Trắc nghiệm Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Xà phòng hóa hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba triglixerit với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol có khối lượng 5,52 gam và hỗn hợp Y gồm muối Y1 (C18H33O2Na) và muối Y2 (C18H35O2Na) có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của m là
A. 53,22
B. 53,04
C. 52,32
D. 50,34
-
Câu 2:
Xà phòng hoá hỗn hợp X gồm hai triglixerit (tỷ lệ mol 1 : 1) thu được glixerol và hỗn hợp hai muối của hai axit béo có tỷ lệ mol là 1 : 2. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp triglixerit thoả mãn?
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 3:
Trilinoleic có công thức là gì?
A. (C17H31COO)3C3H5
B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C17H35COO)3C3H5
D. (C15H31COO)3C3H5
-
Câu 4:
Trong các chất sau chất nào được coi là chất béo no?
A. Triolein, tripanmitin, tristearin.
B. Triolein, tripanmitin.
C. Tripanmitin, tristearin.
D. Trilinolein, tripanmitin, tristearin.
-
Câu 5:
Trong cơ thể lipit bị oxi hóa thành những chất nào dưới đây?
A. CO2, H2O.
B. NH3, CO2.
C. NH3, H2O.
D. NH3, CO2, H2O.
-
Câu 6:
Xà phòng là
A. Hỗn hợp các muối natri hoặc kali của các axit béo.
B. Hỗn hợp các muối natri hoặc kali của các axit axetic.
C. Hỗn hợp của dầu thực vật và mỡ động vật.
D. Hỗn hợp muối của nhôm với các axit béo.
-
Câu 7:
Khi ta thủy phân 1 chất béo T trong môi trường kiềm (NaOH), sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm 2 muối natri của axit béo. Số công thức cấu tạo của chất béo thỏa mãn là gì?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 8:
Nhận định nào sau đây chính xác về Lipit?
A. Lipit là chất béo.
B. Lipit là tên gọi chung của dầu, mỡ động vật thực vật.
C. Lipit là este của glixerol và các axit béo.
D. Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroid, photpholipit.
-
Câu 9:
Xà phòng hóa 17,24 gam chất béo cần 0,06 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là?
A. 18,24 gam.
B. 17,8 gam.
C. 16,68 gam.
D. 18,38 gam.
-
Câu 10:
Thủy phân 43,1 gam một chất béo Y bằng NaOH vừa đủ được 4,6 gam glixerol và m gam muối. Giá trị của m là?
A. 45 gam.
B. 4,45 gam.
C. 44,5 gam.
D. 54,4 gam.
-
Câu 11:
Đốt cháy m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cũng m gam chất béo này cho tác dụng NaOH thì khối lượng muối tạo thành là bao nhiêu?
A. 18,28 gam.
B. 33,36 gam.
C. 46,00 gam.
D. 36,56 gam.
-
Câu 12:
Xà phòng hóa m gam chất béo T bằng NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được 18,4 gam glixerol và 178 gam hỗn hợp 2 muối. T được tạo bởi 2 axit béo là?
A. axit oleic và axit panmitic.
B. axit oleic và axit stearic.
C. axit stearic và axit panmitic.
D. axit axetic và axit panmitic.
-
Câu 13:
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo: Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.
C. Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2
D. Sau bước 3, chất rắn nổi lên chính là xà phòng
-
Câu 14:
Thủy phân chất béo được những điều gì?
A. Axit oleic
B. Glixerol
C. Axit stearic
D. Axit panmitic.
-
Câu 15:
Dầu mỡ sẽ bị ôi và có mùi đặc trưng của hợp chất nào khi để lâu trong không khí?
A. Ancol.
B. Hiđrocacbon thơm.
C. Este.
D. Andehit.
-
Câu 16:
Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). CTCT của ba muối?
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
-
Câu 17:
Phát biểu nào dưới đây k đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.
C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo còn có tên là triglixerit.
-
Câu 18:
Triolein không tác dụng với chất nào?
A. H2 (có xúc tác)
B. dung dịch Br2
C. dung dịch NaOH
D. Cu(OH)2
-
Câu 19:
Chất nào sau đây có PTK lớn nhất ?
A. triolein
B. tripanmitin
C. tristearin
D. trilinolein
-
Câu 20:
Xà phòng hoá chất được glixerol?
A. tristearin
B. metyl axetat
C. metyl fomat
D. benzyl axetat
-
Câu 21:
Tính chỉ số xà phòng hóa của chất béo có chỉ số axit là 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic?
A. 175
B. 168
C. 184
D. 158
-
Câu 22:
Tính chỉ số xà phòng của lipit biết 2,52 gam một lipit tác dụng đủ với 90ml dung dịch NaOH 0,1M.
A. 150
B. 210
C. 200
D. 187
-
Câu 23:
Tính chỉ số axit biết cho 14 gam một mẩu chất béo tác dụng với 15ml dung dịch KOH 0,1M.
A. 6,0
B. 7,2
C. 5,5
D. 4,8
-
Câu 24:
Hãy chỉ ra câu sai về lipit?
A. Lipit là một loại chất béo
B. Lipit có trong tế bào sống
C. Lipit không hoà tan trong nước
D. Lipit là một loại este phức tạp
-
Câu 25:
Thuỷ phân 10g lipit cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72%.
A. 1,428
B. 1,028
C. 1,513
D. 1,628
-
Câu 26:
Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% tristearin để sản xuất 1 tấn xà phòng chứa 72% natri stearate.
