Trắc nghiệm Mạch dao động Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng
A. tự cảm.
B. cộng hưởng điện.
C. cảm ứng điện từ.
D. từ hoá.
-
Câu 2:
Để dao động điện từ của mạch dao động LC không bị tắt dần, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Ban đầu tích điện cho tụ điện một điện tích rất lớn.
B. ạo ra dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
C. Sử dụng tụ điện có điện dung lớn và cuộn cảm có độ tự cảm nhỏ để lắp mạch dao động.
D. Cung cấp thêm năng lượng cho mạch bằng cách sử dụng máy phát dao động dùng tranzito.
-
Câu 3:
Trong một mạch dao động điện từ không lí tưởng, đại lượng có thể coi như không đổi theo thời gian là
A. pha dao động.
B. năng lượng điện từ.
C. chu kì dao động riêng.
D. biên độ.
-
Câu 4:
Trong thực tế, các mạch dao động LC đều tắt dần. Nguyên nhân là do
A. luôn có sự toả nhiệt trên dây dẫn của mạch.
B. cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm có biên độ giảm dần.
C. điện tích ban đầu tích cho tụ điện thường rất nhỏ.
D. năng lượng ban đầu của tụ điện thường rất nhỏ.
-
Câu 5:
Trong dao động điện từ và dao động cơ học, cặp đại lượng cơ - điện nào sau đây có vai trò không tương đương nhau?
A. Li độ x và điện tích q.
B. Khối lượng m và độ tự cảm L.
C. Độ cứng k và 1/C.
D. Vận tốc v và điện áp u.
-
Câu 6:
Một cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch dao động LC. Chu kỳ dao động điện từ tự do của mạch này phụ thuộc vào
A. dòng điện cực đại chạy trong cuộn dây của mạch dao động.
B. điện tích cực đại của bản tụ điện trong mạch dao động.
C. điện dung C và độ tự cảm L của mạch dao động.
D. hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của mạch dao động.
-
Câu 7:
Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kỳ
A. phụ thuộc vào cả L và C.
B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. Phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
D. không phụ thuộc vào L và C.
-
Câu 8:
Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Chu kỳ dao động riêng của mạch
A. tăng khi tăng điện dung C của tụ điện.
B. không đổi khi điện dung C của tụ điện thay đổi.
C. giảm khi tăng điện dung C của tụ điện.
D. tăng gấp đôi khi điện dung C của tụ điện tăng gấp đôi.
-
Câu 9:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và Cđdđ qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau.
B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau.
D. với cùng biên độ.
-
Câu 10:
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
A. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
B. không thay đổi theo thời gian.
C. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
D. biến thiên điều hòa theo thời gian.
-
Câu 11:
Mạch dao động lý tưởng gồm
A. một tụ điện và một cuộn cảm thuần.
B. một tụ điện và một điện trở thuần.
C. một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần.
D. một nguồn điện và một tụ điện.
-
Câu 12:
Mạch biến điệu biên độ có chức năng
A. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần (sóng mang), biên độ sóng mang thay đổi nhưng tần số bằng tần số sóng âm tần.
B. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần (sóng mang), biên độ sóng mang thay đổi nhưng tần số bằng tần số sóng cao tần.
C. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần (sóng mang), biên độ sóng mang thay đổi và tần số cũng thay đổi.
D. Trộn sóng âm tần với sóng cao tần (sóng mang), biên độ tần số sóng mang không đổi.
-
Câu 13:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau.
B. luôn cùng pha nhau.
C. cùng tần số và lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\).
D. Cùng chu kì và lệch pha nhau \(\frac{{\pi }}{2}\).
-
Câu 14:
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích trên tụ điện
A. không thay đổi theo thời gian.
B. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
C. biến thiên điều hòa theo thời gian.
D. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
-
Câu 15:
Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường không đổi.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
-
Câu 16:
Mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau.
B. với cùng biên độ.
C. luôn cùng pha nhau.
D. với cùng tần số.
-
Câu 17:
Khi một mạch dao động lí tưởng hoạt động không có tiêu hao năng lượng thì
A. cường độ điện trường tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ điện.
B. khi năng lượng điện trường đạt cực đại thì năng lượng từ trường bằng không.
C. cảm ứng từ tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện.
D. ở mọi thời điểm, trong mạch chỉ có năng lượng điện trường.
-
Câu 18:
Trên mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. điện áp u giữa hai bản tụ trong mạch dao động biến thiên điều hòa.
B. dao động điện từ trong mạch là dao động tự do.
C. dòng điện trong mạch bao gồm cả dòng điện dẫn và dòng điện dịch.
D. dòng điện trong mạch chỉ là dòng các electron tự do.
-
Câu 19:
Một con lắc đơn chiều dài l đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu thức \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) có cùng đơn vị với biểu thức
A. \(\sqrt {\frac{l}{g}} \)
B. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)
C. l.g.
D. \(\sqrt {\frac{1}{{l.g}}} \)
-
Câu 20:
Trong mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do thì
A. Điện tích trên tụ điện không thay đổi theo thời gian.
B. Cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động không thay đổi theo thời gian.
C. Năng lượng điện trường tập trung trên tụ điện không thay đổi theo thời gan.
D. Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường không thay đổi.
-
Câu 21:
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là
A. \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
B. \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
C. \(2\pi \sqrt {LC} \)
D. \(\frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}\)
-
Câu 22:
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là
A. \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}.\)
B. \(\frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}.\)
C. \(2\pi \sqrt {LC} .\)
D. \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}.\)
-
Câu 23:
Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hòa và
A. ngược pha với cường độ dòng điện trong mạch.
B. lệch pha 0,5π so với cường độ dòng điện trong mạch.
C. cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.
D. lệch pha 0,25π so với cường độ dòng điện trong mạch.
-
Câu 24:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn ngược pha nhau.
B. luôn cùng pha nhau.
C. với cùng biên độ.
D. với cùng tần số.
-
Câu 25:
Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi hệ thức nào sau đây?
A. \(\text{T}=2\pi \sqrt{\text{LC}}.\)
B. \(\text{T}=2\pi \sqrt{\frac{\text{L}}{\text{C}}}.\)
C. \(\text{T}=\frac{\pi }{\sqrt{2\text{LC}}}.\)
D. \(\text{T}=2\pi \sqrt{\frac{\text{C}}{\text{L}}}.\)
-
Câu 26:
Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC.
A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hoà với tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch.
D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và từ trường là không đổi.
-
Câu 27:
Chọn phát biểu đúng khi so sánh dao động của con lắc lò xo và dao động điện từ trong mạch LC.
A. Khối lượng m của vật nặng tương ứng với hệ số tự cảm L của cuộn dây.
B. Độ cứng k của lò xo tương ứng với điện dung C của tụ điện.
C. Gia tốc a tương ứng với cường độ dòng điện i.
D. Vận tốc v tương ứng với điện tích q.
-
Câu 28:
Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng trong mạch dao động LC.
A. Năng lượng trong mạch dao động LC là một đại lượng biến đổi tuyến tính theo thời gian.
B. Năng lượng trong mạch dao động LC là một đại lượng biến đổi điều hoà với tần số góc \(\omega =\frac{1}{\sqrt{\text{LC}}}.\)
C. Năng lượng trong mạch dao động LC là một đại lượng được mô tả bằng một định luật hình sin.
D. Năng lượng trong mạch dao động LC là một đại lượng không đổi và tỉ lệ bình phương với tần số riêng của mạch.
-
Câu 29:
Trong mạch dao động, dòng điện trong mạch có đặc điểm là
A. chu kỳ rất lớn.
B. tần số rất lớn.
C. cường độ rất lớn.
D. năng lượng rất lớn.
-
Câu 30:
Chọn câu sai. Trong mạch dao động điện từ,
A. tần số dao động càng tăng khi điện dung của tụ càng giảm.
B. dao động điện từ trong mạch dao động là dao động tự do.
C. tần số dao động \(\omega =\frac{\text{1}}{\sqrt{\text{LC}}}\) là tần số góc dao động riêng của mạch.
D. chu kì càng tăng khi điện dung của tụ càng giảm.
-
Câu 31:
Chọn câu trả lời sai. Trong dao động điện từ,
A. năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cũng biến thiên tuần hoàn cùng pha dao động.
C. tại mọi thời điểm, tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường được bảo toàn.
D. sự biến thiên điện tích trong mạch dao động có cùng tần số với năng lượng tức thời của cuộn cảm và tụ điện.
-
Câu 32:
Khi điện trường biến thiên theo thời gian giữa các bản tụ điện thì
A. có một dòng điện chạy qua giống như trong dòng điện trong dây dẫn.
B. tương đương với dòng điện trong dây dẫn gọi là dòng điện dịch.
C. không có dòng điện chạy qua.
D. cả hai câu A, B đều đúng.
-
Câu 33:
Trong mạch dao động lí tưởng LC với chu kì T, tại thời điểm t = 0 dòng điện trong cuộn dây có giá trị cực đại I0 thì sau đó \(\frac{\text{T}}{\text{12}}\)
A. dòng điện trong cuộn dây có giá trị \(\text{i}=\frac{{{\text{I}}_{\text{0}}}}{2}.\)
B. dòng điện trong cuộn dây có giá trị \(\text{i}=\frac{\sqrt{3}{{\text{I}}_{\text{0}}}}{2}.\)
C. dòng điện trong cuộn dây có giá trị \(\text{i}=\frac{{{\text{I}}_{\text{0}}}}{\sqrt{2}}.\)
D. dòng điện trong cuộn dây có giá trị \(\text{i}=\frac{{{\text{I}}_{\text{0}}}}{\text{4}}.\)
-
Câu 34:
Khi xảy ra dao động trong mạch dao động lí tưởng thì
A. điện áp hai đầu tụ điện biến thiên điều hóa với tần số bằng nửa tần số của mạch.
B. điện tích trên tụ điện biến thiên điều hoà với tần số gấp đôi tần số của mạch.
C. cảm ứng từ B trong lòng ống dây đổi chiều hai lần trong một chu kì.
D. cường độ dòng điện đổi chiều một lần trong một chu kì.
-
Câu 35:
Chọn câu Đúng. Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một ntrron chậm.
