1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc tính nhận diện được kháng nguyên đã được xử lý của Lympho T liên quan đến?
A. APC
B. Fibroblast
C. MHC
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 2:
Mục đích Lympho Th tiết cytokine trong mối quan hệ hợp tác giữa Lympho B-T:
A. Kích thích lympho B bộc lộ kháng nguyên MHC lớp II nhiều hơn
B. Tăng hoạt hóa lympho Th
C. Tăng khả năng gây đáp ứng miễn dịch của lympho B
D. Chỉ A, B đúng
-
Câu 3:
Sản phẩm cuối cùng lympho B tiết ra là:
A. MHC
B. Kháng thể (Ig)
C. Bổ thể
D. Cytokines
-
Câu 4:
Các tế bào trình diện kháng nguyên nhận diện kháng nguyên lạ qua:
A. Lớp I trong tế bào chất
B. Lớp I trên màng tế bào
C. Lớp II trong tế bào chất
D. Lớp II trên màng tế bào
-
Câu 5:
Ig trên màng Lympho B có tác dụng:
A. Nhận diện kháng nguyên lạ
B. Nhận diện kháng nguyên tự nhiên và đáp ứng tạo kháng thể
C. Tạo kháng thể với kháng nguyên lạ
D. Cả A và C đúng
-
Câu 6:
Đặc điểm nhận biết và dung nạp kháng nguyên của tế bào miễn dịch kéo dài đến?
A. Thời gian tùy thuộc loại kháng nguyên
B. Tùy thuộc thời gian sống của mỗi loại tế bào miễn dịch
C. Tùy thuộc cơ địa
D. Suốt đời sống cá thể
-
Câu 7:
Để đạt mục đích thải sắt, nhân viên y tế thường sử dụng các thuốc thải sắt sau:
A. Deferoxamine
B. Deferiprone
C. ICL670
D. Tardyferol B9
-
Câu 8:
Cách dùng ICL670: Liều 20mg/kg/ngày tương đương với liều … mg/kg/ngày:
A. 30
B. 35
C. 40
D. 45
-
Câu 9:
Hai phân tử ICL670 mang được bao nhiêu sắt:
A. 1 nguyên tử sắt
B. 1 phân tử sắt
C. 2 nguyên tử sắt
D. 2 phân tử sắt
-
Câu 10:
Hiệu quả của Deferiprone so với ICL670:
A. Tốt hơn
B. Như nhau
C. Thấp hơn
D. Chưa có bằng chứng so sánh
-
Câu 11:
Độ hòa tan của sắt:
A. Tan rất ít trong nước
B. Tan rất ít trong dầu
C. Tan rất nhiều trong dầu
D. Tan rất nhiều trong nước
-
Câu 12:
Lựa chọn thuốc thải sắt sau deferoxamine:
A. Deferiprone
B. Deferasirox
C. ICL670
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 13:
Kefler tỏ ra kém tác dụng với bệnh nhân thalassemia thể nặng khi:
A. Bệnh nhân điều trị trụng bình 1-3 năm trở lên
B. Bệnh nhân điều trị trụng bình 2-4 năm trở lên
C. Bệnh nhân điều trị trụng bình 3-5 năm trở lên
D. . Bệnh nhân điều trị trụng bình 4-6 năm trở lên
-
Câu 14:
Với những bệnh nhân phụ thuộc truyền máu, thải sắt là phương pháp:
A. Quan trọng
B. Duy nhất
C. Tối ưu
D. Lựa chọn đầu tiên
-
Câu 15:
Thông thường sắt thải qua được theo đường nào:
A. Mồ hôi
B. Phân
C. Nước tiểu
D. Nước mắt
-
Câu 16:
Sắp xếp thứ tự xuất hiện của các thuốc sau từ gần đây nhất: 1 – Deferoxamine 2 – Deferiprone 3 – ICL670
A. 3 – 2 – 1
B. 1 – 2 – 3
C. 2 – 1 – 3
D. 1 – 3 - 2
-
Câu 17:
Để đánh giá mức độ ứ sắt cần các xét nghiệm sau. Chọn câu sai:
A. Định lượng nồng độ sắt huyết thanh và khả năng gắn sắt toàn thể
B. Định lượng nồng độ transferrin huyết thanh
C. Nhuộm Perls tiêu bản sinh thiết tủy xương
D. Sinh thiết gan
-
Câu 18:
Mục đích sinh thiết gan trong việc đánh giá mức độ ứ sắt là:
A. Sự hấp thu sắt nhờ men gan
B. Sự vận chuyển sắt đến gan
C. Sự dự trữ sắt ở gan
D. Sự bài tiết sắt ở gan
-
Câu 19:
Kết quả cận lâm sang giúp chẩn đoán bệnh ứ sắt là. Chọn câu sai:
A. Ferritin huyết thanh giảm
B. Sắt huyết thanh tăng
C. Ferritin huyết thanh tăng
D. Transferrin huyết thanh tang
-
Câu 20:
Có bao nhiêu xét nghiệm chính để chẩn đoán ứ sắt:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 21:
Xét nghiệm nào sau đây dùng để đánh giá mức độ tổn thương tại các mô bị nhiễm sắt. Chọn câu sai:
A. X-quang tim
B. Sinh thiết gan
C. ECG
D. Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh
-
Câu 22:
Xét nghiệm nào sau đây dùng để đánh giá mức độ tổn thương tại các mô bị nhiễm sắt:
A. Định lượng nồng độ sắt huyết thanh
B. Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh
C. Đánh giá khả năng gắn sắt với transferrin
D. Sinh thiết gan
-
Câu 23:
Để đánh giá mức độ ứ sắt tiến hành xét nghiệm nào sau đây?
