Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khi nói về sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi nhóm sinh vật sản xuất của chuỗi thức ăn.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái dưới nước tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái trên cạn.
C. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh do các hệ sinh thái trên cạn tạo ra lớn hơn so với các hệ sinh thái dưới nước.
D. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh được hình thành bởi nhóm sinh vật tiêu thụ bậc I của chuỗi thức ăn.
-
Câu 2:
Trong một hệ sinh thái trên cạn, sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sinh vật phân giải, chủ yếu là nấm và vi khuẩn.
B. Sinh vật sản xuất, chủ yếu là thực vật.
C. Sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
D. Thực vật tự dưỡng, chủ yếu là thực vật có hoa.
-
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về thường biến?
A. Di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa.
B. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.
C. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường.
D. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.
-
Câu 4:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thực vật, một số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
-
Câu 5:
Khi nói về các thành phần hữu tính của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả sinh vật kí sinh và nấm đều được coi là sinh vật phân giải.
B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
C. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái ?
A. Các loại tháp sinh thái đều có đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp năng lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp khối lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh nhỏ.
-
Câu 7:
Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn
Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái thể hiện các bậc dinh duỡng của hệ sinh thái trên cạn là
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 5
D. Cả 5
-
Câu 8:
Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Có bao nhiêu điều giải thích sau đây là đúng?
(1) Hệ sinh thái dưới nước có ít loài sinh vật nên sự cạnh tranh khác loài diễn ra ít khốc liệt, dẫn tới có chuỗi thức ăn dài.
(2) Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật biến nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ sinh thái trên cạn.
(3) Động vật của hệ sinh thái dưới nước được nước nâng đỡ nên ít tiêu tốn năng lượng cho hoạt động di chuyển.
(4) Sinh vật sản xuất của hệ sinh thái dưới nước chủ yếu là vi tảo. Vi tảo có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa nên hiệu suất tiêu hóa của động vật ở mức cao.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn là vì:
A. hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng cao.
B. môi trường nước không bị ánh nắng mặt trời đốt nóng.
C. môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn và sinh vật di chuyển trong nước ít tiêu tốn năng lượng hơn nên tỉ lệ thất thoát năng lượng ít hơn.
D. môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
-
Câu 10:
Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài sinh vật nên có chuỗi thức ăn dài.
B. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ trên cạn.
C. Động vật của hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn.
D. Hệ sinh thái dưới nước ăn triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hóa cao hơn động vật trên cạn.
-
Câu 11:
Khi nói về các hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào dưới đây là chính xác?
A. Trong số năng lượng mà mỗi bậc dinh dưỡng lấy từ bậc trước, phần lớn sẽ được tích lũy và truyền cho bậc dinh dưỡng kế tiếp.
B. Lưới thức ăn trên cạn có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn so với chuỗi dưới nước nên số mắt xích thường kéo dài hơn chuỗi dưới nước.
C. Năng lượng được tái sử dụng qua mỗi bậc dinh dưỡng tạo thành chu trình năng lựợng trong hệ sinh thái.
D. Sự vận động cuả vật chất trong hệ sinh thái được biểu hiện qua chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và chu trình sinh địa hóa.
-
Câu 12:
Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật mà
A. ăn thịt nhau.
B. phân hủy để làm thức ăn.
C. tự "chế biến thức ăn".
D. hút chất dinh dưỡng từ sinh vật khác.
-
Câu 13:
Sinh vật nào sau đây thuộc mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn?
A. Rắn hổ mang
B. Cây ngô
C. Ếch đồng
D. Sâu ăn lá ngô
-
Câu 14:
Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
A. Thỏ
B. Cỏ
C. Cáo
D. Hổ
-
Câu 15:
Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác?
