ADMICRO

290 câu trắc nghiệm môn Luật Du lịch

Chia sẻ hơn 290 câu hỏi trắc nghiệm Luật Du lịch dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm các câu hỏi quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch... Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!

290 câu
530 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

  • Câu 1:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách du lịch có các quyền gì?


    A. Sử dụng dịch vụ du lịch được cung cấp, yêu cầu cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ VN. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng được giao kết với tố chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.


    B. Lựa chọn hình thức du lịch. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về giá chương trình du lịch, dịch vụ du lịch. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh.


    C. Lựa chọn hình thức du lịch. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng du lịch. Được đối xử bình đẳng. Được khiếu nại những hành vi vi phạm pháp luật du lịch. Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


    D. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất, nhập cảnh. Được hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo sở thích. Được bổi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra.


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những người nào được công nhận là hướng dẫn viên du lịch.


    A. Là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch.


    B. Là người được mời để hướng dẫn các vấn đề cần thiết cho khách du lịch.


    C. Là người được ký hợp đồng để thực hiện việc hướng dẫn du lịch.


    D. Là người được đào tạo tại trường đại học để hướng dẫn du lịch.


  • Câu 3:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Sản phẩm du lịch được hiểu là gì?


    A. Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.


    B. Là tập hợp các hàng hòa trên cơ sở khai thác giá trị tài nghuyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.


    C. Là tập hợp các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam làm ra hoặc gia công để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.


    D. Là tập hợp các hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.


  • Câu 4:

    Điều kiện để được công nhận là Khu du lịch quốc gia?


    A. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tói thiểu 10 ha; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


    B. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về phát triển du lịch, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tối thiểu 1000 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch hấp dẫn.


    C. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, môi trường có khả năng thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài, có diện tích tối thiểu 100 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 10 triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


    D. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch, có diện tích tối thiểu 1000 ha; có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm; có quy hoạch phát triển khu du lịch; có cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn, có cơ sở lưu trú du lịch, có khu vui chơi, giải trí, thể thao và các dịch vụ đồng bộ khác cho khách du lịch.


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, quyền của tổ chức, các nhân kinh doanh du lịch bao gồm những quyền nào?


    A. Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành,nghề kinh doanh du lịch


    B. Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp


    C. Tổ chức tham gia cac hoạt động xúc tiến du lịch, được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch


    D. Cả ba phương án trên đều đúng


  • Câu 6:

    Những cá nhân tổ chức nào là chủ thể của luật du lịch?


    A. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; hiệp hội du lịch


    B. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài  hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh du lịch ở nước ngoài


    C. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thỏ Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ngoài; hiệp hội du lịch


    D. Tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; cơ quan tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch; tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh du lịch ở nước ngoài; hiệp hội du lịch


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về du lịch của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã?


    A. Cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện trị giá đến 200.000 đồng


    B. Cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện trị giá đến 500.000 đồng


    C. Cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện trị giá đến 500.000 đồng


    D. Cảnh cáo, phạt tiền đến 300.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện trị giá đến 300.000 đồng


  • Câu 8:

    Quyền của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đối với khách du lịch vào Việt Nam?


    A. Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp, được quảng bá chương trình du lịch ở trong và ngoài nước, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam


    B. Được hoạt động kinh doanh du lịch; được quảng bá chương trình du lịch ở trong và ngoài nước, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam


    C. Có quyền khiếu nại đối với hoạt động kinh doanh du lịch bất hợp pháp; được quảng bá chương trình du lịch ở trong và ngoài nước, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch


    D. Được nhà nước đảm bảo hoạt động kinh doanh du lịch; quảng bá chương trình du lịch trên các phương tiện thông tin, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch


  • Câu 9:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Du lịch văn hóa được hiểu là gì?


    A. Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.


    B. Là loại hình du lịch khai thác giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc, phát huy giá tị văn hóa truyền thống, bài trừ tệ nạn xã hội, tôn vinh giá trị văn hóa của nhân loại.


    C. Là loại hình du lịch khai thác giá trị văn hóa, phung tục, tập quán của dân tộc nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.


    D. Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc, truyền thống văn hóa địa phương, tôn vinh giá trị văn hóa của dân tộc ít người.


  • Câu 10:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Hợp đồng lữ hành được giao kết dưới hình thức nào?


    A. Được giao kết theo quy định của Luật du lịch.


    B. Được giao kết theo quy định của pháp luật dân sự.


    C. Được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng lời nói.


    D. Được giao kết dưới hình thức văn bản.


  • Câu 11:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, tài nguyên du lịch được hiểu là gì?


    A. Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo được sử dụng cho nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí của con người.


    B. Cảnh quan thiên nhiê, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo được sử dụng cho nhu cầu du lịch của khách du lịch quốc tế.


    C. Cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lich.


    D. Cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên, các giá trị nhân văn khác được sử dụng cho nhu cầu du lịch của khách du lịch trong nước sau thời gian lao động mệt nhọc.


  • Câu 12:

    Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm?


