Trắc nghiệm Cân bằng hóa học Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇋ 2NH3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi:
A. Thay đổi áp suất của hệ
B. Thay đổi nồng độ N2
C. Thay đổi nhiệt độ
D. Thêm chất xúc tác Fe.
-
Câu 2:
Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k)
Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
-
Câu 3:
Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N2 và H2 với nồng độ tương ứng là 0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là:
A. 2,500
B. 3,125
C. 0,609
D. 0,500.
-
Câu 4:
Cho cân bằng sau trong bình kín:
2NO2 (k) ⇋ N2O4
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
D. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.
-
Câu 5:
Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇋ 2NO2 (k) ở 25oC.
Khi chuyển dich sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2.
A. Tăng 9 lần
B. Tăng 3 lần
C. Tăng 4,5 lần
D. Giảm 3 lần.
-
Câu 6:
Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇋ 2SO3 (k).
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
-
Câu 7:
Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇋ 2HI (k); ΔH < 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi:
A. Tăng nhiệt độ của hệ
B. Giảm nồng độ HI
C. Tăng nồng độ H2
D. Giảm áp suất chung của hệ
-
Câu 8:
Cho cân bằng hóa học sau:
2SO2 (k) + O2(k) ⇋ 2SO3 (k); ΔH <0
Cho các biện pháp:
(1) tăng nhiệt độ
(2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng
(3) hạ nhiệt độ
(4) dùng thêm chất xúc tác V2O5
(5) giảm nồng độ SO3
(6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (1), (2), (4), (5)
B. (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (6)
D. (1), (2),
-
Câu 9:
Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là :CO + H2O → CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là:
A. 0,2 M và 0,3 M.
B. 0,08 M và 0,2 M.
C. 0,12 M và 0,12 M.
D. 0,08 M và 0,18 M.
-
Câu 10:
Cho phương trình phản ứng:2A(k) + B (k) ↔ 2X (k) + 2Y(k)
Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Nồng độ B ở trạng thái cân bằng lần lượt là
A. 0,7M
B. 0,8M.
C. 0,35M.
D. 0,5M.
-
Câu 11:
Nếu chia một mẩu đá vôi hình cầu có thể tích 10,00 cm3 thành tám mẩu đá vôi hình cầu thể tích bằng 1,25 cm3 thì tổng điện tích mặt cầu tăng bao nhiêu lần:
A. 2 lần
B. 4 lần
C. 8 lần
D. 16 lần
-
Câu 12:
Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:
A. 3 và 6.
B. 2 và 3.
C. 4 và 8.
D. 2 và 4.
-
Câu 13:
Cho phản ứng thuận nghịch sau: A2(k) + B2(k) ⇋ 2AB(k); ΔH > 0
Để cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận thì:
A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất
B. Tăng nhiệt độ, giữ nguyên áp suất
C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất
D. Nhiệt độ và áp suất đều tăng
-
Câu 14:
Phát biểu nào về chất xúc tác là không đúng?
A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng
B. Chất xúc tác làm giảm thời gian đạt tới cân bằng của phản ứng
C. Chất xúc tác được hoàn nguyên sau phản ứng
D. Chất xúc làm cho phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận.