250 câu trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt
Nhằm giúp các bạn sinh viên khối ngành kỹ thuật có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kỹ thuật Nhiệt có đáp án mới nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Chu trình máy lạnh 1 cấp nén hơi dùng gas lạnh R134a có: pc = 13,2bar; pe = 4,2bar; tc = 50°C; te = -10°C. Enthalpy h1 = 404,5kJ/kg; h2 = 428,5kJ/kg; h3 = 271,9kJ/kg; h4 = 271,9kJ/kg. Hệ số làm lạnh bằng:
A. 3,52
B. 5,52
C. 4,52
D. 6,52
-
Câu 2:
Chu trình máy lạnh 1 cấp nén hơi dùng gas lạnh R134a. Quá trình 3-4 đi qua van tiết lưu là:
A. Quá trình tiết lưu
B. Quá trình đoạn nhiệt
C. Quá trình đẳng enthalpy
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 3:
Hình dưới biểu thị các mặt đẳng nhiệt nào đúng:
A. Các mặt đẳng nhiệt t1, t2
B. Các mặt đẳng nhiệt t2, t3
C. Các mặt đẳng nhiệt t3, t1
D. Các mặt đẳng nhiệt t1, t2, t3
-
Câu 4:
Định luật Fourier \(q = - \lambda .gradt\) có:
A. Chiều dòng nhiệt q ngược chiều với gradt
B. Đơn vị đo của hệ số dẫn nhiệt là w/m2
C. Đơn vị đo của q là w/(m2 .độ)
D. Đơn vị đo của gradt là °C/m2
-
Câu 5:
Phương trình vi phân dẫn nhiệt trong hệ tọa độ Đề Các: \(\frac{{\partial t}}{{\partial \tau }} = a.{\nabla ^2}t + \frac{{q)v}}{{c.\rho }}\) có đơn vị đo của qv là:
A. J/m
B. J/m2
C. J/m3
D. W/m3
-
Câu 6:
Điều kiện đơn trị được chia làm mấy loại?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 7:
Có mấy loại điều kiện biên?
A. 1 loại
B. 2 loại
C. 3 loại
D. 4 loại
-
Câu 8:
Điều kiện biên loại 3 cho biết trước:
A. Nhiệt độ bề mặt vật rắn
B. Dòng nhiệt đi qua bề mặt vật rắn
C. Nhiệt độ chất lỏng chảy qua bề mặt vật rắn
D. Nhiệt độ tiếp xúc giữa các vách rắn
-
Câu 9:
Trao đổi nhiệt dẫn nhiệt có điều kiện biên loại 1 là:
A. Cho biết qui luật trao đổi nhiệt trên bề mặt vật rắn với chất lỏng
B. Cho biết nhiệt độ trên bề mặt vật rắn
C. Cho biết tiếp xúc lý tưởng giữa hai bề mặt vật rắn
D. Cho biết mật độ dòng nhiệt truyền qua bề mặt vách rắn
-
Câu 10:
Trao đổi nhiệt dẫn nhiệt có điều kiện biên loại 2 là:
A. Cho biết qui luật trao đổi nhiệt trên bề mặt vật rắn với chất lỏng
B. Cho biết nhiệt độ trên bề mặt vật rắn
C. Cho biết tiếp xúc lý tưởng giữa hai bề mặt vật rắn
D. Cho biết mật độ dòng nhiệt truyền qua bề mặt vách rắn
-
Câu 11:
Trao đổi nhiệt dẫn nhiệt có điều kiện biên loại 3 là:
A. Cho biết qui luật trao đổi nhiệt trên bề mặt vật rắn với chất lỏng
B. Cho biết nhiệt độ trên bề mặt vật rắn
C. Cho biết tiếp xúc lý tưởng giữa hai bề mặt vật rắn
D. Cho biết mật độ dòng nhiệt truyền qua bề mặt vách rắn
-
Câu 12:
Trao đổi nhiệt dẫn nhiệt có điều kiện biên loại 4 là:
A. Cho biết qui luật trao đổi nhiệt trên bề mặt vật rắn với chất lỏng
B. Cho biết nhiệt độ trên bề mặt vật rắn
C. Cho biết tiếp xúc lý tưởng giữa hai bề mặt vật rắn
