1000+ câu Trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu
Với hơn 1050 câu trắc nghiệm Huyết học - Truyền máu (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đôi với suy tủy xương do nguyên nhân tự miễn, hướng điều trị nào sau đây có thể mang lại hiệu quả:
A. Ghép tủy
B. Ức chế miễn dịch
C. Sử dụng các yếu tố tăng trưởng tạo máu
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-
Câu 2:
Thời kì sơ sinh cơ quan nào tham gia tạo máu?
A. Tủy xương
B. Gan
C. Lách
D. Cả a, b đúng
-
Câu 3:
Vai trò của cytokine:
A. Điều hòa hoạt động nội môi
B. Đáp ứng miễn dịch, đáp ứng viêm
C. Tăng sinh máu, tái tạo tổ chức
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 4:
Áp dụng các kỹ thuật mới để bảo quản các thành phần máu thì hồng cầu đông lạnh được bảo quản tối đa trong thời gian bao lâu:
A. >5 năm
B. >10 năm
C. >15 năm
D. >20 năm
-
Câu 5:
Hậu quả của bất đồng miễn dịch trong truyền máu là:
A. Thiếu máu tan máu đồng miễn dịch
B. Giảm tiểu cầu đồng miễn dịch
C. Tử vong
D. Cả a,b,c đúng
-
Câu 6:
Tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tế bào máu chậm nhất trong vòng:
A. 2 giờ
B. 1 phút
C. 30s
D. 1 micro giây
-
Câu 7:
Fe là thành phần quan trọng tổng hợp:
A. Hemoglobin và bach cầu
B. Myoglobin và tiểu cầu
C. Hemoglobin và myoglobin
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Một chuỗi globin không thuộc họ alpha có bao nhiêu acid amin?
A. 140
B. 142
C. 144
D. 146
-
Câu 9:
Khối hồng cầu lọc bạch cầu dùng trong trường hợp:
A. Loại trừ các phản ứng sốt do bạch cầu
B. Hạn chế hiện tượng mẫn cảm kháng thể
C. Hạn chế truyền virus trong bạch cầu
D. Cả ba đều đúng
-
Câu 10:
Sự phản ứng nhạy bén cảu máu và quá trình tạo máu đối với các bệnh lý khác nhau được thể hiện bằng những thay đổi huyết học và tạo máu nào sau đây:
A. Suy thận mạn thường biểu hiện thiếu máu do tăng erythropoietin
B. Suy thận mạn thường biểu hiện thiếu máu do giảm erythropoietin
C. Suy thận cấp thường biểu hiện thiếu máu do tăng erythropoietin
D. Suy thận cấp thường biểu hiện thiếu máu do giảm erythropoietin
-
Câu 11:
Chỉ định truyền khối tiểu cầu:
A. Điều trị chảy máu ở bệnh nhân chảy máu rỉ rả kéo dài
B. Điều trị chảy máu nội khớp, mảng máu bầm lan rộng
C. Điều trị chảy máu không cầm được trong chấn thương mạch máu ngoại biên
D. Cả 3 đều sai
-
Câu 12:
Cần uống bao nhiêu nước trước, trong và sau khi cho máu:
A. 2 lít nước
B. Không cần uống thêm nước
C. Bằng lượng máu đã cho
D. Ít nhất gấp 2 lần lượng máu đã cho
-
Câu 13:
Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu nặng chủ yếu do?
A. Giảm tiểu cầu đơn thuần
B. Giảm tiểu cầu kèm theo giảm bạch cầu
C. Giảm tiểu cầu kém các thành phần khác của máu cũng giảm
D. Tất cả điều sai
-
Câu 14:
Sau khi lấy máu từ người cho để bảo quản, thì hồng cầu nhanh chóng mất đi các chất như:
A. ATP
B. Men 2,3-DPG
C. Câu a đúng, câu b sai
D. Câu a đúng, câu b đúng
-
Câu 15:
Các thành phần máu bằng gạn tách người cho máu phải có trọng lượng ít nhất là bao nhiêu:
A. 40kg
B. 45kg
C. 50kg
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Hệ thống miễn dịch đã tự loại bỏ khả năng tiếp tục đáp ứng miễn dịch bằng cách:
A. Loại bỏ kháng thể
B. Loại bỏ kháng nguyên
C. Loại bỏ bổ thể
D. Loại bỏ phức hợp kháng nguyên – kháng thể
-
Câu 17:
Khi cha và mẹ đều là Rh (D) dương, các con sẽ có nhóm máu:
A. Toàn là Rh (D) dương
B. Toàn là Rh (D) âm
C. Có thể có cả Rh (D) âm và Rh (D) dương
D. 50% con là Rh (D) âm và 50% con là Rh (D) dương
-
Câu 18:
Tai biến miễn dịch xảy ra với người nhận máu do:
A. Bất đồng nhóm máu hệ thống hồng cầu
B. Nhiễm trùng
C. Rối loạn đông máu
D. Ứ sắt
-
Câu 19:
Tế bào nào sau đây có thẩm quyền miễn dịch:
A. Bạch cầu hạt
B. Tiểu cầu
C. Lympho bào
D. Mono bào
-
Câu 20:
Điều dưỡng bệnh phòng khi đi lĩnh máu cần cho nhân viên phòng truyền máu phiếu cung cấp 2 ống máu để làm gì? Chọn câu Sai?
A. Định nhóm máu
B. Sàng lọc kháng thể
C. Phản ứng hòa hợp
D. Định lượng nồng độ Hb
-
Câu 21:
Mục đích nhuộm Perls:
A. Đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong tủy xương
B. Đánh giá khả năng dự trữ sắt ở gan
C. Đánh giá nồng độ sắt huyết thanh
D. Đánh giá khả năng gắn sắt với transferrin
-
Câu 22:
Chất được sử dụng để kích thích tạo máu chọn câu sai:
A. G-CSF
B. GM-CSF
C. M-CSF
D. EPO
-
Câu 23:
Điều trị bệnh ác tính về máu, chọn câu sai:
A. Điều trị trúng đích
B. Đa hóa trị liệu tia xạ
C. Cắt lách
D. Sử dụng EPO
-
Câu 24:
Yếu tố đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe đối với người cho máu:
A. Tiền sử
B. Lâm sàng
C. Xét nghiệm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Khi Ferritin hiện diện nhiều trong tế bào của cơ quan dự trữ, nó có khuynh hướng ?
A. Cô đặc lại thành Hemosiderin
B. Thoái hóa biến
C. Cô đặc thành transferin
D. Hấp thu vào tế bào
-
Câu 26:
Khởi động con đường đông máu ngoại sinh, nội sinh lần lượt là. Chọn câu đúng?
A. IIa, III
B. Thromboplastin, XIIa
C. Yếu tố tổ chức, XIa
D. XIIa, Ca++
-
Câu 27:
Trong cơ thể, nhu cầu sắt hàng ngày bình thường để tạo hồng là bao nhiêu:
A. 20-25 mg
B. 25-30 mg
C. 30-35 mg
D. 35-40 mg
-
Câu 28:
Kháng thể miễn dịch của nhóm máu ABO có nguồn gốc từ:
A. Tự nhiên
B. Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
C. Truyền máu sai nhóm
D. B, C đều đúng
-
Câu 29:
Sau khi lấy máu, đè ép chỗ chích ít nhất trong bao lâu?
A. 20 phút
B. 15 phút
C. 10 phút
D. 5 phút
-
Câu 30:
Interleukin được tiết ra từ tế bào:
A. Bạch cầu lympho
B. Bạch cầu mono
C. Các tế bào liên kết
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Hồng cầu đa sắc bắt màu gì trên kết quả phết máu ngoại vi?
A. Xanh tím
B. Hồng nhạt
C. Xanh đậm
D. Xanh đen
-
Câu 32:
Nồng độ VIII cho mỗi đơn vị tủa lạnh điều chế từ máu toàn phần V=250mL:
A. 20UI
B. 25UI
C. 50UI
D. 27 UI
-
Câu 33:
Rối loạn tổng hợp hem dẫn đến bệnh lý?
A. Thalassemia
B. Bệnh lý Hb
C. Bệnh porphyrin
D. Tất cả đúng
-
Câu 34:
Tế bào mỡ chiếm tỉ lệ 30 – 40% trong thành phần tế bào và diện tích tạo máu ở tủy xương ở lứa tuổi nào sau đây:
A. Người trưởng thành
B. trẻ em
C. Phụ nữ có thai
D. Sơ sinh
-
Câu 35:
Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần cho huyết tương hoặc cho tiểu cầu gạn tách:
A. 12 tuần
B. 02 tuần
C. 07 ngày
D. 3 ngày
-
Câu 36:
Trị số bình thường của phương pháp Duke?
A. 1 – 4 phút
B. 2 – 5 phút
C. 3 – 5 phút
D. 5 – 10 phút
-
Câu 37:
Trì hoãn cho máu trong 12 tháng kể từ thời điểm trong các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Sau khi mắc bệnh viêm màng não đã điều trị khỏi
B. Thai kỳ
C. Xăm trổ trên da
D. Khỏi bệnh sau khi mắc bệnh uốn ván
-
Câu 38:
Hb xuất hiện ở thời kì phôi thai 2-3 tuần tuổi?
A. Gower 1
B. Porland
C. Cả 2 đúng
D. Cả 2 sai
-
Câu 39:
Khi bệnh nhân xuất hiện phan ứng khi truyền máu, điều dưỡng cần lấy máu để làm tiếp một số xét nghiệm cần đảm bảo điều kiện gì?
A. 2 ml máu cho vào ống xanh dương
B. 2 ml máu cho vào ống xanh lá
C. 10 ml máu cho vào ống chứa EDTA
D. 10 ml cho vào ống không có chất chống đông
-
Câu 40:
Ý nào sau đây không đúng về quá trình tổng hợp nhân hem?
A. Dưới các điều kiện di truyền riêng biệt có 8 lạo men cần thiết cho quá trình tổng hợp
B. Phản ứng đầu tiên và 3 phản ứng cuối xảy ra trong ty thể
C. 4 phản ứng giữa xảu ra trong bào tương
D. Bước đầu tiên của quá trình tổng hợp hem là sự phân giải của succinyl