Trắc nghiệm Mạch dao động Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
A. Không đổi.
B. Tăng 2 lần.
C. Giảm 2 lần.
D. Tăng 4 lần.
-
Câu 2:
Nếu điều chỉnh để điện dung của một mạch dao động tăng lên 4 lần thì tần số góc của dao động riêng của mạch giảm đi bao nhiêu lần (độ tự cảm của cuộn dây không đổi)?
A. 3 lần
B. 2 lần
C. 4 lần
D. 1,5 lần
-
Câu 3:
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì tần số dao động của mạch
A. Tăng lên 4 lần.
B. Tăng lên 2 lần.
C. Giảm đi 4 lần
D. Giảm đi 2 lần.
-
Câu 4:
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch
A. Tăng lên 4 lần.
B. Tăng lên 2 lần.
C. Giảm đi 4 lần.
D. Giảm đi 2 lần.
-
Câu 5:
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là
A. \( \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
B. \( \frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}\)
C. \( \frac{2\pi}{{ \sqrt {LC} }}\)
D. \( 2\pi \sqrt {LC} \)
-
Câu 6:
Chu kì dao động riêng của mạch LC lí tưởng được tính bằng công thức:
A. \(T=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)
B. \(T=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)
C. \(T=2\pi\sqrt{LC}\)
D. \(T=\pi\sqrt{LC}\)
-
Câu 7:
Đáp án đúng. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
A. \( \omega = 2\pi \sqrt {LC} \)
B. \( \omega =\frac{ 2\pi}{ \sqrt {LC} }\)
C. \( \omega = \sqrt {LC} \)
D. \( \omega = \frac{1}{ \sqrt {LC} }\)
-
Câu 8:
Chọn phát biểu đúng. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng tự cảm.
B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Hiện tượng cộng hưởng điện.
D. Hiện tượng từ hóa.
-
Câu 9:
Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm
A. Nguồn điện một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.
B. Nguồn điện một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
C. Nguồn điện một chiều và điện trở mắc thành mạch kín
D. Tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.
-
Câu 10:
Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E=12V điện trở trong r = 1Ω, tụ có điện dung C=100μF, cuộn dây có hệ số tự cảm L=0,2H và điện trở là R0= 5Ω; điện trở R=18Ω. Ban đầu K đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khoá K. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt K đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn?
A. 25 mJ
B. 28,45 mJ
C. 24,74 mJ
D. 5,175mJ
-
Câu 11:
Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung \(C=1\mu F\) mắc nối tiếp với cuộn cảm có độ tự cảm L=0,1mH và điện trở \(R=0,02\Omega\) thành mạch kín. Để duy trì dao động của mạch với điện áp cực đại trên tụ là 10V thì phải cung cấp cho mạch một công suất bao nhiêu?
A. 1 mW
B. 20 mW
C. 5 mW
D. 10 mW
-
Câu 12:
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tụ cảm \(L=30\mu H\) một tụ điện có \(C=3000pF\). Điện trở thuần của mạch dao động là \(1\Omega\). Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là phải cung cấp cho mạch một năng lượng điện có công suất:
A. 5,5 mW
B. 1,8 W
C. 0,18 W
D. 1,8 mW
-
Câu 13:
Một mạch A dao động gồm một cuộn cảm có điện trở thuần \(0,5 \Omega\), độ tự cảm \(275 \mu H\) và một tụ điện có điện dung\(4200pF\). Hỏi phải cung cấp cho mạch một công suất là bao nhiêu để duy trì dao động của nó với hiệu điện thế cực đại trên tụ là \(6V\)
A. \(2,15mW\)
B. \(137μW\)
C. \(513μW\)
D. \(137mW\)
-
Câu 14:
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L=20\mu H\) , điện trở thuần \(R=4\Omega\) và tụ điện có điện dung C = 2nF .Cần cung cấp cho mạch công suất là bao nhiêu để duy trì dao động điện từ trong mạch , biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai tụ là 5V :
A. \(P = 0,05W\)
B. \(P = 5mW\)
C. \(P = 0,5W\)
D. \(P = 0,5mW\)
-
Câu 15:
ho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động \( E = 24V,r = 1\Omega\), tụ điện có điện dung \(C = 100 \mu F \), cuộn dây có hệ số tự cảm L=0,2H và điện trở \(R_0= 5\Omega\), điện trở \(R = 18\Omega\).Ban đầu khoá k đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khoá k. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt khoá k đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn.
A. 98,96 mJ
B. 24,74 mJ
C. 126,45 mJ
D. 31,61 mJ
-
Câu 16:
Mạch dao động gồm cuộn dây có hệ số tự cảm L = 4mH; tụ điện có điện dung C = 12nF. Mạch được cung cấp một công suất 1,8mW để duy trì dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại trên hai bản tụ là \(3\sqrt3 V\) Điện trở của mạch là:
A. 44,4Ω
B. 66,7Ω
C. 22,2Ω
D. 33,3Ω
-
Câu 17:
Mạch dao động có L = 3,6.10-4 H; C = 18 nF. Mạch được cung cấp một công suất 6mW để duy trì dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại trên hai bản tụ là 10V. Điện trở của mạch là:
A. 2 Ω
B. 1,2 Ω
C. 2,4 Ω
D. 1,5 Ω
-
Câu 18:
Một mạch dao động có tụ điện với điện dung C = 6pF, cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 2,4mH và điện trở hoạt động \(R = 5 \Omega\) Để duy trì dao động của mạch như ban dầu thì cần nguồn cung cấp cho mạch có công suất \(45 \mu W\). Hiệu điện thế cực đại trên tụ là?
A. 60V
B. 30√2V
C. 30V
D. 60√2V
-
Câu 19:
Một mạch dao động có tụ với C = 300pF, cuộn cảm có L = 3μH và điện trở hoạt động R=15 Ω. Để duy trì dao động của mạch như ban dầu thì cần nguồn cung cấp cho mạch có công suất 18,75mW. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là?
A. 5 V
B. 0,5 mV
C. 0,25 V
D. 2,5 V
-
Câu 20:
Mạch dao động gồm cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,2mH và tụ điện có điện dung C = 1,8nC, vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì một hiệu điện thế cực đại 5V giữa 2 bản cực của tụ phải cung cấp cho mạch một công suất P = 3mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị :
A. \(\frac{80}{3}\Omega\)
B. \(\frac{20}{3}\Omega\)
C. \(\frac{160}{3}\Omega\)
D. \(\frac{40}{3}\Omega\)
-
Câu 21:
Mạch dao động gồm cuộn dây có L = 2.10-4(H) và C = 8nF , vì cuộn dây có điện trở thuần nên để duy trì một hiệu điện thế cực đại 5V giữa 2 bản cực của tụ phải cung cấp cho mạch một công suất P = 6mW. Điện trở của cuộn dây có giá trị :
A. 100Ω
B. 10Ω
C. 12Ω
D. 50Ω
-
Câu 22:
Phần năng lượng mất mát do tỏa nhiệt trên điện trở R của mạch được xác định bởi biểu thức nào sau đây:
A. \( Q = \frac{{U_0^2}}{2}R\)
B. \( Q = \frac{{I_0^2}}{2}Rt\)
C. \( Q = I_0^2Rt\)
D. \( Q = \frac{{I^2}}{2}R\)
-
Câu 23:
Công suất cần phải cung cấp thêm cho mạch để duy trì dao động có biểu thức:
A. \( P = {U^2}r = \frac{{U_0^2}}{2}r\)
B. \( P =I_0^2r\)
C. \(P = \frac{{{I^2}}}{2}r\)
D. \( P = \frac{{{I_0^2}}}{2}r\)
-
Câu 24:
Chọn phương án sai khi nói về bổ sung năng lượng cho mạch:
A. Để bổ sung năng lượng người ta sử dụng máy phát dao động điều hoà.
B. Dùng nguồn điện không đổi cung cấp năng lượng cho mạch thông qua tranzito
C. Sau mỗi chu kì, mạch được bổ sung đúng lúc một năng lượng lớn hơn hoặc bằng năng lượng đã tiêu hao.
D. Máy phát dao động điều hoà dùng tranzito là một mạch tự dao động để sản ra dao động điện từ cao tần.
-
Câu 25:
Hiện tượng cộng hưởng trong mạch LC xảy ra càng rõ nét khi :