D. Cho biết mật độ dòng nhiệt truyền qua bề mặt vách rắn
-
Câu 13:
Dòng nhiệt đi qua vách phẳng 1 lớp bằng dẫn nhiệt ổn định, điều kiện biên loại một được tính theo công thức (tw1 > tw2):
A. \(q = \frac{{{t_{w1}} - {t_{w2}}}}{{\frac{\delta }{\lambda }}}\)
B. \(q = \frac{{{t_{w2}} - {t_{w1}}}}{{\frac{\delta }{\lambda }}}\)
C. \(q = \frac{{{t_{w1}} - {t_{w2}}}}{{\frac{\lambda }{\delta }}}\)
D. \(q = \frac{{{t_{w2}} - {t_{w1}}}}{{\frac{\lambda }{\delta }}}\)
-
Câu 14:
Dòng nhiệt đi qua vách phẳng n lớp bằng dẫn nhiệt ổn định, điều kiện biên loại một được tính theo công thức (twn+1 > tw1):
A. \(q = \frac{{{t_{w1}} - {t_{wn + 1}}}}{{\sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{{\lambda _i}}}{{{\delta _i}}}} }}\)
B. \(q = \frac{{{t_{w1}} - {t_{wn + 1}}}}{{\sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{{\delta _i}}}{{{\lambda _i}}}} }}\)
C. \(q = \frac{{{t_{wn + 1}} - {t_1}}}{{\sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{{\lambda _i}}}{{{\delta _i}}}} }}\)
D. \(q = \frac{{{t_{wn + 1}} - {t_1}}}{{\sum\limits_{i = 1}^n {\frac{{{\delta _i}}}{{{\lambda _i}}}} }}\)
-
Câu 15:
Dòng nhiệt đi qua vách trụ 1 lớp bằng dẫn nhiệt ổn định, điều kiện biên loại một được tính theo công thức (tw1 > tw2):
A. \({q_1} = \frac{{2\pi \lambda ({t_{w1}} - {t_{w2}})}}{{\ln \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}}}\)
B. \({q_1} = \frac{{2\pi \lambda ({t_{w2}} - {t_{w1}})}}{{\ln \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}}}\)
C. \({q_1} = \frac{{2\pi \lambda ({t_{w1}} - {t_{w2}})}}{{\ln \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}}}\)
D. \(q = \frac{{({t_{w2}} - {t_{w1}})}}{{\frac{\lambda }{\delta }}}\)
-
Câu 16:
Mật độ dòng nhiệt truyền qua vách phẳng rộng q = 8000W/m2 , nhiệt độ bề mặt trong và bề mặt ngoài duy trì không đổi t1 = 100°C, t2 = 90°C, hệ số dẫn nhiệt \(\lambda \) =40W/(m.°C/. Chiều dày \(\delta \) (mm) của vách bằng:
A. 30
B. 40
C. 50
D. 60
-
Câu 17:
Mật độ dòng nhiệt truyền qua vách phẳng rộng q = 450W/m2 , nhiệt độ bề mặt trong và bề mặt ngoài duy trì không đổi t1 = 450°C, t2 = 50°C, hệ số dẫn nhiệt \(\lambda \) = 0,40W/(m.°C/. Chiều dày \(\delta \) (mm) của vách bằng:
A. 355
B. 405
C. 450
D. 460
-
Câu 18:
Tính bề dày vách thép \(\delta \) (mm) của lò hơi, biết độ chênh nhiệt độ phía trong và phía ngoài của vách \(\Delta \)t=200°C, mật độ dòng nhiệt truyền qua vách q = 50000 W/m2, hệ số dẫn nhiệt \(\lambda \) = 40W/(m.độ). (Coi vách nồi hơi là vách phẳng).
A. 200
B. 190
C. 175
D. 160
-
Câu 19:
Tính bề dày vách thép \(\delta \) (mm) của lò hơi, biết độ chênh nhiệt độ phía trong và phía ngoài của vách \(\Delta \)t=120°C, mật độ dòng nhiệt truyền qua vách q = 55000 W/m2 , hệ số dẫn nhiệt \(\lambda \) =45W/(m.độ). (Coi vách nồi hơi là vách phẳng).
