Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong một hồ nước có nhiều loài cá cùng sinh sống với nhau, có loài sống nổi trên tầng mặt, có loài sống ở sát tầng đáy, có loài ăn tảo và thực vật, có loài ăn các loại ấu trùng trong nước,... Khi nói về các loài các trong hồ này, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng:
I. Các loài cá trong ao có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.
II. Các loài cá đều sống trong hồ nên có cùng ổ sinh thái về nơi sống.
III. Các loài cá trong ao có cùng ổ sinh thái về tầng nước trong hồ.
IV. Sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ giữa các loài cá sống ở gần mặt nước và các loài cá sống ở sát tầng đáy
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 2:
Sau 1 trận cháy rừng, số lượng các loài thực vật trong khu rừng suy giảm nghiêm trọng. Sau một thời gian dài đã xuất hiện trở lại một quần thể mới với số lượng tương đương quần thể ban đầu. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:
I. Quần thể đã chịu ảnh hưởng của yêu tố ngẫu nhiên.
II. Quần thể phục hồi có thể có vốn gen nghèo nàn hơn quần thể trước lúc giảm sút.
III. Quần thể này phục hồi tại nơi ở cũ nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
IV. Đây là quá trình diễn thế thứ sinh.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 3:
Thực vật C4 được phân bố như thế nào?
A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới.
B. Sống ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới
C. Sống ở vùng nhiệt đới
D. Sống ở vùng sa mạc
-
Câu 4:
Có bao nhiêu phát biểu đúng dưới đây khi nói về hệ sinh thái ?
(1) Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
(2) Năng lượng trong hệ sinh thái được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng.
(3) Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần.
(4) Sản lượng sinh vật thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng sinh vật sản xuất
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 5:
Cho các nhận định sau :
(1) Loài chủ chốt là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, hoạt động của chúng mạnh.
(2) Sản lượng sinh vật thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng sinh vật sản suất.
(3) Sinh vật tự dưỡng có ảnh hưởng quan trọng nhất đến mọi chuỗi thức ăn.
(4) Trong các kiểu phân bố của các loài trong không gian, phân bố theo mặt phẳng ngang thì các loài thường tập trung ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như: đất đai màu mỡ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 6:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi.
(2) Động vật nổi.
(3) Giun.
(4) Cỏ.
(5) Cá ăn thịt.
Có bao nhiêu nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 7:
Đặc điểm nổi bật của hệ động, thực vật trên đảo đại dương là gì?
A. Có toàn các loài du nhập từ các nơi khác đến
B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất
C. Có toàn những loài đặc hữu.
D. Có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa
-
Câu 8:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1- Ổ sinh thái của loài là khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới hạn sinh thái của loài
2- Do nhu cầu ánh sáng của các loài cây khác nhau nên hình thành các ổ sinh thái về ánh sáng khác nhau
3- Ổ sinh thái cũng chính là nơi cư trú của loài
4- Các loài chim cùng sinh sống trên một cây chắc chắn có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn
5- Khi sống trong cùng sinh cảnh, để tránh canh tranh thì các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 9:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phái biểu đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái (HST)?
1- Trong HST, năng lượng được truyền theo một chiều , từ môi trường vào sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường.
2- Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do thất thoát qua hô hấp, bài tiết, toả nhiệt, rơi rụng...
3- Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vào chu trình sinh dưỡng.
4- Vật chất và năng lượng trong HST được trao đổi theo chu trình có tính tuần hoàn
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 10:
Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
1- Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2- Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
3- Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
4- Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 1, 3, 4
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4
-
Câu 11:
Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng
A. hội sinh
B. hiệu quả nhóm
C. khống chế sinh học
D. ức chế cảm nhiễm
-
Câu 12:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 13:
Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong môi trường sống không giới hạn, mức sinh sản của quần thể đạt tối đa
B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng cá thể được sinh ra trong mỗi thế hệ
C. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
D. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian
-
Câu 14:
Có hai hệ sinh thái tự nhiên (X và Y) đều tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời ở mức 5×106kcal/m2/ngày. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng được thể hiện qua bảng sau
Biết rằng năng lượng mất do hô hấp của sinh vật qua mỗi bậc dinh dưỡng là 90%. Nhận định nào sau đây là không đúng?
1. Hệ sinh thái X có chuỗi thức ăn dài hơn nên độ đa dạng cao và ổn định cao hơn
2. Hiệu suất sinh thái của hệ sinh thái X cao hơn
3. Hiệu suất sinh thái của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Y thấp hơn
4. Mối quan hệ cộng sinh, hội sinh của hệ sinh thái Y nhiều hơn so với hệ sinh thái X nên khả năng khai thác nguồn sống hiệu quả hơn.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì các cá thể thường cạnh tranh gay gắt với nhau.
II. Kích thước của quần thể bị ảnh hưởng bởi mức sinh sản, mức tử vong, mức xuất cư và mức nhập cư.
III. Kích thước của quần thể không chịu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh từ môi trường.
IV. Kích thước quần thể của các loài khác nhau thường giống nhau khi cùng sống trong một môi trường.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 16:
Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
A. Theo chu kì năm
B. Theo chu kì mùa
C. Không theo chu kì
D. Theo chu kì tuần trăng
-
Câu 17:
Sơ đồ bên biểu diễn chu trình cacbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Dựa vào mũi tên chỉ dòng vật chất (cacbon) trong sơ đồ, tên của các thành phần A, B, C và D lần lượt là
A. sinh vật sản xuất; sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải và khí quyển
B. sinh vật tiêu thụ; khí quyển; sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
C. sinh vật phân giải; khí quyển; sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất
D. sinh vật tiêu thụ; sinh vật phân giải; sinh vật sản xuất và khí quyển
-
Câu 18:
Trong các ví dụ về mối quan hệ sinh thái sau đây, ví dụ nào thể hiện các loài tham gia đều không bị hại?
A. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh
B. Cây tầm gửi sống bám trên cây gôc lớn trong rừng mưa nhiệt đới
C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn
D. Một số loài giun sán sống trong ruột lợn
-
Câu 19:
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
1. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
2. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
3. Số lượng mèo rừng tăng do số lượng hươu tăng lên.
4. Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
5. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 20:
Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Thực vật.
B. Động vật đơn bào.
C. Động vật không xương sống.
D. Động vật có xương sống.
-
Câu 21:
Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo.
B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài
C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác.
D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
-
Câu 22:
Nghiên cứu nồng độ DDT trong một chuỗi thức ăn cho thấy nồng độ chất độc thay đổi qua mỗi mắt xích theo hình tháp sau đây (ppm = phần triệu)
Trong số các nhận xét sau đây, nhận xét KHÔNG chính xác là:
A. Qua mỗi mắt xích lượng chất độc được tích lũy càng nhiều.
B. So với mắt xích trước sự thay đổi nồng độ DDT giữa bồ nông và cá gấp 2,5 lần so với sự thay đổi nồng độ DDT giữa cá và tôm.
C. Hiện tượng tăng nồng độ chất độc qua mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn cho thấy hiện tượng khuếch đại sinh học.
D. Con người sử dụng các loài càng gần sinh vật sản xuất càng an toàn trước các chất độc tích lũy.
-
Câu 23:
Sử dụng các số liệu và các phân tích về số lượng, sinh khối và năng lượng tiêu thụ của một chuỗi thức ăn điển hình của một quần xã sinh vật có thể xây dựng được tháp sinh thái. Điều khẳng định nào dưới đây về tháp sinh thái là chính xác?
A. Tháp số lượng luôn có dạng chuẩn, đáy rộng và đỉnh nhỏ.
B. Từ tháp số lượng có thể tính toán được hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Trong tháp năng lượng, các loài ở trên luôn cung cấp đầy đủ năng lượng cho các loài ở dưới.
D. Tháp sinh thái xây dựng đối với quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo thấp, sinh khối vật tiêu thụ cao, tháp sinh khối bị biến dạng.
-
Câu 24:
Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì sinh vật nào sẽ tích tụ hàm lượng kim loại nặng lớn nhất?
A. Sinh vật số 1
B. Sinh vật số 4
C. Sinh vật số 6
D. Sinh vật số 7
-
Câu 25:
Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau:
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn
B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2
C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết
D. Đại bang là bậc dinh dưỡng cấp 5
-
Câu 26:
Sự giàu dinh dưỡng của các hồ thường làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu của sự khử oxi tới mức này là do
A. sự tiêu dùng oxi của các quần thể cá, tôm
B. các chất dinh dưỡng
C. sự tiêu dùng oxi của các quần thể thực vật
D. sự oxi hóa của các chất mùn bã
-
Câu 27:
Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?
