Trắc nghiệm Tốc độ phản ứng Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Cho phản ứng phân hủy N2O5: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Biết nồng độ ban đầu của N2O5 là 0,0240M, nồng độ N2O5 sau 100s là 0,0168M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 100s đầu tiên là
A. 1,25×10-6 (M.s-1).
B. 1,25×10-5 (M.s-1).
C. 3,60×10-5 (M.s-1).
D. 3,60×10-6 (M.s-1).
-
Câu 2:
Cho phản ứng tổng quát sau: aA + bB → mM + nN.
Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng nào sau đây không đúng? Biết DC, Dt lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng.
A. \(\mathop v\limits^ - = \frac{1}{a}\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}}\)
B. \(\mathop v\limits^ - = - \frac{1}{b}\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}}\)
C. \(\mathop v\limits^ - = \frac{1}{c}\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}}\)
D. \(\mathop v\limits^ - = \frac{1}{d}\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
-
Câu 3:
Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là
A. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi số oxi hóa chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. thời gian để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
D. đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi khối lượng của các chất rắn phản ứng trong một đơn vị thời gian.
-
Câu 4:
Cho phản ứng: \(2NO + {O_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} 2N{O_2}\)
Biết nồng độ của khí NO là 0,5M và khí O2 là 0,2M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,3. Tốc độ phản ứng khi nồng độ khí NO giảm đi 0,2M là?
A. 2,7.10-3;
B. 1,2.10-4;
C. 5,4.10-4;
D. 10-4.
-
Câu 5:
Cho phản ứng: A2 + B2 → 2AB
Biết nồng độ của chất A và chất B lần lượt là 0,2M và 0,3M. Hằng số tốc độ phản ứng là 0,8. Tốc độ phản ứng tại thời điểm ban đầu là?
A. 0,012;
B. 0,024;
C. 0,036;
D. 0,048
-
Câu 6:
Tại sao nhiều phản ứng hóa học trong công nghiệp cần tiến hành ở nhiệt độ cao và sử dụng chất xúc tác?
A. Ở nhiệt độ thường, tốc độ phản ứng xảy ra rất chậm nên cần thêm xúc tác và tăng nhiệt độ để tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn;
B. Thêm xúc tác để tạo ra nhiều sản phẩm hơn;
C. Tăng nhiệt độ để các chất trộn đều vào nhau;
D. Giúp hiệu suất phản ứng đạt mức tối đa
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tốc độ phản ứng đặc trưng cho sự nhanh chậm của một phản ứng hóa học;
B. Khi nồng độ chất tan trong dung dịch tăng thì tốc độ phản ứng giảm;
C. Khi nhiệt độ phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng;
D. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.
-
Câu 8:
Cho 5,6 gam iron dạng hạt vào một cốc đựng dung dịch HCl 1M (dư). Cách nào dưới đây là tăng tốc độ phản ứng trên?
A. Thay iron dạng hạt bằng iron dạng bột cùng khối lượng;
B. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,5M;
C. Thay dung dịch HCl 1M bằng dung dịch HCl 0,25M;
D. Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ 0oC.
-
Câu 9:
Yếu tố nào liên quan đến sự ảnh hưởng của xúc tác với tốc độ phản ứng?
A. Năng lượng ion hóa;
B. Năng lượng liên kết;
C. Năng lượng hoạt hóa;
D. Năng lượng phá vỡ liên kết.
-
Câu 10:
Cách nào dưới đây không làm tăng diện tích bề mặt của chất rắn?
A. Đập nhỏ hạt;
B. Nghiền nhỏ hạt;
C. Tạo nhiều đường rãnh, lỗ;
D. Hòa tan chất rắn trong acid.
-
Câu 11:
Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của chất X là 0,012 mol/l. Sau 20 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,01 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình là?
A. 10-2;
B. 10-3;
C. 10-4;
D. 10-5.
-
Câu 12:
Khi áp suất tăng làm cho tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?
A. Chất lỏng;
B. Chất rắn;
C. Chất khí;
D. Cả ba đều đúng.
-
Câu 13:
Khi tăng nhiệt độ từ 50oC đến 90oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
A. 2
B. 4
C. 6
D. 16
-
Câu 14:
Cho phương trình hóa học: X2(k) + Y2 (k) → 2XY(k). Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ;
B. Áp suất;
C. Nồng độ;
D. Chất xúc tác.
-
Câu 15:
Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
CaCO3 \(\mathop \to \limits^{{t^o}} \) CaO + CO2
A. Nhiệt độ
B. Kích thước của các hạt CaCO3.
C. Áp suất;
D. Kích thước của các hạt CaO.
-
Câu 16:
Nhận định nào đúng khi nói về sự ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng;
B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng;
C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng;
D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
-
Câu 17:
Yếu tố nào không dùng để đánh giá mức độ xảy ra phản ứng nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học?
