Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng ôn đới?
A. Rừng mưa nhiệt đới
B. Rừng taiga
C. Rừng rụng lá ôn đới
D. Đồng rêu
-
Câu 2:
Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng nhiệt đới?
A. Đông rêu Hàn đới.
B. Rừng lá kim.
C. Rừng lá rụng ôn đới.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
-
Câu 3:
Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ?
A. Thực vật.
B. Nấm.
C. Vi khuẩn hoại sinh.
D. Động vật ăn cỏ.
-
Câu 4:
Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật sản xuất?
A. Thực vật.
B. Nấm.
C. Vi khuẩn hoại sinh.
D. Động vật.
-
Câu 5:
Trong hoạt động sống của mình, khả năng tích tụ năng lượng dưới dạng sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất thuộc về hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hệ sinh thái đang suy thoái
B. Hệ sinh thái trưởng thành
C. Hệ sinh thái còn non
D. Hệ sinh thái già
-
Câu 6:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Sinh vật kí sinh
B. Lượng mưa
C. Ánh sáng
D. Độ ẩm
-
Câu 7:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Độ ẩm
B. Lượng mưa
C. Nhiệt độ
D. Con người
-
Câu 8:
Nhân tố vô sinh là các yếu tố vật lý, hóa học, khí hậu... trong môi trường.
A. Lượng mưa
B. Thực vật
C. Thú ăn thịt
D. Con người
-
Câu 9:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Ánh sáng
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3
C. Sinh vật phân giải
D. Tác động của con người
-
Câu 10:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Vi sinh vật
B. Nồng độ oxi
C. Quan hệ động vật ăn thịt - con mồi
D. Tảo
-
Câu 11:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Con người
B. Động vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất
D. Gió
-
Câu 12:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Thực vật
B. Nấm
C. Vi sinh vật
D. Đất
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau về sự trao đổi chất giữa quần xã với sinh cảnh :
1) Phần lớn vật chất trong chu trình trao đổi và có tuần hoàn,phần còn lại trở thành nguồn dự trữ thường ở dạng hóa thạch.
2) Cacbon trong môi trường vào chu trình ở dạng Cacbonic oxit và trở lại môi trường là nhờ sinh vật phân giải cùng với hoạt động hô hấp của sinh vật.
3) Thực chất ý nghĩa của chu trình sinh địa hóa là giúp duy trì sự cân bằng địa chất trong sinh quyển.
4) Chu trình sinh địa hóa là chu trình tái tạo chất trong tự nhiên cũng có nghĩa là chất trong môi trường vào cơ thể sinh vật qua các bậc dinh dưỡng rồi sau đó trở lại môi trường.
Số phát biểu sai là :A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau :
a) Đối với hệ sinh thái nhân tạo thì thành phần loài đa dạng hơn hệ sinh thái tự nhiên,còn về tính tăng trưởng,năng suất của hệ sinh thái nhân tạo thì lại cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
b) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái thực chất là dòng năng lượng bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời.
c) Đối với tỏi khi chúng tiết ra chất phitonxin sẽ gây nên ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh là ví dụ cho mối quan hệ cạnh tranh trong quần xã.
d) Sự giống nhau của diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là vào giai đoạn giữa lần lượt thay thế nhau.
e) Nguyên nhân chính của khống chế sinh học là do tác động của quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.
Số phát biểu đúng là :A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Vi sinh vật.
D. Hệ sinh thái.
-
Câu 16:
Cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và thỏ; thỏ làm mồi cho mèo rừng. Đàn mèo rừng trên đồng cỏ mỗi năm gia tăng 360kg và băng 30% lượng thức ăn mà chúng đồng hóa được từ thỏ. Trong năm đó thỏ vẫn còn 75% tổng sản lượng để duy trì ổn định của loài. Biết sản lượng cỏ là 10 tấn/ha/năm. Côn trùng sử dụng 20% tổng sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi thức ăn trung binh qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Khối lượng thức ăn mèo rừng đồng hóa được 2400kg/năm.
B. Sản lượng cỏ còn lại sau khi cung cấp cho côn trùng là 2 tấn/ha/năm.
C. Sản lượng chung của thỏ là 48000kg/năm.
D. Khối lượng thỏ làm thức ăn cho mèo rừng là 1200kg/năm.
-
Câu 17:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tương của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trinh tiến hoá.
C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li vê ổ sinh thái của mình.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với 1 hệ sinh thái?
A. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trinh.
B. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
C. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn.
D. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
-
Câu 19:
Lưới thức ăn bên đây được coi là lưới thức ăn điển hình ở một quần xã trên cạn. Cho các nhận định:
(1) Xét về khía cạnh hiệu suất sinh thái, tổng sinh khối của loài C và D có lẽ thấp hơn so với tổng loài A và B.
(2) Loài A và B chắc chắn là các sinh vật sản xuất chính trong quần xã kể trên.
(3) Sự diệt vong của loài C làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong nội bộ loài H.
(4) Sự diệt vong loài C và D khiến cho quần xã bị mất tới 66,7% số loài.
Số nhận định KHÔNG chính xác:A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế ?
A. Hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nông nghiệp.
C. Hệ sinh thái thành phố.
D. Hệ sinh thái thủy sinh.
-
Câu 21:
Trong quần xã, nhóm loài cho sản lượng sinh vật cao nhất thuộc về
A. động vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.
B. động vật ăn cỏ
C. động vật ăn thịt.
D. sinh vật tự dưỡng.
-
Câu 22:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất
A. Hoang mạc
B. Thảo nguyên.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Savan.
-
Câu 23:
Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ:
A. sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. môi trường vào sinh vật sau dó lại trở về môi trường.
D. sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
-
Câu 24:
Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
A. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao
B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp
C. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
-
Câu 25:
Cho chuỗi thức ăn gồm các sinh vật: thực vật phù du → động vật phù du → ấu trùng ăn thịt → cá vược tai to. Cá vược tai to là sinh vật tiêu thụ bậc
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 26:
Các loài chim khác nhau có thể sống với nhau trên một tán cây, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Các loài thường sống chung với nhau để chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các loài cùng nhau tìm kiếm một loại thức ăn nên không cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.
C. Các loài thường có xu hướng sống quần tụ bên nhau để chống kẻ thù.
D. Các loài không trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, nơi ở đủ để dung nạp số lượng chung của chúng.
-
Câu 27:
Ý kiến không đúng khi cho rằng năng lượng chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình tới 90% do
A. một phần không được sinh vật sử dụng.
B. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường.
C. một phần được sinh vật thải ra dưới dạng trao đổi chất, chất bài tiết.
D. phần lớn bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
-
Câu 28:
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Địa y. 2. Cây nắp ấm bắt chim sẻ.
3. Trùng roi và ruột mối. 4. Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng.
5. Chim mỏ đỏ và linh dương. 6. Vi khuẩn lam trên cánh bèo dâu.
7. Cầm tầm gửi trên thây cây gỗ.
Có bao nhiêu ví dụ trong các ví dụ trên thuộc mối quan hệ cộng sinh?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 29:
Cho các mối quan hệ giữa cá loài trong quần xã sau đây:
(1) Phong lan bám trên cây thân gỗ.
(2) Chim sáo và trâu rừng.
(3) Cây nắp ấm và ruồi.
(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(5) Lươn biển và cá nhỏ.
(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.
Mối quan hệ hợp tác là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1), (3) và (4)
C. (2), (4) và (5)
D. (3), (4) và (5)
-
Câu 30:
Cho các ví dụ:
(1)- Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2)- Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3)- Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4)- Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là.A. (1) và (4).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (2).
-
Câu 31:
Cho các ví dụ thể hiện các mối quan hệ sinh thái như sau:
1 Hải quỳ và cua
2 Cây nắp ấm bắt mồi
3 Kiến và cây kiến
4 Virut và tế bào vật chủ
5 Cây tầm gửi và cây chủ
6 Cá mẹ ăn cá con
7 Địa y
8 Tỉa thưa ở thực vật
9 Sáo đậu trên lưng trâu
10. Cây mọc theo nhóm
11 Tảo biển làm chết cá nhỏ ở vùng xung quanh
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa.
Có mấy nhận định sau đây là đúng khi phân tích đặc điểm của các mối quan hệ sinh thái trong các ví dụ trên?
(1). Quan hệ sinh thái giữa các sinh vật diễn ra trong quần xã và cả trong quần thể.
(2). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.
(3). Có 6 ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã.
(4). Không có ví dụ nào ở trên thể hiện mối quan hệ hội sinh.
(5). Có 2 ví dụ thể hiện mối quan hệ kí sinh.
(6). Có một ví dụ thể hiện mối quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác.
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 32:
Để thu được tổng năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi:
A. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.
B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp.
C. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.
D. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.
-
Câu 33:
Ở những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ, hình thành:
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá kim.
D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng.
-
Câu 34:
Độ đa dạng của một hệ sinh thái rừng nhiệt đới phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Sản lượng sơ cấp tinh.
B. Sản lượng sinh vật toàn phần.
C. Hiệu suất chuyển hóa.
D. Sự tiêu phí năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng.
-
Câu 35:
Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5×106kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau:
Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Nhận định nào sau đây là không đúng?
1. Hệ sinh thái X có chuỗi thức ăn dài hơn nên độ đa dạng cao và ổn định cao hơn
2. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái X cao hơn
3. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y thấp hơn
4. Mối quan hệ cộng sinh, hội sinh của hệ sinh thái Y nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Giả sử năng lượng tích lũy của các sinh vật trong một chuỗi thức ăn như sau: sinh vật sản xuất là 3x106 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 14x105 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 196 x103 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 15x103 Kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4 là 1.620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với cấp 2 và động vật ăn thịt cấp 3 so với động vật ăn thịt cấp 1 lần lượt là:
A. 1,07%; 0,827%
B. 7,65%; 1,07%
C. 0,827%; 10,8%.
D. 1,07%; 0,12%.
-
Câu 37:
Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 lớn hơn hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 1
B. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 nhỏ hơn hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3.
C. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 3 lớn hơn hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 1
D. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 nhỏ hơn hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với sinh vật tiêu thụ bậc 1.
-
Câu 38:
Giã sử năng lượng của một ha đồng cỏ trong một ngày: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất, của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 lần lượt:
A. 0,92% ; 45,5%
B. 0,57% ; 0,92%
C. 0,0052% ; 45,5%
D. 0,92% ; 0,57%
-
Câu 39:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất:
Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,0052%
D. 45,5%
-
Câu 40:
Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
A. 0,57%
B. 0,92%
C. 0,42%
D. 45,5%
-
Câu 41:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28× 105 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21× 104 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165× 102 kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:
A. giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và cấp 1.
B. giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và cấp 2.
C. giữa bậc dinh dưỡng cấp 5 và cấp 4.
D. giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 và cấp 3.
-
Câu 42:
Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau:
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 × 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 × 105 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 × 104 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 × 102 kcal
- Sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal
Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. 7,86%
B. 9,03%
C. 7,5%
D. 10,18%
-
Câu 43:
Khi nói về tháp sinh thái phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã trong tương lai.
B. Tháp số lượng được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
D. Tháp năng lượng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé.
-
Câu 44:
Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
-
Câu 45:
Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tháp số lượng luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp
B. Tháp sinh thái là biểu đồ phản ánh mối quan hệ cộng sinh giữa các loài
C. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn (đáy rộng, đỉnh hẹp)
D. Tháp khối lượng thường có đáy và đỉnh bằng nhau
-
Câu 46:
Nhận định đúng nhất về tháp sinh thái là:
A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao
-
Câu 47:
Cho các phát biểu sau:
(1) Một tháp sinh khối bền vững đôi khi có bậc dinh dưỡng phía trên rộng hơn bậc dinh dưỡng phía dưới.
(2) Mỗi loài sinh vật có thể tham gia nhiều lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
(3) Tháp sinh khối bền vững luôn có cạnh xiên.
(4) Sinh vật tiêu thụ chỉ là động vật.
(5) Số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng cao hơn luôn ít hơn bậc dinh dưỡng thấp hơn.
Tổ hợp phát biểu đúng là:
A. 1
B. 1, 2
C. 1, 2, 3
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 48:
Thường trong một tháp sinh thái, các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao hơn thì nhỏ hơn các giá trị ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Nếu ngược lại thì hình tháp sinh thái được gọi là hình đảo ngược. Trường hợp nào có thể dẫn đến các tháp sinh thái đảo ngược?
(1) Một tháp sinh khối trong đó sinh vật sản xuất có vòng đời rất ngắn so với các sinh vật tiêu thụ.
(2) Một tháp sinh khối trong đó các sinh vật tiêu thụ có vòng đời ngắn so với các sinh vật sản xuất.
(3) Một tháp sinh vật lượng trong đó khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật sản xuất lớn hơn khối lượng cơ thể các cá thể sinh vật tiêu thụ một vài lần.
(4) Một tháp sinh vật lượng trong đó sinh vật tiêu thụ bậc 1 là loài chiếm ưu thế với số lượng cá thể rất lớn.
(5) Khí hậu cực nóng sẽ tạo ra tháp sinh thái đảo ngược.
Số câu đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 49:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và tháp sinh thái?
(1) Trong một lưới thức ăn, động vật ăn động vật có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
(3) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
(4) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
(5) Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
(6) Quan sát một tháp sinh tháp có thể biết được mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
(7) Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắc xích chung.
(8) Tháp sinh khối trong tự nhiên luôn luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
(9) Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là vai trò của các loài trong quần xã.
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
-
Câu 50:
Cơ sở để xác định chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là:
A. vai trò của các loài trong quần xã
B. mối quan hệ sinh sản giữa các cá thể trong loài
C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
D. mối quan hệ về nơi ở giữa các loài trong quần xã