A. Cào cào
B. Ếch
C. Rắn
D. Đại bàng
-
Câu 28:
Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng
A. sinh vật dị dưỡng
B. sinh vật tự dưỡng
C. sinh vật phân giải chat hữu cơ
D. sinh vật hóa tự dưỡng
-
Câu 29:
Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên
A. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
B. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
C. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
D. số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong 1 đơn vị thời gian, ở mỗi bậc dinh dưỡng
-
Câu 30:
Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật nào tạo ra?
A. sinh vật dị dưỡng
B. sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. sinh vật phân giải
D. sinh vật sản xuất
-
Câu 31:
Câu nào sau đây là đúng?
A. Mọi tháp sinh thái trong tự nhiên luôn luôn có dạng chuẩn
B. Mỗi loài sinh vật chỉ có thể tham gia vào 1 chuỗi thức ăn
C. Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn không có mắt xích chung
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
-
Câu 32:
Tháp sinh thái nào luôn có dạng chuẩn?
A. Tháp số lượng
B. Tháp sinh khối
C. Tháp năng lượng
D. Cả A, B và C
-
Câu 33:
Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn?
A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn
B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn
C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn
D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn
-
Câu 34:
Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?
A. động vật ăn thực vật
B. thực vật
C. động vật ăn động vật
D. sinh vật phân giải
-
Câu 35:
Trong hệ sinh thái, nếu sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau thì trong số các chuỗi thức ăn sau, chuỗi thức ăn cung cấp năng lượng cao nhất cho con người là:
A. thực vật → thỏ → người
B. thực vật →người
C. thực vật → động vật phù du → cá → người
D. thực vật → cá → vịt → người
-
Câu 36:
Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn
-
Câu 37:
Có những dạng tháp sinh thái nào?
A. Tháp số lượng và tháp sinh khối
B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng
C. Tháp năng lượng và tháp số lượng
D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng
-
Câu 38:
Sinh vật nào dưới đây được gọi là sinh vật sản xuất?
A. Con chuột
B. Vi khuẩn
C. Trùng giày
D. Cây lúa
-
Câu 39:
Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là mối quan hệ đối kháng?
A. Lợn và giun đũa trong ruột lợn
B. Lúa và cỏ dại
C. Chim sáo và trâu rừng
D. Chim sâu và sâu ăn lá
-
Câu 40:
Cho các kiểu quan hệ:
I. Quan hệ hỗ trợ.
II. Quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Quan hệ hỗ trợ hợp tác.
IV. Quan hệ cạnh tranh cùng loài.
Có bao nhiêu mối quan hệ thể hiện mối quan hệ sinh thái trong quần thể?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 41:
Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Mối và trùng roi sống trong ruột mối.
B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
C. Chim ăn sâu và sâu ăn lá.
D. Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.
-
Câu 42:
Đặc điểm nào sau đây có ở mối quan hệ cộng sinh và mối quan hệ kí sinh?
A. Có ít nhất một loài có lợi.
B. Hai loài có kích thước cơ thể tương đương nhau.
C. Một loài luôn có hại.
D. Chỉ xảy ra khi hai loài có ổ sinh thái trùng nhau.
-
Câu 43:
Đến mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành con cái là mối quan hệ nào?
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Ức chế - cảm nhiễm.
D. Hỗ trợ cùng loài.
-
Câu 44:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
II. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
IV. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 45:
Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa
A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
-
Câu 46:
Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.
III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 47:
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh chắc chắn có ổ sinh thái về nhiệt độ trùng nhau hoàn toàn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 48:
Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzim phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. Hợp tác.
B. Hội sinh.
C. Cộng sinh.
D. Kí sinh.
-
Câu 49:
Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
D. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
-
Câu 50:
Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài A, B, C, D, E, G, H. Trong đó A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Các loài sinh vật trong quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng thể hiện trong sơ đồ sau
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về lưới thức ăn trên?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng.
II. Trong lưới thức ăn có 8 chuỗi thức ăn.
III. Khi kích thước quần thể loài E bị giảm thì số lượng cá thể của loài B và D tăng.
IV. Khi loài A bị nhiễm độc thì loài H có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3