250 câu trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt
Nhằm giúp các bạn sinh viên khối ngành kỹ thuật có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kỹ thuật Nhiệt có đáp án mới nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
1kg không khí có p1 = 1bar, T1 = 300K, sau khi nén đoạn nhiệt áp suất tăng lên 6 lần. Công kỹ thuật lkt (kJ/kg) bằng:
A. -312
B. -201
C. -245
D. -176
-
Câu 2:
1kg không khí có áp suất p1 = 1bar, nhiệt độ T1 = 273K, sau khi nén đoạn nhiệt áp suất tăng lên 8 lần. Công kỹ thuật lkt (kJ/kg) bằng:
A. -212
B. -232
C. -222
D. -176
-
Câu 3:
1kg không khí có p1 = 1bar, T1 = 288K, sau khi nén đoạn nhiệt áp suất tăng lên 5 lần. Công kỹ thuật lkt (kJ/kg) bằng:
A. -147
B. -127
C. -187
D. -167
-
Câu 4:
Cho quá trình đa biến có V1 = 15m3, p1 = 1bar, V2 = 4m3, p2 = 6bar. Số mũ đa biến n bằng:
A. 1,36
B. 1,26
C. 1,16
D. 1,06
-
Câu 5:
Cho quá trình đa biến có V1 = 10m3 , p1 = 1bar , V2 = 5m3 , p2 = 2,4bar. Số mũ đa biến n bằng:
A. 1,30
B. 1,26
C. 1,15
D. 1,16
-
Câu 6:
Cho quá trình đa biến có V1 = 13m3 , p1 = 1bar , V2 = 2,4m3 , p2 = 6bar. Số mũ đa biến n bằng:
A. 1,25
B. 1,21
C. 1,15
D. 1,05
-
Câu 7:
Không khí thực hiện quá trình đa biến có V1 = 10m3 , p1 = 1bar , p2 = 10bar , n = 1,05. Nhiệt lượng Q tham gia quá trình (kJ) bằng:
A. -2619
B. -1781
C. -2028
D. -2302
-
Câu 8:
Không khí thực hiện quá trình đa biến có V1 = 10m3 , p1 = 1bar , p2 = 8bar , n = 1,10. Nhiệt lượng Q tham gia quá trình (kJ) bằng:
A. -1560
B. -1760
C. -1960
D. -1360
-
Câu 9:
Không khí thực hiện quá trình đa biến có V1 = 10m3 , p1 = 1bar , p2 = 8bar , n = 1,30. Nhiệt lượng Q tham gia quá trình (kJ) bằng:
A. -513
B. -723
C. -323
D. -1360
-
Câu 10:
Không khí thực hiện quá trình đa biến có V1 = 10m3 , p1 = 1bar , p2 = 8bar , n = 1,25. Nhiệt lượng Q tham gia quá trình (kJ) bằng:
A. -773
B. -973
C. -573
D. -1360
-
Câu 11:
Cho quá trình nén không khí đa biến có V1 = 15m3 , p1 = 2bar , p2 = 12bar , n = 1,25. Công kỹ thuật Lkt (kJ) bằng:
A. -6464
B. -6264
C. -6055
D. -5837
-
Câu 12:
Cho quá trình nén không khí đa biến có V1 = 15m3 , p1 = 2bar , p2 = 12bar , n = 1,20. Công kỹ thuật Lkt (kJ) bằng:
A. -6464
B. -6264
C. -6055
D. -5837
-
Câu 13:
Cho quá trình nén không khí đa biến có V1 = 15m3 , p1 = 2bar, p2 = 12bar, n = 1,15. Công kỹ thuật Lkt (kJ) bằng:
A. -6464
B. -6264
C. -6055
D. -5837
-
Câu 14:
Cho quá trình nén không khí đa biến có V1 = 15m3 , p1 = 2bar , p2 = 12bar , n = 1,10. Công kỹ thuật Lkt (kJ) bằng:
A. -6464
B. -6264
C. -6055
D. -5837
-
Câu 15:
Quá trình thuận nghịch là quá trình có tổn thất nhiệt:
A. Lớn nhất
B. Nhỏ nhất song khác không
C. Bằng không
D. Giá trị tổn thất tùy thuộc quá trình
-
Câu 16:
Hiệu suất nhiệt được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng nhiệt của:
A. Chu trình tiêu thụ công
B. Chu trình ngược
C. Chu trình sinh công
D. Cả 2 chu trình sinh công và tiêu thụ công
-
Câu 17:
Hiệu suất nhiệt được tính theo công thức:
A. \({\eta _t} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{q_1}}}\)
B. \({\eta _t} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{q_1} - \left[ {{q_2}} \right]}}\)
C. \({\eta _t} = 1 - \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{q_1}}}\)
D. \({\eta _t} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{l}\)
-
Câu 18:
Công cấp cho chu trình có thể biểu thị bằng diện tích trên đồ thị:
A. p-v
B. T-s
C. Cả p-v và T-s
D. Không biểu thị được trên đồ thị p-v lẫn T-s
-
Câu 19:
Công do chu trình sinh ra có thể biểu thị bằng diện tích trên đồ thị T-s được không?
A. Không biểu thị được
B. Công cấp cho chu trình mới biểu thị được
C. Tùy theo môi chất mà có thể được hoặc không được
D. Biểu thị được
-
Câu 20:
Nhiệt lượng cấp cho quá trình có thể biểu thị bằng diện tích trên đồ thị:
A. p-v
B. T-s
C. Cả p-v và T-s
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 21:
Công cấp cho quá trình có thể biểu thị bằng diện tích trên đồ thị:
A. p-v
B. T-s
C. Cả p-v và T-s
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 22:
Hai chu trình ngược chiều có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh, có hệ số làm lạnh lần lượt là \(\varepsilon \) =3 và \(\varepsilon \) = 4 thì:
A. chu trình có \(\varepsilon \) = 3 tốt hơn
B. chu trình có \(\varepsilon \) = 4 tốt hơn
C. tùy môi chất lạnh sử dụng
D. cả 2 chu trình đều tốt như nhau
-
Câu 23:
Hệ số làm lạnh của chu trình Carnot ngược chiều:
A. \(\varepsilon = \frac{{{T_1}}}{{{T_1} - {T_2}}}\)
B. \(\varepsilon = 1 - \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
C. \(\varepsilon = \frac{{{T_2}}}{{{T_1} - {T_2}}}\)
D. \(\varepsilon = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}}\)
-
Câu 24:
Chu trình Carnot là chu trình thực hiện bởi:
A. 2 quá trình đẳng nhiệt và 2 quá trình đẳng áp
B. 2 quá trình đẳng tích và 2 quá trình đẳng áp
C. 2 quá trình đoạn nhiệt và 2 quá trình đẳng tích
D. 2 quá trình đẳng nhiệt và 2 quá trình đẳng entropy
-
Câu 25:
Chu trình Carnot thuận chiều là chu trình:
A. Có hiệu suất nhiệt lớn nhất khi có cùng nhiệt độ nguồn nóng và nguồn lạnh
B. Có chiều diễn biến theo chiều kim đồng hồ
C. Có hiệu suất nhiệt không phụ thuộc chất môi giới
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng