1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý
Với hơn 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Dược lý - có đáp án được tracnghiem.net chia sẻ hi vọng sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Y học (cụ thể hơn là ngành Dược) sẽ có thêm nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng. Nội dung của bộ câu hỏi trình bày về các mối liên quan giữa thuốc và cơ thể, về nghiên cứu cách vận dụng dược lý cơ bản trong điều trị. Hi vọng sẽ trở thành nguồn kiến thức bổ ích giúp các bạn ôn tập, chuẩn bị trước kì thi để đạt kết quả cao. Để việc ôn tập diễn ra dễ dàng và hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần và xem lại đáp án kèm lời giải chi tiết. Đồng thời có thể bấm chức năng "Thi thử" để kiểm tra sơ lược kiến thức trong quá trình ôn tập nhé. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tazobactam có đặc điểm dưới đây, ngoại trừ:
A. Ức chế penicillinase
B. Ức chế cephalosporinase
C. Thường dùng phối hợp với kháng sinh
D. Không phải là kháng sinh
-
Câu 2:
Thuộc nhóm aminosid gồm các thuốc sau, ngoại trừ:
A. Tobramycin
B. Paramomycin
C. Physiomycin
D. Amikacin
-
Câu 3:
Thuốc thuộc nhóm Tetracyclin là:
A. Tifomycin
B. Colimycin
C. Vibramycin
D. Netromycin
-
Câu 4:
Được xếp vào nhóm Macrolid gồm các thuốc dưới đây, ngoại trừ:
A. Clarithromycin
B. Soframycin
C. Josamycin
D. Virginiamycin
-
Câu 5:
Ciprofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm:
A. Quinolon cổ điển
B. Imidazol
C. Nitrofuran đường tiết niệu
D. Tất cả sai
-
Câu 6:
Khả năng phân phối thuốc của các cephalosporin thế hệ 1,2 vào dịch não tủy:
A. Cao hơn Ampicillin
B. Cao hơn penicillin G
C. Cao hơn Amoxycillin
D. Tất cả sai
-
Câu 7:
Tai biến do độc tính của kháng sinh trên gan thường xảy ra nhiều nhất với nhóm:
A. Imidazol
B. Rifamycin
C. Tetracyclin
D. Novobiocin
-
Câu 8:
Các kháng sinh dưới đây phải được uống vào bữa ăn hoặc sau bữa ăn, ngoại trừ:
A. Metronidazol loại viên nén
B. Bactrim
C. Acid Nalidixic
D. Tetracyclin
-
Câu 9:
Kháng sinh nên uống 1 giờ trước khi ăn, ngoại trừ:
A. Ampicillin
B. Co-trimoxazol
C. Rifampicin
D. Flucloxaxillin
-
Câu 10:
Kháng sinh có thể uống được trước hoặc sau bữa ăn:
A. Metronidazol loại hổn dịch
B. Cephadrin
C. Amoxycillin
D. Doxycyclin
-
Câu 11:
Nguồn gốc tạo ra kháng sinh được ghi dưới đây, ngoại trừ:
A. Bán tổng hợp
B. Vi rút
C. Vi khuẩn
D. Tổng hợp
-
Câu 12:
Phổ Kháng sinh là cơ chế tác dụng của kháng sinh đó:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn là thuốc:
A. Tác dụng lên thành vi khuẩn
B. Tác dụng lên AND của vi khuẩn
C. Tác dụng lên màng tế bào vi khuẩn
D. A và C đúng
-
Câu 14:
Polymicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vì:
A. Làm rối loạn chức năng trao đổi của tế bào
B. Làm hủy hoại lớp vỏ tế bào