A. 120
B. 108
C. 98
D. 92
-
Câu 20:
Tường phẳng lò hơi được cấu tạo bằng hai lớp vật liệu, lớp gạch samốt dày \({\delta _1}\) = 120mm, lớp gạch đỏ dày \({\delta _1}\) = 250mm, hệ số dẫn nhiệt \({\lambda _1}\) = 0,93W/(m.độ), \({\lambda _2}\) = 0,7W/(m.độ), biết nhiệt độ trong cùng và bề mặt ngoài cùng vẫn duy trì không đổi là 1000°C và 50°CC. Tính mật độ dòng nhiệt q (W/m2 ) bằng:
A. 2014
B. 1954
C. 1904
D. 1850
-
Câu 21:
Tường phẳng lò hơi được cấu tạo bằng hai lớp vật liệu, lớp gạch samốt dày \({\delta _1}\) = 150mm, lớp gạch đỏ dày \({\delta _2}\) = 300mm, hệ số dẫn nhiệt \({\lambda _1}\) = 0,93W/(m.độ), \({\lambda _2}\) = 0,7W/(m.độ), biết nhiệt độ trong cùng và bề mặt ngoài cùng vẫn duy trì không đổi là 1500°C và 70°C. Tính mật độ dòng nhiệt q (W/m2 ) bằng:
A. 2406
B. 2500
C. 2450
D. 2424
-
Câu 22:
Tƣờng phẳng lò hơi được cấu tạo bằng hai lớp vật liệu, lớp gạch samốt dày \({\delta _1}\) = 100mm, lớp gạch đỏ dày \({\delta _2}\) = 200mm, hệ số dẫn nhiệt \({\lambda _1}\) = 0,93W/(m.độ), \({\lambda _2}\) = 0,7W/(m.độ), biết nhiệt độ trong cùng và bề mặt ngoài cùng vẫn duy trì không đổi là 900°C và 50°C. Tính mật độ dòng nhiệt q (W/m2) bằng:
A. 2162
B. 2258
C. 2543
D. 2016
-
Câu 23:
Tường phẳng lò hơi được cấu tạo bằng hai lớp vật liệu, lớp gạch samốt dày \({\delta _1}\) = 200mm, lớp gạch đỏ dày \({\delta _2}\) = 300mm, hệ số dẫn nhiệt \({\lambda _1}\) = 0,65W/(m.độ), \({\lambda _2}\) = 0,75W/(m.độ), biết nhiệt độ trong cùng và bề mặt ngoài cùng vẫn duy trì không đổi là 1200°C và 50°C. Tính mật độ dòng nhiệt q (W/m2) bằng:
A. 18825
B. 1725
C. 1625
D. 1525
-
Câu 24:
Vách buồng sấy (vách phẳng) được dựng bằng hai lớp vật liệu, lớp trong dày \({\delta _1}\) = 250mm, \({\lambda _1}\) = 0,93W/(m.độ), lớp vật liệu phía ngoài có \({\lambda _2}\)=0,7W/(m.độ). Nhiệt độ bề mặt trong cùng t1 = 110°C, nhiệt độ bề mặt ngoài cùng t3 = 25°C, mật độ dòng nhiệt q =110W/m2 . Chiều dày lớp vật liệu thứ hai \({\delta _2}\) (mm) bằng:
A. 325
B. 352
C. 365
D. 372
-
Câu 25:
Vách buồng sấy (vách phẳng) được dựng bằng hai lớp vật liệu, lớp trong dày \({\delta _1}\) = 300mm, \({\lambda _1}\) = 0,93W/(m.độ), lớp vật liệu phía ngoài có \({\lambda _2}\) = 0,7W/(m.độ). Nhiệt độ bề mặt trong cùng t1 = 110°C, nhiệt độ bề mặt ngoài cùng t3 = 25°C, mật độ dòng nhiệt q = 110W/m2 . Chiều dày lớp vật liệu thứ hai \({\delta _2}\)(mm) bằng:
A. 315
B. 325
C. 355
D. 285