A. Tần số riêng của mạch càng lớn.
B. Cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
C. Điện trở thuần của mạch càng lớn.
D. Điện trở thuần của mạch càng nhỏ.
-
Câu 26:
Mắc mạch dao động LC vào một nguồn điện ngoài, nguồn này có hiệu điện thế biến thiên theo thời gian u = U0cosωt. Nhận xét nào sau đây về dòng điện trong mạch LC là đúng:
A. Dòng điện trong mạch LC biến thiên theo tần số \( {\omega _0} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
B. Biên độ dòng điện trong mạch chỉ phụ thuộc biên độ điện áp u và điện trở thuần của mạch.
C. Biên độ dòng điện trong mạch LC đạt cực đại nếu \( LC = \frac{1}{{{\omega ^2}}}\)
D. Dao động điện từ trong mạch LC là một dao động điện từ duy trì của một hệ tự dao động.
-
Câu 27:
Dao động điện từ trong mạch LC tắt càng nhanh khi ?
A. Tụ điện có điện dung càng lớn.
B. Mạch có điện trở càng lớn.
C. Mạch có tần số riêng càng lớn.
D. Cuộn dây có độ tự cảm càng lớn.
-
Câu 28:
Trong mạch dao động LC, khi cuộn dây có điện trở càng lớn thì
A. Mạch dao động tắt càng nhanh
B. Mạch dao động tắt chậm
C. Mạch dao động với tần số bằng tần số riêng của mạch
D. Mạch dao động tự do
-
Câu 29:
Trong mạch dao động điện từ LC, với cuộn dây có điện trở R. Sự tắt dần nhanh hay chậm phụ thuộc vào ?
A. Độ tự cảm
B. Điện trở R của cuộn dây.
C. Điện dung C.
D. Tần số dao động riêng của mạch.
-
Câu 30:
Tìm phát biểu sai. Dao động điện từ trong mạch dao động LC bị tắt dần là do:
A. Điện từ trường biến thiên tạo ra bức xạ sóng điện từ ra ngoài
B. Dây dẫn có điện trở nên mạch mất năng lượng vì tỏa nhiệt
C. Từ trường của cuộn dây biến thiên sinh ra dòng Fu-cô trong lõi thép của cuộn dây
D. Có sự chuyển hóa năng lượng từ điện trường sang từ trường và ngược lại.
-
Câu 31:
Dao động điện từ tắt dần là dao động
A. Có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian do mất mát năng lượng
B. Có biên độ không đổi mà không cần một nguồn nào cấp năng lượng
C. Có mạch dao động cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn của chu kì
D. Điện từ cộng hưởng
-
Câu 32:
Dao động điện từ duy trì là dao động
A. Có biên độ và năng lượng giảm dần theo thời gian
B. Có biên độ không đổi mà không cần một nguồn nào cấp năng lượng
C. Có mạch dao động cung cấp một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng mất mát trong mỗi giai đoạn của chu kì
D. Là dao động điện từ cộng hưởng
-
Câu 33:
Dao động điện từ nào dưới đây xảy ra trong một mạch dao động có thể có biên độ giảm dần theo thời gian?