C. Làm vi khuẩn không tổng hợp được chất đạm
D. Làm đứt đoạn AND của vi khuẩn
-
Câu 15:
Kháng sinh có tác dụng chống chuyển hóa là:
A. Vancomycin
B. Polymicin
C. Norfoxacin
D. Sulfadoxine
-
Câu 16:
Phenicol là nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Gentamycin là thuốc có tác dụng kìm khuẩn do ức chế:
A. Chuyển hóa chất đạm
B. ARN vận chuyển
C. ARN thông tin
D. ARN ribosom
-
Câu 18:
Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn là:
A. Kanamycin
B. Spiramycin
C. Minocyclin
D. Cloxacillin
-
Câu 19:
Kháng sinh không thuộc nhóm Penicillin là:
A. Nafcillin
B. Josamycin
C. Methicillin
D. Cloxacillin
-
Câu 20:
Kháng sinh thuộc nhóm Aminoside:
A. Oleandomycin
B. Ampicillin
C. Clindamycin
D. Neltimicin
-
Câu 21:
Kháng sinh không thuộc nhóm Quinolon là:
A. Acid nalidixic
B. Ofloxacin
C. Lomefoxacin
D. Minocyclin
-
Câu 22:
Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm:
A. Lincosamide
B. Macrolide
C. Aminoside
D. Tetracycline
-
Câu 23:
Kháng sinh được dùng khi có bằng chứng của:
A. Đau khớp
B. Nhiễm trùng
C. Nhiễm nấm
D. Nhiễm Ký sinh trùng
-
Câu 24:
Kháng sinh thường được dùng để dự phòng hen suyển:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Lý do phải chọn kháng sinh trong điều trị được ghi dưới đây, ngoại trừ:
A. Có nhiều loại kháng sinh
B. Vi khuẩn không nhạy cảm với tất cả kháng sinh
C. Kháng sinh không tác dụng vói tất cả vi khuẩn
D. Yêu cầu của bệnh nhân
-
Câu 26:
Phối hợp kháng sinh thường xãy ra khi có nhiễm khuẩn kéo dài:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Việc lựa chọn kháng sinh để điều trị cần dựa vào các yếu tố sau, ngoại trừ:
A. Độ nhạy của vi khuẩn
B. Loại vi khuẩn gây bệnh
C. Giá cả
D. Vị trí nhiễm khuẩn
-
Câu 28:
Augmentin là một kháng sinh do sự phối hợp của acid clavulanic với:
A. Ampicillin
B. Amoxycillin
C. Piperacyllin
D. Ticarcyllin
-
Câu 29:
Khả năng phân phối thuốc của các cephalosporin thế hệ 1, 2 vào dịch não tủy:
A. Cao hơn Amoxycillin
B. Cao hơn Ampicillin
C. Cao hơn penicillin G
D. Tất cả sai
-
Câu 30:
Kháng sinh nhóm aminosid có đặt điểm dưới đây, ngoại trừ:
A. Chỉ dùng bằng đường tiêm
B. Không hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Dể dàng qua nhau thai
D. Phân phối tốt vào dịch não tủy
-
Câu 31:
Các tetracyclin được hấp thu qua đường tiêu hóa với đặc điểm:
A. Mạnh nhất với tetracyclin thế hệ II
B. Tăng hấp thu khi dùng kèm antacid
C. Mạnh nhất với tetracyclin thế hệ III
D. Tăng hấp thu khi dùng kèm sữa
-
Câu 32:
Dược động học của các tetracyclin dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Gắn mạnh vào tổ chức xương răng
B. Phân phối tốt vào dịch não tủy
C. Qua nhau thai và sữa mẹ tốt
D. Thải qua 2 đường (Mật và thận)
-
Câu 33:
Kháng sinh nhóm Polypeptid:
A. Thường dùng ở dạng tiêm
B. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
C. Gắn vào protein huyết tương cao
D. Phân phối tốt trong cơ thể
-
Câu 34:
Đặc điểm phân phối thuốc trong cơ thể của kháng sinh nhóm macrolid là:
A. Nồng độ cao ở phổi
B. Không qua sữa mẹ
C. Không qua nhau thai
D. Tất cả đúng
-
Câu 35:
Sulfamid không hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Sulfamid phối hợp
B. Sulfamid đơn thuần
C. Sulfaganidin
D. Sulfamethoxazol
-
Câu 36:
Kháng sinh nhóm quinolon được hấp thu qua đường tiêu hóa với đặc điểm:
A. Tỉ lệ rất cao
B. Tăng khi dùng kèm Aluminium
C. Tăng khi dùng kèm thuốc băng niêm mạc
D. Tất cả sai
-
Câu 37:
Flagyl là một kháng sinh:
A. Qua được sữa với hàm lượng cao
B. Hấp thu chậm qua đường tiêu hóa
C. Nhóm acid fucidic
D. Tất cả sai
-
Câu 38:
Glycopeptid là một nhóm kháng sinh:
A. Thải chủ yếu qua đường tiểu
B. Không hấp thu qua đường uống
C. Vào dịch não tủy kém
D. Tất cả đúng
-
Câu 39:
Đường thải của kháng sinh nhóm rifamycin là:
A. Mật
B. Nước bọt
C. Đờm
D. Tất cả đúng
-
Câu 40:
Novobiocin là kháng sinh:
A. Không hấp thu qua đường tiêu hóa
B. Tỉ lệ gắn protein huyết tương thấp
C. Không qua được sữa mẹ
D. Tất cả sai
-
Câu 41:
Nhóm kháng sinh thường gây sốc quá mẫn nhất:
A. Penicillin
B. Macrolid
C. Polypeptid
D. Quinolon
-
Câu 42:
Hội chứng Lyell là một tai biến cấp tính nặng do bất dung nạp thuốc với nhóm kháng sinh chủ yếu là:
A. Penicillin
B. Tetracyclin
C. Sulfamid
D. Nitrofurant
-
Câu 43:
Tổn thương tủy xương là một hình thái lâm sàng do độc tính của thuốc lên cơ quan tạo máu và thường gặp ở kháng sinh nhóm:
A. Phenicol
B. Acid Fucidic
C. Rifamycin
D. Macrolid
-
Câu 44:
Các biểu hiện do độc tính của kháng sinh trên thần kinh giác quan được liệt kê dưới đây là đúng, ngoại trừ:
A. Viêm đa dây thần kinh
B. Liệt cơ
C. Rối loạn tâm thần
D. Co giật
-
Câu 45:
Lý do của khuyến cáo không dùng Lincoxin ở tuyến y tế cơ sở được nêu là đúng, ngoại trừ:
A. Đắt tiền, khó mua
B. Gây viêm đại tràng hoại tử
C. Tỉ lệ kháng thuốc trong cộng đồng cao
D. Không phải là kháng sinh trong danh mục quy định của nhà nước
-
Câu 46:
Lý do nào không phù hợp cho mục tiêu lựa chọn kháng sinh trong điều trị:
A. Có hiệu quả cao với vi khuẩn gây bệnh
B. Ít tai biến khi sử dụng
C. Được nhiều người biết
D. Dể kiếm, dể mua
-
Câu 47:
Kháng sinh dưới đây nên uống 1 giờ trước khi ăn, ngoại trừ:
A. Penicillin V
B. Ampicillin
C. Rifamycin
D. Co-trimoxazol
-
Câu 48:
Thành lập prothrombin là vai trò sinh học của vitamin:
A. Vitamin C
B. Vitamin K
C. Vitamin A
D. Vitamin D
-
Câu 49:
Vitamin giúp hoạt hóa osteocalcin:
A. Vitamin A
B. Vitamin C
C. Vitamin D
D. Vitamin K2
-
Câu 50:
Thừa vitamin nào sau đây gây chảy máu ở bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông (PO):
A. Vitamin E
B. Vitamin A
C. Vitamin nhóm B
D. Vitamin D