Trắc nghiệm Hệ sinh thái Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có các phát biểu sau đây:
(1) Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
(2) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích có thể có nhiều loài sinh vật
(3) Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
(4) Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước thông thường kéo dài quá 8 mắt xích
(5) Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
(6) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 2:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật,có các phát biểu sau đây:
1.Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
2.Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3.Tất cả các chuỗi thức ăn của quần xã sinh vật trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
4.Trong 1 chuỗi thức ăn mỗi mắt xích có nhiều loài sinh vật.
5.Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
6.Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài qua 6 mắt xích
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 3:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái:
(1) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
(2) Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
(3) Trong cùng một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Trong một lưới thức ăn, thực vật luôn là sinh vật tiêu thụ được xếp vào bậc 1
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
C. Trong cùng một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1.
-
Câu 5:
Nhận định nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?
A. Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật
B. Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh
C. Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng
D. Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
-
Câu 6:
Khi nói về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Những thực vật có lá màu đỏ, vàng thì không có khả năng đứng đầu chuỗi thức ăn.
B. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng chỉ có ở các quần xã trên cạn.
D. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng luôn chiếm ưu thế hơn hẳn chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật.
-
Câu 7:
Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Mỗi chuỗi thức ăn thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng.
(2) Chuỗi thức ăn khởi đầu sinh vật ăn mùn bã là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
(3) Kích thước của quần thể sinh vật ở mắt xích sau luôn lớn hơn quần thể ở mắt xích trước.
(4) Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
(5) Trong các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn mùn bã thường chiếm ưu thế.
(6) Hệ sinh thái vùng khơi thường có số lượng chuỗi thức ăn nhiều hơn các hệ sinh thái vùng thềm lục địa
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 8:
Khi mô tả về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu đúng:
(1) Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng.
(2) Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh.
(3) Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
(4) Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 6 - 7 loài sinh vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
“Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một …………… mà đồng thời còn tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có cùng …………… tạo thành một ……………. ”
Từ còn thiếu trong dấu “ …………… ” lần lượt là.A. chuỗi thức ăn, đặc điểm chung, lưới thức ăn.
B. chuỗi thức ăn, mắt xích chung, lưới thức ăn.
C. lưới thức ăn, mắt xích chung, chuỗi thức ăn.
D. lưới thức ăn, đặc điểm chung, chuỗi thức ăn.
-
Câu 10:
Quan sát lưới thức ăn bên dưới và cho biết:
Đáp án nào dưới đây không phải là sinh vật tiêu thụ?A. Rắn, chim sâu.
B. Chim cắt, ếch nhái.
C. Chuột, sâu bọ.
D. Thực vật, vi sinh vật.
-
Câu 11:
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã chủ yếu phản ánh:
A. Mức độ quan hệ giữa các loài.
B. Dòng năng lượng trong quần xã.
C. Sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong quần xã.
D. Sự phụ thuộc về nguồn dinh dưỡng giữa các loài.
-
Câu 12:
Trong một khu rừng nhiệt đới, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác: gỗ làm thức ăn cho xén tóc; chuột ăn rễ cây; quả của cây làm mồi cho khỉ, sóc, sâu ăn quả; còn lá cây là nguồn thức ăn của hươu, sâu ăn lá và khỉ. Hổ ăn thịt hươu và khỉ; sâu ăn lá và sâu ăn quả là thức ăn của chim ăn sâu; gõ kiến và rắn có nguồn thức ăn lần lượt là xén tóc và chuột Cú méo ăn sóc và chuột trong khi đó chim ăn sâu, khỉ, sóc, chuột, gõ kiến, rắn là thức ăn của đại bàng. Trong các phát biểu dưới đây, những phát biểu đúng là:
1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
2. Đại bàng sử dụng đến 6 loài sinh vật làm thức ăn.
3. Có 3 chuỗi thức ăn mà đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
4. Đại bàng thuộc 7 chuỗi thức ăn khác nhau.
5. Đại bàng và hổ có sự cạnh tranh với nhau.
6. Chuỗi thức ăn dài nhất mà trong đó có mắt xích là quả có tất cả 3 mắt xích.
7. Các chuỗi thức ăn có 4 mắt xích đều có đại bàng là một trong các mắt xích.
8. Tất cả các chuỗi thức ăn có thể có đều mở đầu bằng sinh vật sản xuất
9. Có tất cả 7 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích.A. 2,3,4,5,7.
B. 1,3,4 5 7.
C. 1,2,4,6,7.
D. 1,2,5,7,8.
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái:
(1) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(2) Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
(3) Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,. . . chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
(4) Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật tiêu thụ rồi trở lại môi trường.
Số phát biểu đúng là:A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.
2. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
3. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể bé như một giọt nước ao, nhưng cũng có thể vô cùng lớn như Trái Đất.
4. Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
5. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
6. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong không sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
7. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của quần xã.A. 6
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 15:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài thuộc bậc dinh dưõug cấp 1 đều là thực vật.
B. Ớ bậc dinh dưỡng càng cao thì thường có tổng sinh khối càng lớn.
C. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.
D. Trong một chuồi thức ăn, mồi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
-
Câu 16:
Một chuỗi thức ăn có tối đa bao nhiêu loài thực vật?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 17:
Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Một số vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ.
