân bằng hóa học chuyển dịch sang chiều thuận.
-
Câu 40:
Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
\(CO{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}C{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\;\left( k \right);{\rm{ }}\Delta H{\rm{ }} < {\rm{ }}0\)
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3) , (4)
C. (1), (4), (5)
D. (1), (2), (3)
-
Câu 41:
Cho cân bằng hóa học: \(COC{l_2}(k) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CO(k) + C{l_2}(k);\Delta H > 0\)
Khi giảm nhiệt độ và giảm áp suất, cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều tương ứng là:
A. Thuận và nghịch.
B. Nghịch và nghịch.
C. Thuận và thuận.
D. Nghịch và thuận.
-
Câu 42:
Phản ứng : 2SO2 + O2 ⇆ 2SO3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là
A. Thuận và thuận.
B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch.
D. Nghịch và thuận.
-
Câu 43:
ho các cân bằng:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {\left( 1 \right){\rm{ }}{H_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{I_2}\;\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over {\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}2HI{\rm{ }}\left( k \right)}\\ {\left( 2 \right){\rm{ }}2NO{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over {\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}2N{O_2}\;\left( k \right)}\\ {\left( 3 \right){\rm{ }}CO{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}C{l_2}\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over {\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}COC{l_2}\;\left( k \right)}\\ {\left( 4 \right){\rm{ }}CaC{O_3}\;\left( r \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over {\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}CaO{\rm{ }}\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\;\left( k \right)}\\ {\left( 5 \right){\rm{ }}3Fe{\rm{ }}\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}O{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\leftarrow\over {\smash{\rightarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}F{e_3}{O_4}\;\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}\;\left( k \right)} \end{array}\)
Các cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng áp suất là
A. (1), (4)
B. (1), (5)
C. (2), (3), (5)
D. (2), (3)
-
Câu 44:
Từ phản ứng 2SO2 + O2 ⇔ 2SO3 tính hằng số cân bằng của phản ứng biết nồng độ ban đầu của SO2 và O2 tương ứng là 4 mol/l và 2 mol/l. Khi cân bằng, có 80% SO2 đã phản ứng
A. 40
B. 30
C. 20
D. 10
-
Câu 45:
Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng \({I_2}(k) + {H_2}(k)\mathop {\overrightarrow {\overleftarrow {} } }\limits^{p,xt,{t^o}} 2HI(k)\). Biểu thức của hằng số cân bằng của phản ứng trên là:
A. \({K_C} = \frac{{[2HI]}}{{[{I_2}][{H_2}]}}\)
B. \({K_C} = \frac{{[{I_2}][{H_2}]}}{{[2HI]}}\)
C. \({K_C} = \frac{{{{[HI]}^2}}}{{[{I_2}][{H_2}]}}\)
D. \({K_C} = \frac{{[{I_2}][{H_2}]}}{{{{[HI]}^2}}}\)
-
Câu 46:
Xét cân bằng: N2(k) + 3H2(k) ⇆ 2NH3(k)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng là:
A. \(K = \frac{{{\rm{[}}N{H_3}{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}{N_2}{\rm{][}}{H_2}{\rm{]}}}}\)
B. \(K = \frac{{{\rm{[}}N{H_3}{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}{N_2}{\rm{][}}{H_2}{{\rm{]}}^3}}}\)
C. \(K = \frac{{{\rm{[}}{N_2}{\rm{][}}{H_2}{\rm{]}}}}{{{\rm{[}}N{H_3}{\rm{]}}}}\)
D. \(K = \frac{{{\rm{[}}{N_2}{\rm{][}}{H_2}{{\rm{]}}^3}}}{{{{{\rm{[}}N{H_3}{\rm{]}}}^2}}}\)
-
Câu 47:
Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:
\({N_2}(k) + 3{H_2}(k) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(k);\Delta H = - 92KJ/mol\)
Trong các yếu tố:
(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2.
(2) Thêm một lượng NH3.
(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng.
(4) Tăng áp suất của phản ứng.
(5) Dùng thêm chất xúc tác.
Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 48:
Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau:
2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k)
Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5. Biết T1 > T2.
Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm
B. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng
C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt
-
Câu 49:
Khi giảm áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. \(2HI\;(k)\;\;{\rm{ }} \leftrightarrow \;\;\;\;\;{H_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + \;{I_2}\;\left( k \right)\)
B. \(CaC{O_3}\;(r)\;\;\;\;\;{\rm{ }} \leftrightarrow \;\;\;\;\;CaO\;(r){\rm{ }} + {\rm{ }}C{O_2}\)
C. \(FeO{\rm{ }}\left( r \right){\rm{ }} + {\rm{ }}CO\;(k)\;\;\;\;\;{\rm{ }} \leftrightarrow \;\;\;Fe\;(r){\rm{ }} + {\rm{ }}CO2\;(k)\)
D. \(2S{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\;\left( k \right)\;\;\;\;\;{\rm{ }} \leftrightarrow \;\;\;\;\;2S{O_3}\;(k)\)
-
Câu 50:
Cho các cân bằng hóa học sau:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {2S{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}2S{O_3}\;\left( k \right)}\\ {{N_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3{H_2}\; \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}2N{H_3}\;\left( k \right)}\\ {3C{O_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\;\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}CO{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }}\left( k \right)}\\ {2HI{\rm{ }}\left( k \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ }}{H_2}\;\left( k \right){\rm{ }} + {\rm{ }}I2{\rm{ }}\left( k \right)} \end{array}\)
Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (3)
B. (2) và (4)
C. (1) và (2)
D. (3) và (4)