A. Nhiệt độ;
B. Nồng độ;
C. Thể tích khí;
D. Diện tích bề mặt chất rắn
-
Câu 18:
Tủ lạnh dùng để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào?
A. Nhiệt độ;
B. Nồng độ;
C. Chất xúc tác;
D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
-
Câu 19:
Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng?
A. Nhiệt độ;
B. Nồng độ;
C. Chất xúc tác;
D. Diện tích bề mặt tiếp xúc.
-
Câu 20:
Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?
A. 10-2;
B. 10-3;
C. 10-4;
D. 10-5.
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng. Năng lượng hoạt hóa là
A. Là năng lượng tối thiểu cần cung cấp cho các hạt (nguyên tử phân tử hoặc ion) để va chạm giữa chúng gây ra phản ứng hóa học;
B. Là năng lượng hút electron của Nguyên trưởng đó khi tạo thành liên kết hóa học;
C. Là năng lượng cần thiết để tách ra khỏi trạng thái cơ bản;
D. Là năng lượng tối thiểu cần để phá vỡ các liên kết ở các phân tử.
-
Câu 22:
Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?
A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh;
D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
-
Câu 23:
Cho phản ứng: \(2NO + {O_2}\mathop \to \limits^{{t^o}} 2N{O_2}\)
Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần khi nào?
A. Tăng nồng độ NO lên 2 lần;
B. Tăng nồng độ NO nên 4 lần;
C. Tăng nồng độ O2 lên 2 lần;
D. Tăng nồng độ O2 lên 8 lần.
-
Câu 24:
Cho phản ứng: \(\mathop {2S{O_2}\; + {\rm{ }}{O_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} }\limits^{t^\circ } 2S{O_3}\)Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần?
A. Tăng 3 lần;
B. Giảm 3 lần;
C. Tăng 9 lần;
D. Giảm 9 lần.
-
Câu 25:
Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
A. Tăng nồng độ HCl
B. Đập nhỏ đá vôi
C. Đập nhỏ đá vôi
D. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
-
Câu 26:
Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Có thể tính tốc độ phản ứng theo
A. Lượng Br2 mất đi trong một đơn vị thời gian;
B. Lượng HBr sinh ra trong một đơn vị thời gian;
C. Lượng HCOOH mất đi trong một đơn vị thời gian;
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 27:
Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian?
A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày;
B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ;
C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút;
D. Tốc độ phản ứng trung bình.
-
Câu 28:
Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh?
A. Trung hòa acid - base;
B. Sắt bị gỉ;
C. Tinh bột lên men rượu;
D. Thức ăn bị ôi thiu.
-
Câu 29:
Cho các yếu tố sau:
(a) Nồng độ
(b) Nhiệt độ
(c) Chất xúc tác
(d) Áp suất
(e) Khối lượng chất rắn
(f) Diện tích bề mặt chất rắn
Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 30:
Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…;
B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian;
C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích;
D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm.
-
Câu 32:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 10-2
B. 10-3
C. 10-4
D. 10-5
-
Câu 33:
Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên thêm 50oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần. Hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là giá trị nào sau đây?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 34:
Khi nhiệt độ tăng lên 100C, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Người ta nói rằng tốc độ phản ứng hoá học trên có hệ số nhiệt độ bằng 3. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 256 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C
B. Tốc độ phản ứng tăng lên 243 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C.
C. Tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C
D. Tốc độ phản ứng tăng lên 81 lần khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 500C
-
Câu 35:
Vận tốc của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 40oC, biết khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp đôi.
A. 2 lần
B. 4 lần
C. 8 lần
D. 16 lần
-
Câu 36:
Tốc độ của phản ứng:\({H_2} + {I_2} \Leftrightarrow 2HI\) tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ của phản ứng tăng từ 200C lên 1700C? Biết rằng khi tăng nhiệt độ thêm 250C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần.