A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
B. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
D. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
-
Câu 16:
Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thế được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
II. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng có thể vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
III. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
IV. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Trong hệ sinh thái ở một khu rừng nhiệt đới, ánh sáng môi trường cung cấp 106 kcal/m2/ngày nhưng thực vật chỉ sử dụng được 3,5%, năng lượng mất đi do hô hấp 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng được 35 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng được 3,5 kcal, sinh vật tiêu thụ bậc 3 sử dụng được 0,52 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là
A. 10% và 10%.
B. 10% và 14,9%.
C. 1% và 10%.
D. 1% và 14,9%.
-
Câu 18:
Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
A. rắn hổ mang và chim chích
B. rắn hổ mang.
C. chim chích và ếch xanh.
D. châu chấu và sâu
-
Câu 19:
Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt 2.106 kcal/m2/ngày. Một loài tảo ở biển chỉ đồng hóa được 0,2% tổng năng lượng bức xạ đó. Các quần thể giáp xác khai thác được 20% năng lượng tích luỹ ở tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,1% năng lượng tích luỹ trong giáp xác. Cho biết diện tích của vùng biển là 104m2. Tổng năng lượng được tích lũy ở cá là:
A. 0,02%
B. 8000 kcal
C. 8 kcal
D. 800 kcal
-
Câu 20:
Một quần xã có các sinh vật sau:
(1) Tảo lục đơn bào (2) Cá rô (3) Bèo hoa dâu (4) Tôm
(5) Bèo Nhật Bản (6) Cá mè trắng (7) Rau muống (8) Cá trắm cỏ
Trong các sinh vật trên, số loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 21:
Lưới thức ăn sau mô tả một hệ sinh thái trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
Câu 22:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của vật ăn thịt - con mồi; kí sinh - vật chủ?
I. Để lấy được một lượng dinh dưỡng lớn từ cơ thể vật chủ nên số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.
II. Để kí sinh được vào vật chủ nên vật kí sinh thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn vật chủ.
III. Do nhu cầu cao về dinh dưỡng nên vật ăn thịt và vật kí sinh thường giết chết con mồi và vật chủ.
IV. Để bắt được con mồi nên số lượng vật ăn thịt thường lớn hơn số lượng con mồi.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 23:
Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. Tôm.
B. Tảo lục đơn bào.
C. Chim bói cá.
D. Cá rô.
-
Câu 24:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là không đúng?
(1) Sinh vật phân giải bao gồm các loài sinh vật sống hoại sinh như nấm và các loài vi khuẩn hóa tự dưỡng.
(2) Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm những loài sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
(3) Sinh vật tiêu thụ gồm chủ yếu là các loài động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.
(4) Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các chất vô cơ và các yếu tố khí hậu.
(5) Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các loài sinh vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Trong số các nhận xét sau, nhận xét nào đúng?
A. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, sinh vật thường có ổ sinh thái hẹp hoặc rất hẹp.
B. Đối với môi trường nước ít biến động về nhiệt độ, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài là giống nhau.
C. Ổ sinh thái của một loài là tập hợp tất cả các nhân tố sinh thái nằm trong khoảng xác định mà trong khoảng đó loài phát triển thuận lợi nhất.
D. Khi các nhân tố sinh thái nằm ngoài khoảng thuận lợi, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
-
Câu 26:
Cho lưới thức ăn sau
Ý nào sau đây đúng?
A. Có 2 chuỗi thức ăn có 6 mắt xích.
B. Châu chấu tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
C. Dê và bọ rùa đều tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.
D. Châu chấu và gà rừng vừa là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, vừa là quan hệ cạnh tranh.
-
Câu 27:
Cho lưới thức ăn sau
I. Có 2 chuỗi thức ăn có 6 mắt xích.
II. Châu chấu tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.
III. Dê và bọ rùa đều tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.
IV. Châu chấu và gà rừng vừa là mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, vừa là quan hệ cạnh tranh.A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 28:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hổ được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
B. Sâu ăn lá được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Nấm hoại sinh được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
D. Giun đất ăn mùn bã hữu cơ được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
-
Câu 29:
Khi nói về nhóm sinh vật phân giải của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Các sinh vật sử dụng nguồn sống bằng cách phân giải các chất hữu cơ
B. Là những loài sống kí sinh hoặc phân huỷ các xác chết
C. Phân giải vật chất thành các chất đơn giản để trả lại cho môi trường
D. Chỉ bao gồm các vi sinh vật phân giải
-
Câu 30:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
(1). Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc định dưỡng.
(2). Có tổng số 10 chuỗi thức ăn.
(3). Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài D thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
(4). Loài E vừa thuộc bậc dinh dưỡng thứ 2 vừa thuộc bậc dinh dưỡng thứ 3.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:
1. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
2. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
3. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
4. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 32:
Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây về hệ sinh thái nông nghiệp là không đúng?(1) Hệ sinh thái nông nghiệp thường có khả năng tự điều chỉnh thấp và lưới thức ăn kém đa dạng.
(2) Để duy trì tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp, con người cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại.
(3) Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái mở và có năng suất sinh học cao.
(4) Hệ sinh thái nông nghiệp tồn tại hoàn toàn dựa vào sự cung cấp vật chất và năng lượng từ con người.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, kết luận nào sau đây sai ?
A. Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên
B. Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng
C. Có năng suất sinh học cao
D. Sinh vật dễ bị dịch bệnh
-
Câu 34:
Số đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là :
(1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : điện, than, dầu mỏ, thực phẩm….
(2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh
(3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu…
(4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người
(5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 35:
Khi nói về cấu trúc của hệ sinh thái, xét các kết luận sau đây:
(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ (giun đất)
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải (vi khuẩn lam)
(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường
(4) Dương xỉ là thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 36:
Cho các phát biểu sau về cấu trúc của hệ sinh thái:
(1) Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm động vật tiêu thụ.
(2) Một số thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
(4) Tất cả các loài sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 37:
Xét các mối quan hệ sinh thái:
1. Cộng sinh
2. Vật kí sinh – vật chủ
3. Hội sinh
4. Hợp tác
5. Vật ăn thịt và con mồi
Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A. 1, 4, 5, 3, 2
B. 1, 4, 3, 2, 5
C. 5, 1, 4, 3, 2
D. 1 , 4, 2, 3, 5
-
Câu 38:
Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là
A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
-
Câu 39:
Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là:
A. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
C. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
D. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó
-
Câu 40:
Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 10 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.
II. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 7 loài.
III. Loài H tham gia vào 10 chuỗi thức ăn.
IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 3 mắt xích.A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 41:
Một lưới thức ăn gồm 10 loài được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Có 10 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Loài G có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, bậc 3 hoặc bậc 4.
IV. Loài A và C đều là thực vật.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 42:
Cho các chuỗi thức ăn sau: Lúa → Cào cào → Ếch → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn trên, sinh vật nào thuộc sinh vật tiêu thụ bâc 3?
A. Ếch
B. Cào Cào
C. Rắn
D. Đại bàng
-
Câu 43:
Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình bên. Cho biết loài A và loài B là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?
I. Các loài C, G, F, D thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
II. Nếu loài E bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thi số lượng cá thể của loài F chắc chắn tăng lên.
III. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
IV. Số chuỗi thức ăn mà loài M tham gia bàng số chuỗi thức ăn mà loài B tham gia.A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 44:
Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa —> Sâu ăn lá lúa —> Ếch đồng —> Rắn hổ mang —> Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật nào thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ bậc 3?
A. Diều hâu.
B. Ếch đồng.
C. Sâu ăn lá lúa.
D. Rắn hổ mang.
-
Câu 45:
Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?
A. Các loài bò ăn cỏ.
B. Lúa nước.
C. Cây thông.
D. Dương xỉ.
-
Câu 46:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
(1) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(2) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn.
(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
(4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
(5) Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 47:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về bậc dinh dưỡng?
(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(2) Trong một lưới thức ăn, một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thu được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(5) Trong một chuỗi thức ăn mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 48:
Khi nói về hệ sinh thái có các phát biểu sau:
I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh.
II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn.
III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng.
IV. Một hệ sinh thái bao gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và hữu sinh.
V. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật.
VI. Sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái chỉ có thực vật. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 49:
Hệ sinh thái nào sau đây có cấu trúc phân tầng rõ nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Đồng rêu đới lạnh.
C. Savan.
D. Rừng thông phương Bắc.
-
Câu 50:
Hệ sinh thái nào sau đây phân bố ở vùng Bắc cực?
A. Đồng rêu
B. Rừng taiga
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Hoang mạc