244 câu trắc nghiệm Luật bảo hiểm
Với hơn 245 câu hỏi trắc nghiệm Luật bảo hiểm (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về quy định sử dụng bảo hiểm, quy định mức trợ cấp, chế độ của bảo hiểm... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trợ cấp thất nghiệp:
A. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
B. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ba tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
C. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 50% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của ba tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 2:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
A. Một tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
B. Sáu tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
C. Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 3:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
A. Ba tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
B. Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
C. Chín hai tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 4:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
A. Ba tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
B. Sáu tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
C. Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 5:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định sau:
A. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
B. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm năm mươi tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
C. Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm sáu mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 6:
Nguồn hình thành quỹ BHXH bắt buộc:
A. Người sử dụng lao động đóng theo quy định.
B. Người lao động đóng theo quy định.
C. Hỗ trợ của Nhà nước
D. Cả a,b,c
-
Câu 7:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động:
A. 5% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định.
B. 4% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy.
C. 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 8:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động:
A. 1% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
B. 2% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
C. 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 9:
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
A. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
B. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công thực tế.
C. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương tối thiểu chung.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 10:
Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là:
A. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn ba mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng ba mươi tháng lương tối thiểu chung
B. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung
C. Tiền Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định cao hơn bốn mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng bốn mươi tháng lương tối thiểu chung
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 11:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện của người lao động:
A. Mức đóng hằng tháng bằng 15% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
B. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
C. Mức đóng hằng tháng bằng 5% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện của người sử dụng lao động: (tự nguyện thì làm gì có NSDLĐ) - nếu thay bằng NLĐ thì được trả lời như sau:)
A. Mức đóng hằng tháng bằng 15% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%
B. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
C. Mức đóng hằng tháng bằng 5% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 13:
Một người lao động có thu nhập trước khi nghỉ ốm đau là 2.500.000 đồng/ tháng. Người tham gia BHXH trên 25 năm và thời gian được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau là 20 ngày, vậy mức trợ cấp là bao nhiêu (một tháng làm việc 26 ngày)?
A. 1,346,153
B. 1,442,307
C. 1,250,000
D. 1,166,666
-
Câu 14:
Phương thức đóng BHXH tự nguyện của người lao động là:
A. Đóng hằng tháng
B. Đóng hằng quý
C. Đóng sáu tháng một lần
D. Cả a,b,c
-
Câu 15:
Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm thất nghiệp:
A. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
B. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, Người sử dụng lao động đóng bằng 2% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
C. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 16:
Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp dùng để:
A. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi phí quản lý.
B. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
C. Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm.
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 17:
Phát biểu nào đúng sau đây về Bảo hiểm xã hội:
A. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp toàn bộ thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản…
B. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản…dựa trên cơ sở quỹ tài chính do sự đóng góp của người sử dụng lao động
C. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản…dựa trên cơ sở quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH.
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 18:
Một trong những Đặc điểm của BHXH là:
A. Chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc số đông bù số ít
B. Chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc tiết kiệm chi tiêu
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
-
Câu 19:
Vai trò của BHXH đối với người lao động:
A. Góp phần thúc đẩy nền kinh tế
B. Góp phần điều chỉnh chính sách kinh tế
C. Góp phần trợ giúp cho người lao động khi gặp rủi ro, khắc phục khó khăn thông qua các khoản trợ cấp BHXH.
D. Cả câu a và b đều đúng
-
Câu 20:
Chọn ra câu đúng khi nói về Điều kiện hưởng trợ cấp ốm đau:
A. Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ quan y tế
B. Ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại mình
C. Có con dưới 8 tuổi bị ốm đau phải nghỉ việc để chăm sóc
D. Cả a và c đúng
-
Câu 21:
Mức trợ cấp ốm đau khi nghỉ việc được hưởng là:
A. 75% mức tiền lương thực lãnh hàng tháng
B. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của 6 tháng liền kề
C. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ
D. 100% mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề đóng BHXH
-
Câu 22:
Đối với quân nhân , công an nhân dân thì mức trợ cấp ốm đau, nghỉ việc do thực hiện các biện kế hoạch hóa dân là:
A. 100% mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề đóng BHXH
B. 85% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
C. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của tháng trước khi nghỉ
D. 75% mức tiền lương làm căn cứ tính BHXH của 6 tháng liền kề
-
Câu 23:
Thời gian tối đa được nghỉ khi người lao động bị mắc bệnh cần điều trị dài theo danh mục do bộ y tế ban hành là:
A. 150 ngày
B. 185 ngày
C. 180 ngày
D. Cả a,b,c đều sai
-
Câu 24:
Thời gian nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc trong môi trường bình thường có thời gian đóng BHXH trên 30 năm là:
A. 30 ngày
B. 40 ngày
C. 50 ngày
D. 60 ngày
-
Câu 25:
Thời gian nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại có thời gian đóng BHXH trên 30 năm:
A. 30 ngày
B. 40 ngày
C. 50 ngày
D. 70 ngày