A. 1552
B. 730
C. 820
D. 358
-
Câu 37:
Tốc độ của phản ứng A + B → C sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 250C lên 550C , biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần:
A. 9 lần
B. 12 lần
C. 27 lần
D. 6 lần
-
Câu 38:
Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng là do:
A. số phân tử chất tham gia tăng
B. số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất tham gia tăng lên
C. tốc độ chuyển động của các phân tử tăng lên
D. phản ứng thu nhiệt nên có thêm năng lượng để các chất phản ứng với nhau
-
Câu 39:
Cho phản ứng:
2N2O5 (g) ⟶ O2 (g) + 4NO2 (g)
Sau thời gian từ giây 57 đến giây 116, nồng độ N2O5 giảm từ 0,4 M về 0,35 M. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên là
A. 8,48.10−4 M / giây;
B. 4,42.10−4 M / giây;
C. 8,84.10−4 M / giây;
D. 4,24.10−4 M / giây.
-
Câu 40:
Cho phản ứng ở 45°C
2N2O5 (g) ⟶ O2 (g) + 2N2O4 (g)
Sau 275 giây đầu tiên, nồng độ của O2 là 0,188 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo O2 trong khoảng thời gian trên.
A. 1463 M / giây
B. 6,8.10−4 M / giây
C. 8,6.10−4 M / giây
D. 6,8.104 M / giây
-
Câu 41:
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng: aA + bB ⟶ cC + dD là
A. \(v = - \frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
B. \(v = - \frac{1}{a}\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{b}\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{c}\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{d}\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
C. \(v = \frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = - \frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = - \frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
D. \(v = \frac{1}{a}\frac{{\Delta {C_A}}}{{\Delta t}} = \frac{1}{b}\frac{{\Delta {C_B}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{c}\frac{{\Delta {C_C}}}{{\Delta t}} = - \frac{1}{d}\frac{{\Delta {C_D}}}{{\Delta t}}\)
-
Câu 42:
Kí hiệu và đơn vị của tốc độ phản ứng là
A. kí hiệu là v , đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thời gian;
B. kí hiệu là \(\overline v \) , đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thời gian;
C. kí hiệu là v , đơn vị là (đơn vị nồng độ) / đơn vị thể tích;
D. kí hiệu là \(\overline v \) , đơn vị là (đơn vị khối lượng) / đơn vị thể tích.
-
Câu 43:
Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức
A. \(\frac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_2} - {t_1}}}{{10}}}}\)
B. \(\frac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{{t_2} - {t_1}}}\)
C. \(\frac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{({t_2} - {t_1})10}}\)
D. \(\frac{{{v_{{t_2}}}}}{{{v_{{t_1}}}}} = {\gamma ^{\frac{{{t_1} - {t_2}}}{{10}}}}\)
-
Câu 44:
Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng là
A. chất xúc tác
B. chất ban đầu
C. chất sản phẩm
D. Cả A, B và C đều sai
-
Câu 45:
Đối với phản ứng phân hủy H2O2 trong nước, khi thay đổi yếu tố nào sau đây, tốc độ phản ứng không thay đổi?
A. thêm MnO2
B. tăng nòng độ H2O2
C. đun nóng
D. tăng áp suất H2
-
Câu 46:
Có hai cốc chứa dung dịch Na3SO3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là
A. cốc A xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc B không thấy kết tủa.
B. cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B
C. cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B.
D. cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau.
-
Câu 47:
Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
A. 4,0.10-4 mol/(l.s)
B. 7,5.10-4 mol/(l.s)
C. 1,0.10-4 mol/(l.s)
D. 5,0.10-4 mol/(l.s)
-
Câu 48:
Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 3,36 ml khí O2 (đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là
A. 2,5.10-4 mol/(l.s)
B. 5,0.10-4 mol/(l.s)
C. 1,0.10-3 mol/(l.s)
D. 5,0.10-5 mol/(l.s)
-
Câu 49:
Cho phản ứng A + B ⇔ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,12 mol/l ; của B là 0,1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm xuống còn 0,078 mol/l. Nồng độ còn lại (mol/l) của chất A là
A. 0,02
B. 0,098
C. 0,034
D. 0,042
-
Câu 50:
Tính tốc độ TB của phản ứng biết, tại phản ứng A + B ⇌ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,1 mol/l, của B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ B giảm 20% so với ban đầu.
A. 0,16 mol/l.phút
B. 0,016 mol/l.phút
C. 1,6 mol/l.phút
D. 0,106 mol/l.phút