A. 805,46g
B. 702,63g
C. 789,47g
D. 704,84g
-
Câu 27:
Tính mglixerol thu được khi thủy phân glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần 1,2 kg NaOH với %H = 80%?
A. 0,736 kg
B. 8,100 kg
C. 0.750 kg
D. 6,900 kg
-
Câu 28:
Phát biểu đúng khi nói về các chất béo?
(1) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là pứ thuận nghịch.
(4) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 29:
Sản phẩm thu được khi cho chất béo tác dụng với NaOH loãng?
A. glixerol và axit béo
B. glixerol và muối natri của axit béo(xà phòng)
C. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
D. glixerol và axit cacboxylic
-
Câu 30:
Sản phẩm thu được khi cho chất béo tác dụng với H2SO4 loãng?
A. glixerol và axit béo
B. glixerol và muối natri của axit béo
C. glixerol và axit cacboxylic
D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
-
Câu 31:
Đâu không phải là este của axit béo và glixerol?
A. Dầu luyn (dầu bôi trơn máy)
B. Dầu vừng (mè)
C. Dầu dừa
D. Dầu lạc (đậu phộng)
-
Câu 32:
Câu nào đúng khi nói về dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy?
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau hoàn toàn
C. Chỉ giống nhau về tính chất hoá học.
D. Đều là lipit.
-
Câu 33:
Xác định chỉ số axit biết loại axit này có chứa tristearin và axit béo stearic trong đó có 89% tristearin?
A. 7,2
B. 21,69
C. 175,49
D. 168
-
Câu 34:
Xác định tên axit thu được sau phản ứng biết xà phòng hóa trieste X bằng NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no.
A. Stearic
B. Oleic
C. Panmitic
D. Linoleic
-
Câu 35:
Tìm X và a biết đun sôi ag một triglixrit X với KOH thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic.
A. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 8,41g
B. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 8,41g
C. (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33; 4,81g
D. (C17H33COO)2C3H5OOCC17H31; 4,81g
-
Câu 36:
Xác định giá trị của a, b biết xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần ag dd NaOH 25% thu được 9,43g glixerol và bg muối natri?
A. 15,2 và 103,145
B. 5,12 và 10,3145
C. 51,2 và 103,145
D. 51,2 và 10,3145
-
Câu 37:
Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) vào anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO–C6H4–COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng với 43,2g axit axetylsalixylic cần bao nhiêu lít dung dịch KOH 1M.
A. 0,72.
B. 0,48.
C. 0,96.
D. 0,24.
-
Câu 38:
Thủy phân glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 trong 1,2kg NaOH với %H = 80% thu được bao nhiêu gam glixerol?
A. 8,100kg
B. 0,736kg
C. 6,900kg
D. 0,750kg
-
Câu 39:
Xác định công thức của chất béo A biết thủy phân A bằng NaOH thu được 1,84g glixerol và 18,24g một muối của axit béo duy nhất.
A. (C15H31COO)3C3H5
B. (C17H33COO)3C3H5
C. (C15H29COO)3C3H5
D. (C17H35COO)3C3H5
-
Câu 40:
Xác định chất béo biết thuỷ phân một lipit bằng NaOH thu được 46g glixerol và 429 gam hỗn hợp 2 muối.
A. C17H33COOH và C17H35COOH.
B. C15H31COOH và C17H35COOH.
C. C17H33COOH và C15H31COOH.
D. C17H31COOH và C15H31COOH.
-
Câu 41:
Tính chỉ số xà phòng chất béo biết chất béo đó chứa 4,23% axit oleic, 1,6% axit panmitic còn lại là triolein.
A. 190,85
B. 109,6
C. 163,2
D. 171,65
-
Câu 42:
Hãy tính khối lượng Ba(OH)2 cần để trung hòa 4 gam chất béo có chỉ số axit bằng 9?
A. 36mg
B. 54,96mg
C. 50mg
D. 20mg
-
Câu 43:
Tính chỉ số iot của triolein ?
A. 86,2
B. 26,0
C. 82,3
D. 102,0
-
Câu 44:
Xác định chỉ số xà phòng biết xà phòng hóa 63mg chất béo trung tính cần 10,08mg NaOH.
A. 224
B. 140
C. 180
D. 200
-
Câu 45:
Tính m xà phòng thu được khi cho 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 tác dụng với 7,366 kg KOH?
A. 39,719kg
B. 39,765kg
C. 31,877kg
D. 43,689 kg
-
Câu 46:
Tính m este thu được khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol biết H% = 80%?
A. 83,32gam
B. 82,23gam
C. 53,64 gam
D. 60 gam
-
Câu 47:
Xác định số đồng phân chỉ cho phản ứng tráng gương, biết este này chỉ có %O = 37,21%?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 48:
Hãy tính % của trieste biết chất béo Xchỉ gồm panmitin và stearin, khi đun nóng 42,82 kg chất béo với NaOH thu được 4,6 kg glixerol?
A. 42,15% và 57,85%.
B. 40% và 60%
C. 37,65% và 62,35%.
D. 36,55% và 63.45%
-
Câu 49:
Đốt a gam triglixerit X cần 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Hỏi, nếu cho a gam X phản ứng vừa đủ với NaOH, thu được bao nhiêu gam muối.
A. 54,84.
B. 53,16.
C. 60,36.
D. 57,12.
-
Câu 50:
Tìm Z biết Z thõa mãn quá trình: Triolein → X → Y → Z
A. axit linoleic.
B. axit oleic.
C. axit panmitic.
D. axit stearic