    A. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp lệnh xử lá hành chính phải bị xử lý hành chính


    B. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bị xử lý hành chính


    C. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước, vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức gây ra theo quy định của pháp lệnh xử lý hành chính phải bị xử lý hành chính


    D. Hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng với khách du lịch trong lĩnh vực du lịch do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm phải bị xử lý hành chính


  • Câu 13:

    Pháp luật về du lịch hiện hành nước ta quy định các loại hình kinh doanh du lịch nào?


    A. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    B. Kinh doanh lữ hành; kinh doanh nhà trọ; kinh doanh vận tải hành khách; kinh doanh phát triển khu du lịch; nghỉ dưỡng; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    C. Kinh doanh lữ hành; kinh doanh nhà trọ; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, khu nghỉ mát; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


    D. Kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú du lịch; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


  • Câu 14:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch không bao gồm quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?


    A. Có hợp đồng lao động đối với chủ phương tiện vận chuyển


    B. Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch


    C. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành


    D. Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển


  • Câu 15:

    Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển khách du lịch?


    A. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển; gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.


    B. Vận chuyển khách du lịch theo yêu cầu của khách, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch trên phương tiện vận chuyển hoặc tai nơi đón khách.


    C. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện an toàn trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển.


    D. Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; đảm bảo các điều kiện quy định của pháp luật trong quá trình kinh doanh; mua bảo hiểm cho khách theo phương tiện vận chuyển.


  • Câu 16:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, những trường hợp nào thì không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế?


    A. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh chưa quá 3 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    B. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 2 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    C. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 6 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


    D. Kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính hoặc bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong thời gian chưa quá 12 tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép.


  • Câu 17:

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về du lịch của thanh tra viên chuyên ngành du lịch?


    A. Phạt tiền đến 200.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm có trị giá đến 2.000.000 đồng; khôi phục lại vị trí ban đầu nếu xâm phạm đến tài nguyên môi trường du lịch


    B. Cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm có trị giá đến 5.000.000 đồng; khôi phục lại vị trí ban đầu nếu xâm phạm đến tài nguyên môi trường du lịch


    C. Cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm có trị giá đến 1.000.000 đồng; khôi phục lại vị trí ban đầu nếu xâm phạm đến tài nguyên môi trường du lịch


    D. Cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm có trị giá đến 2.000.000 đồng; khôi phục lại vị trí ban đầu nếu xâm phạm đến tài nguyên môi trường du lịch


  • Câu 18:

    Theo luật du lịch, kinh doanh lữ hành (LH) là gì?


    A. Thiết kế chương trình, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


    B. Tổ chức thực hiện một phân hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


    C. Xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương  trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời.


    D. Xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch nhằm mục đích kiếm lời. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.


  • Câu 19:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm loại cơ sở nào dưới đây?


    A. Khách sạn


    B. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê


    C. Bãi cắm trại du lịch


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 20:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, cơ quan nào dưới đây có chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương?


    A. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    B. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch


    C. Ủy ban nhân dân tỉnh


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 21:

    Theo Luật Du lịch năm 2005, bên nhận đại lý lữ hành không có trách nhiệm nào dưới đây?


    A. Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào


    B. Lập và lưu trữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch


    C. Cung cấp đầy đủ thông tin cho bên giao đại lý lữ hành


    D. Cả a, b, c đều đúng


  • Câu 22:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, khách sạn thành phố được hiểu là gì?


    A. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn và vừa chủ yếu phục vụ chủ yếu khách thương gia, khách công vụ


    B. Khách sạn xây dựng ở các đô thị phục vụ khách du lịch


    C. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ


    D. Khách sạn xây dựng ở đô thị lớn và vừa chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ


  • Câu 23:

    Hành vi vi phạm về kinh doanh lữ hành có điểm nào đáng chú ý nhất?


    A. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh


    B. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, không thông báo bằng văn bản về thay đổi giá chương trình du lịch


    C. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, không thông báo bằng văn bản về thay đổi trụ sở làm việc


    D. Không thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh lữ hành cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, không thông báo bằng văn bản về thay đổi trụ sở chính


  • Câu 24:

    Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch quốc gia?


    A. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100 nghìn lượt khách du lịch một năm, có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ du lịch như bãi đỗ xe, khu vệ sinh, phòng cháy, chữa cháy, các điều kiện về bảo đảm an ninh an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật.


    B. Có tài nguyên du lịch tương đối hấp dẫn, có khả năng bảo đảm phục vụ tối đa 100 nghìn lượt khách du lịch một năm, có đường giao thông đến điểm du lịch, có các dịch vụ du lịch như: bãi đỗ xe, khu vực vệ sinh công cộng, phòng cháy, chữa cháy, các điều kiện về bảo đảm an ninh an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật.


    C. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn, có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100 nghìn lượt khách du lịch một năm, có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ du lịch khác.


    D. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu cho khách du lịch, có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ du lịch như bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, các điều kiện về bảo đảm an ninh an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật.


  • Câu 25:

    Theo pháp luật về du lịch hiện hành, Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm những hạng mục nào?

     

    A. Gồm cảnh quan thiên nhiên, sông suối, núi, rừng, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


    B. Gồm các cảnh quan thiên nhiên, sông suối, núi, rừng, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


    C. Gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


    D. Gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.


ZUNIA9
AANETWORK