A. Sinh thiết gan nhằm đánh giá tình trạng kho dự trữ sắt ở gan
B. Nhuộm Perls tiêu bản sinh thiết gan để đánh giá tình trạng dự trữ sắt trung gian
C. Sinh thiết tủy xương
D. Tất cả các xét nghiện trên
-
Câu 24:
Xét nghiệm nào sau đây không được dùng để đánh giá mức độ ứ sắt:
A. Định lượng nồng độ ferritin huyết thanh
B. Nhuộm Perls tiêu bản sinh thiết tủy xương để đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong tủy xương
C. Sinh thiết gan nhằm đánh giá tình trạng kho dự trữ sắt ở gan
D. Tất cả sai
-
Câu 25:
TIBC là gì:
A. Khả năng gắn sắt toàn phần
B. Khả năng gắn sắt bão hòa
C. Khả năng dự trữ sắt
D. Khả năng đào thải sắt
-
Câu 26:
Mục đích nhuộm Perls:
A. Đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong tủy xương
B. Đánh giá khả năng dự trữ sắt ở gan
C. Đánh giá nồng độ sắt huyết thanh
D. Đánh giá khả năng gắn sắt với transferrin
-
Câu 27:
Chất nào trong đây tang cao có thể gây ứ sắt:
A. Ferritin
B. Sắt huyết thanh
C. Hemosiderin
D. Biliverdin
-
Câu 28:
Đâu không phải là nguyên nhân quá tải sắt:
A. Tăng hấp thu sắt tại niêm mạc ruột
B. Tán huyết bẩm sinh
C. Truyền máu kéo dài nhiều lần
D. Truyền máu cấp cứu
-
Câu 29:
Protein HFE có mặt ở đâu trong cơ thể:
A. Tế bào ruột non
B. Tế bào liên võng
C. a,b đúng
D. a,b sai
-
Câu 30:
Đối với hemochromatosis quá tải sắt liên qua đến đột biến gen nào:
A. HEF
B. HFE
C. HLA
D. Tất cả đều sai
-
Câu 31:
Các triệu chứng thường xuất hiện sau truyền khoảng:
A. 5-10 đơn vị máu
B. 10-20 đơn vị máu
C. 20-25 đơn vị máu
D. 25-30 đơn vị máu
-
Câu 32:
Hậu quả của quá tải sắt. Chọn câu sai:
A. Ứ đọng sắt ở các mô cơ quan gây sạm da
B. Xơ gan
C. Suy thận
D. Loãng xương
-
Câu 33:
Mỗi đơn vị máu truyền 450ml khối hồng cầu chứa bao nhêu lượng sắt:
A. 150ml
B. 250ml
C. 350ml
D. 450ml
-
Câu 34:
Ở bệnh nhân tan máu bẩm sinh sống phụ thuộc vào truyền máu, sự kết hợp của những yếu tố nào gây quá tải sắt:
A. Tăng hấp thu sắt và ứ đọng do vỡ hồng cầu
B. Giảm thải sắt và ứ đọng do vỡ hồng cầu
C. Tăng hấp thu và giảm thải sắt
D. Tăng hấp thu sắt, giảm thải sắt và ứ đọng do vỡ hồng cầu
-
Câu 35:
Thuốc thải sắt đào thải chủ yếu qua:
A. Gan
B. Thận
C. Phổi
D. Da
-
Câu 36:
Các thuốc thải sắt được dùng hiện nay:
A. Deferoxamine
B. Deferiprone
C. Deferasirox
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 37:
Phát biểu nào đúng về Deferoxamine:
A. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 1 phân tử thuốc
B. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 2 phân tử thuốc
C. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 3 phân tử thuốc
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 38:
Phát biểu nào đúng về Deferiprone:
A. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 1 phân tử thuốc
B. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 2 phân tử thuốc
C. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 3 phân tử thuốc
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 39:
Phát biểu nào đúng về Deferasirox:
A. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 1 phân tử thuốc
B. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 2 phân tử thuốc
C. Mỗi nguyên tử sắc kết hợp với 3 phân tử thuốc
D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 40:
Trong các thuốc thải sắt sau thuốc nào được dùng rộng rãi nhất:
A. Deferoxamine
B. Deferiprone
C. Deferasirox
D. Cả 3 câu trên đều sai