250 câu trắc nghiệm Kỹ thuật nhiệt
Nhằm giúp các bạn sinh viên khối ngành kỹ thuật có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kỹ thuật Nhiệt có đáp án mới nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Định luật nhiệt động 1 viết cho hệ kín, như sau:
A. dq = cv.dT + vdp
B. dq = cp.dT + vdp
C. dq = cp.dT – vdp
D. dq = cvdT – vdp
-
Câu 2:
Định luật nhiệt động 1 viết cho hệ kín, như sau:
A. dq = cp.dT + pdv
B. dq = cv.dT + pdv
C. dq = cp.dT – pdv
D. dq = cv.dT – pdv
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây mang nội dung – ý nghĩa của định luật nhiệt động 1:
A. Trong một hệ kín, nhiệt lượng trao đổi không thể chuyển hóa hoàn toàn thành công, một phần làm biến đổi nội năng của hệ
B. Trong một hệ nhiệt động, nếu lượng công và nhiệt trao đổi giữa chất môi giới với môi trường không cân bằng nhau thì nhất định làm thay đổi nội năng của hệ, và do đó, làm thay đổi trạng thái của hệ
C. Công có thề biến đổi hoàn toàn thành nhiệt, nhiệt không thề biến đổi hoàn toàn thành công
D. Cả 3 phát biểu đều đúng
-
Câu 4:
Khi thiết lập định luật nhiệt động 1 cho hệ thống hở:
A. Đảm bảo nguyên tắc bảo toàn khối lượng
B. Đảm bảo nguyên tắc bảo toàn năng lượng
C. Cần thiết cả 2 nguyên tắc trên
D. Không cần thiết 2 nguyên tắc trên
-
Câu 5:
Quá trình nhiệt động cơ bản của khí lý tưởng là:
A. Quá trình đẳng áp
B. Quá trình đẳng tích
C. Quá trình đẳng nhiệt
D. Quá trình có ít nhất một đại lượng (T, v, p, q, c) không đổi
-
Câu 6:
Đặc điểm chung của các quá trình nhiệt động cơ bản:
A. Sự biến thiên nội năng tuân theo cùng một quy luật
B. Sự biến thiên enthalpy tuân theo cùng một quy luật
C. Có một trong các thông số trạng thái được duy trì không đổi
D. Cả 3 câu đều đúng
-
Câu 7:
Trong quá trình đẳng tích:
A. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên nội năng
B. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên enthalpy
C. Nhiệt lượng tham gia bằng công thay đổi thể tích
D. Nhiệt lượng tham gia bằng công kỹ thuật
-
Câu 8:
Trong quá trình đẳng áp:
A. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên nội năng
B. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên enthalpy
C. Nhiệt lượng tham gia bằng công thay đổi thể tích
D. Nhiệt lượng tham gia bằng công kỹ thuật
-
Câu 9:
Trong quá trình đẳng nhiệt:
A. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên nội năng
B. Nhiệt lượng tham gia bằng sự biến thiên enthalpy
C. Nhiệt lượng tham gia bằng công thay đổi thể tích và công kỹ thuật
D. Nhiệt lượng tham gia bằng không
-
Câu 10:
Trong quá trình đoan nhiệt:
A. Công thay đổi thể tích chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng của hệ
B. Công kỹ thuật chuyển hóa hoàn toàn thành enthalpy của hệ
C. Tỷ lệ giữa công kỹ thuật và công thay đổi thể tích là một hằng số
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 11:
Hệ thống nhiệt động học là tập hợp tất cả các vật thể:
A. Liên quan với nhau về cơ năng
B. Liên quan với nhau về nhiệt năng
C. Liên quan với nhau về cơ năng và nhiệt năng
D. Liên quan với nhau về cơ năng và nhiệt năng mà ta đang nghiên cứu bằng phương pháp nhiệt động học
-
Câu 12:
Hệ có khả năng trao đổi vật chất với môi trường xung quanh là:
A. Hệ hở và hệ cô lập
B. Hệ không cô lập và hệ kín
C. Hệ đoạn nhiệt và hệ kín
D. Hệ hở hoặc không cô lập
-
Câu 13:
Chất môi giới hay được sử dụng là khí hoặc hơi vì có độ biến thiên thể tích theo nhiệt độ:
A. Vừa phải
B. Nhỏ
C. Tương đối lớn
D. Lớn
-
Câu 14:
Nhiệt độ Xenxiút (Celcius) t được tính theo nhiệt độ Fa-ren-hai (Fahrenheit) tF theo công thức:
A. t = 1,8 * tF + 32
B. t = 5*(tF + 32)/9
C. t = 5/9*tF +32
D. t = 5*(tF - 32)/9
-
Câu 15:
1 at kỹ thuật bằng:
A. 1 kG/cm2
B. 1 kgf/cm2
C. 10 m H2O
D. 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 16:
1 at kỹ thuật bằng:
A. 730 mmHg
B. 735 mmHg
C. 740 mmHg
D. 750 mmHg
-
Câu 17:
Cột áp 1 mH2O bằng:
A. 9,8 Pa
B. 9,8 kPa
C. 1 at
D. 1 bar
-
Câu 18:
Đơn vị đo áp suất chuẩn là:
A. Pa
B. at
C. mm H2O
D. mm Hg
-
Câu 19:
1 psi quy ra bar bằng:
A. 0,069
B. 0,070
C. 0,071
D. 0,072
-
Câu 20:
Khi đo áp suất bằng chiều cao cột thuỷ ngân ở nhiệt độ t phải quy về 0°C theo công thức:
A. h(0°C) = h(t).(1-0,0172.t)
B. h(0°C) = h(t).(1-0,00172.t)
C. h(0°C) = h(t).(1-0,000172.t)
D. h(0°C) = h(t).(1+0,000172.t)
-
Câu 21:
Áp suất của khí thực so với áp suất của khí lý tưởng khi có cùng nhiệt độ và thể tích co dãn được:
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Khi cao hơn, khi thấp hơn tùy theo nhiệt độ
D. Khi cao hơn, khi thấp hơn tùy theo môi chất
-
Câu 22:
Đơn vị đo chuẩn của thể tích riêng là:
A. \(\frac{cm^3}{kg}\)
B. \(\frac{m^3}{kg}\)
C. \(\frac{1}{kg}\)
D. \(\frac{m^3}{g}\)
-
Câu 23:
Đơn vị tính của nội năng U là:
A. J, kJ
B. W, kW
C. kW.h
D. kW/h
-
Câu 24:
Enthalpy H là:
A. Tổng động năng và thế năng của vật
B. Là năng lượng toàn phần của vật
C. Là thông số trạng thái của vật
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
-
Câu 25:
Entropy S có đơn vị đo là:
A. \(\frac{J}{kg}\)
B. \(\frac{J}{kg * K}\)
C. \(\frac{J}{K}\)
D. \(\frac{J}{°C}\)