A. Dao động điện từ duy trì.
B. Dao động điện từ không lí tưởng.
C. Dao động điện từ riêng.
D. Dao động điện từ cộng hưởng.
-
Câu 34:
Trong mạch LC lí tưởng, khi tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện qua cuộn cảm thì dao động điện từ trong mạch là:
A. Dao động điện từ tắt dần
B. Dao động điện từ duy trì
C. Dao động điện từ cưỡng bức
D. Dao động điện từ tự do
-
Câu 35:
Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi Qo là điện tích cực đại giữa hai bản tụ; q và i là điện tích và Cđdđ trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \(i = \sqrt {LC\left( {Q_0^2 - {q^2}} \right)} \)
B. \(i = \sqrt {\left( {Q_0^2 - {q^2}} \right)/LC} \)
C. \(i = \sqrt {\left( {Q_0^2 - {q^2}} \right)} /LC\)
D. \(i = \sqrt {C\left( {Q_0^2 - {q^2}} \right)/L} \)
-
Câu 36:
Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là Cđdđ trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, I0 là Cđdđ cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và I0 là
A. \(L\left( {I_0^2 + {i^2}} \right)/C = {u^2}\)
B. \(C\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)/L = {u^2}\)
C. \(L\left( {I_0^2 - {i^2}} \right)/C = {u^2}\)
D. \(\left( {I_0^2 + {i^2}} \right) = {u^2}\)
-
Câu 37:
Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và Cđdđ trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là
A. \({i^2} = LC(U{}_0^2 - {u^2})\)
B. \({i^2} = C(U{}_0^2 - {u^2})/L\)
C. \({i^2} = \sqrt {LC} (U{}_0^2 - {u^2})\)
D. \({i^2} = L(U{}_0^2 - {u^2})/C\)
-
Câu 38:
Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và Cđdđ cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức
A. \(f{\rm{ }} = 1/2\pi LC\)
B. \(f{\rm{ }} = {\rm{ }}2pL{\bf{C}}\)
C. \(f{\rm{ }} = {Q_0}/2\pi {I_0}\)
D. \(f{\rm{ }} = {I_0}/2\pi {Q_0}\)
-
Câu 39:
Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không. Khi trong mạch có dao động điện từ tự do với biểu thức điện tích trên bản tụ điện là q=q0cos(ωt+φ) thì giá trị cực đại của Cđdđ trong mạch là
A. \(\omega {q_0}/2\)
B. \(\omega {q_0}/\sqrt[]{2}\)
C. \(\sqrt[]{2}\omega {q_0}\)
D. \(\omega {q_0}\)
-
Câu 40:
Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng Uo. Giá trị cực đại của Cđdđ trong mạch là
A. \({I_0} = {U_0}\sqrt {LC} \)
B. \({I_0} = {U_0}\sqrt {L/C} \)
C. \({I_0} = {U_0}\sqrt {C/L} \)
D. \({I_0} = {U_0}/\sqrt {LC} \)
-
Câu 41:
Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Qo và Cđdđ cực đại trong mạch là Io thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là
A. \(T = 2\pi {Q_0}/{I_0}\)
B. \(T = 2\pi LC\)
C. \(T = 2\pi {I_0}/{Q_0}\)
D. \(T = 2\pi {Q_0}{I_0}\)
-
Câu 42:
Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi
A. \(T = 2\pi \sqrt {C/L} \)
B. \(T = 2\pi \sqrt[]{{L/C}}\)
C. \(T = 2\pi /\sqrt[]{{LC}}\)
D. \(T = 2\pi \sqrt[]{{LC}}\)
-
Câu 43:
Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
A. \(\omega = 2\pi \sqrt[]{{LC}}\)
B. \(\omega = 2\pi /\sqrt[]{{LC}}\)
C. \(\omega = \sqrt[]{{LC}}\)
D. \(\omega = 1/\sqrt[]{{LC}}\)
-
Câu 44:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dao động trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng
A. 0
B. π/4
C. π
D. π/2
-
Câu 45:
Dòng điện dịch
A. là dòng chuyển dịch của các hạt mang điện.
B. là khái niệm chỉ sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ.
C. là dòng điện trong mạch dao động LC.
D. dòng chuyển dịch của các hạt mang điện qua tụ điện.
-
Câu 46:
Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do điện tích đứng yên gây ra.
B. Đường sức từ của từ trường luôn là các đường cong kín.
C. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường.
D. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
-
Câu 47:
Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Chỉ có điện trường tĩnh mới tác dụng lực điện lên các hạt mang điện, còn điện trường xoáy thì không.
B. Điện trường và từ trường là hai biểu hiện cụ thể của trường điện từ.
C. Khi điện trường biến thiên theo thời gian thì nó sẽ làm xuất hiện từ trường có đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường.
D. Đường sức của điện trường xoáy là những đường cong khép kín.
-
Câu 48:
Trong không gian giữa hai bản tụ của mạch dao động LC đang hoạt động. Điều nào sau đây là đúng:
A. Chỉ có điện trường, không có từ trường.
B. Có điện trường nhưng là điện trường xoáy.
C. Từ trường trong không gian giữa hai bản tụ có đường sức từ giống đường sức từ của từ trường do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra.
D. Có từ trường nhưng là từ trường đều.
-
Câu 49:
Dòng điện dịch
A. dòng chuyển dịch của các hạt mang điện qua tụ điện.
B. là dòng chuyển dịch của các hạt mang điện.
C. là khái niệm chỉ sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ.
D. là dòng điện trong mạch dao động LC.
-
Câu 50:
Trong mạch dao động, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây?
A. Tần số nhỏ.
B. Tần số rất lớn.
C. Chu kì rất lớn.
D. Cường độ rất lớn.