D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
-
Câu 36:
Dòng điện dịch
A. là dòng chuyển dịch của các hạt mang điện.
B. là khái niệm chỉ sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ.
C. là dòng điện trong mạch dao động LC.
D. dòng chuyển dịch của các hạt mang điện qua tụ điện.
-
Câu 37:
Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do điện tích đứng yên gây ra.
B. Đường sức từ của từ trường luôn là các đường cong kín.
C. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường.
D. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
-
Câu 38:
Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Chỉ có điện trường tĩnh mới tác dụng lực điện lên các hạt mang điện, còn điện trường xoáy thì không.
B. Điện trường và từ trường là hai biểu hiện cụ thể của trường điện từ.
C. Khi điện trường biến thiên theo thời gian thì nó sẽ làm xuất hiện từ trường có đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường.
D. Đường sức của điện trường xoáy là những đường cong khép kín.
-
Câu 39:
Trong không gian giữa hai bản tụ của mạch dao động LC đang hoạt động. Điều nào sau đây là đúng:
A. Chỉ có điện trường, không có từ trường.
B. Có điện trường nhưng là điện trường xoáy.
C. Từ trường trong không gian giữa hai bản tụ có đường sức từ giống đường sức từ của từ trường do dòng điện trong dây dẫn thẳng dài gây ra.
D. Có từ trường nhưng là từ trường đều.
-
Câu 40:
Dòng điện dịch
A. dòng chuyển dịch của các hạt mang điện qua tụ điện.
B. là dòng chuyển dịch của các hạt mang điện.
C. là khái niệm chỉ sự biến thiên của điện trường giữa 2 bản tụ.
D. là dòng điện trong mạch dao động LC.
-
Câu 41:
Trong mạch dao động, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây?
A. Tần số nhỏ.
B. Tần số rất lớn.
C. Chu kì rất lớn.
D. Cường độ rất lớn.
-
Câu 42:
Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng
A. tự cảm.
B. cộng hưởng điện.
C. cảm ứng điện từ.
D. từ hoá.
-
Câu 43:
Để dao động điện từ của mạch dao động LC không bị tắt dần, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?
A. Ban đầu tích điện cho tụ điện một điện tích rất lớn.
B. Tạo ra dòng điện trong mạch có cường độ rất lớn.
C. Sử dụng tụ điện có điện dung lớn và cuộn cảm có độ tự cảm nhỏ để lắp mạch dao động.
D. Cung cấp thêm năng lượng cho mạch bằng cách sử dụng máy phát dao động dùng tranzito.
-
Câu 44:
Trong một mạch dao động điện từ không lí tưởng, đại lượng có thể coi như không đổi theo thời gian là
A. pha dao động.
B. năng lượng điện từ.
C. chu kì dao động riêng.
D. biên độ.
-
Câu 45:
Trong thực tế, các mạch dao động LC đều tắt dần. Nguyên nhân là do
A. luôn có sự toả nhiệt trên dây dẫn của mạch.
B. cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm có biên độ giảm dần.
C. điện tích ban đầu tích cho tụ điện thường rất nhỏ.
D. năng lượng ban đầu của tụ điện thường rất nhỏ.
-
Câu 46:
Trong dao động điện từ và dao động cơ học, cặp đại lượng cơ - điện nào sau đây có vai trò không tương đương nhau?
A. Li độ x và điện tích q.
B. Khối lượng m và độ tự cảm L.
C. Độ cứng k và 1/C.
D. Vận tốc v và điện áp u.
-
Câu 47:
Một cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch dao động LC. Chu kỳ dao động điện từ tự do của mạch này phụ thuộc vào
A. dòng điện cực đại chạy trong cuộn dây của mạch dao động.
B. điện tích cực đại của bản tụ điện trong mạch dao động.
C. điện dung C và độ tự cảm L của mạch dao động.
D. hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của mạch dao động.
-
Câu 48:
Mạch dao động điện từ điều hòa LC có chu kỳ
A. phụ thuộc vào cả L và C.
B. phụ thuộc vào C, không phụ thuộc vào L.
C. phụ thuộc vào L, không phụ thuộc vào C.
D. không phụ thuộc vào L và C.
-
Câu 49:
Trong một mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Chu kỳ dao động riêng của mạch
A. tăng khi tăng điện dung C của tụ điện.
B. không đổi khi điện dung C của tụ điện thay đổi.
C. giảm khi tăng điện dung C của tụ điện.
D. tăng gấp đôi khi điện dung C của tụ điện tăng gấp đôi.
-
Câu 50:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và Cđdđ qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau.
B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau.
D. với cùng biên độ.