-
Câu 18:
Trong chu trình dinh dưỡng, tỷ lệ năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn chiểm khoảng
A. 70%.
B. 100%.
C. 90%.
D. 10%.
-
Câu 19:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và Sinh khối ở mỗi bậc là : A = 250 kg/ha; B = 350 kg/ha; C = 2500 kg/ha; D = 50 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau :
Hệ sinh thái 1: A → B → C → E Hệ sinh thái 2: A → B → D → E
Hệ sinh thái 3: C → B → A → E Hệ sinh thái 4: E → D → B → C
Hệ sinh thái 5: C → B → D → E
Trong các hệ sinh thái trên . Các hệ sinh thái bền vững nhất là
A. 3, 4.
B. 3, 5.
C. 1,2.
D. 2, 3.
-
Câu 20:
Trong hệ sinh thái bị nhiễm kim loại nặng thủy ngân, trong số các chuỗi thức ăn sau chuỗi thức ăn gây độc cao nhất cho con người là
A. Thực vật → cá → vịt → chó → người.
B. Thực vật → động vật phù du → cá → người.
C. Thực vật → người.
D. Thực vật → thỏ → người.
-
Câu 21:
Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Thỏ → Cáo → Hổ → Vi sinh vật. Giả sử mỗi loài trong chuỗi thức ăn trên đều có hệ số: dị hóa/ đồng hóa = 10%. Mỗi loài chỉ nhận được 10% số năng lượng từ mắt xích trước, trong đó sinh vật sản xuất tích lũy 1010kcal. Năng lượng tích lũy ở sinh vật tiêu thụ cấp I, cấp II, cấp III lần lượt là
A. 1010kcal, 108kcal, 106kcal.
B. 108kcal, 106kcal, 104kcal.
C. 109kcal, 106kcal, 104kcal.
D. 109kcal, 108kcal, 107kcal.
-
Câu 22:
Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500kg, 400kg, 50kg, 5000kg, 5kg. Chuỗi thức ăn có thể xẩy ra là
A. D → A → C → E.
B. A → B → E →D.
C. D → C → A → B.
D. A → B → C → D.
-
Câu 23:
Nhận định nào dưới đây chưa đúng?
A. hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là một hệ thống kín và tự điều chỉnh.
B. hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
C. hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người
D. dòng năng lượng trong hệ sinh thái giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
-
Câu 24:
Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
(2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
(3) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4) Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A.
(5) Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
(1) Sinh vật sản xuất có vai trò chuyển hoá quang năng thành hoá năng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.
(2) Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng càng cao thì năng lượng bị tiêu hao qua các bậc dinh dưỡng là càng thấp.
(3) Năng lượng do sinh vật phân giải tạo ra sẽ quay trở lại cung cấp cho sinh vật sản xuất để tổng hợp chất hữu cơ.
(4) Năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng kế tiếp thường ít hơn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp cho mỗi bậc dinh dưỡng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Quan sát hình ảnh sau đây:
Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?
(1) Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.
(2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(3) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(4) Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 bậc dinh dưỡng.
(5) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(6) Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
Phương án nào sau đây là đúng?
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) đúng
B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) sai
C. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng; (6) sai
D. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai; (6) sai
-
Câu 27:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh.
(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái.
(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số vi sinh vật hóa tự dưỡng.
(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm→ Cá rô→ Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
(2) Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 29:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong cùng một bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật
II. Tất cả các loài sinh vật sản xuất đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 1
III. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1
IV. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn hơn tổng sinh khối của bậc dinh dưỡng còn lại
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 30:
Lưới thức ăn trong một quần xã sinh vật gồm các loài: cây gỗ lớn, cây bụi, cây cỏ, hươu, sâu, thú nhỏ, đại bàng, bọ ngựa và hổ. Trong đó đại bàng và hổ ăn thú nhỏ; bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu ăn lá; hổ có thể bắt hươu làm thức ăn; cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng về lưới thức ăn được mô tả?
I. Hươu và sâu ăn lá cây dều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1
II. Thú nhỏ, bọ ngựa và hổ là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
III. Nếu số lượng sâu giảm thì kéo theo sự giảm số lượng của bọ ngựa và thú nhỏ
IV. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ ban đầu sẽ tăng nhưng sau đó giảm dần và về mức cân bằng.
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 31:
Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Mỗi chuỗi thức ăn thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng.
2. Chuỗi thức ăn khởi đầu sinh vật ăn mùn bã là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
3. Kích thước của quần thể sinh vật ở mắt xích sau luôn lớn hơn kích thước quần thể ở mắt xích trước.
4. Trong các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn mùn bã thường chiếm ưu thế.
5. Hệ sinh thái vùng khơi thường có số lượng chuỗi thức ăn nhiều hơn các hệ sinh thái vùng thềm lục địa.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 32:
Khi nói về hệ sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, là một hệ kín và có khả năng tự điều chỉnh.
II. Kích thước của một hệ sinh thái rất lớn.
III. Khi các nhân tố môi trường tác động lên hệ sinh thái ngoài giới hạn mà nó chịu đựng thì hệ sinh thái sẽ có những phản ứng thích nghi để duy trì trạng thái cân bằng.
IV. Thành phần vô sinh của hệ sinh thái chỉ bao gồm các yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng; thành phần hữu sinh chỉ bao gồm động vật.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 33:
Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: các loài câu là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài đồng vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên và cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
I. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh của rắn và thú ăn thịt
II. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn có tối đa 4 mắt xích
III. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn
IV. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được ký hiệu là: A, B, C, D, E, G, H
Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc DDT ỏ nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc DDT ở nồng độ cao hơn so với loài A.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng.
(3) Hai loài càng có nhiều ổ sinh thái trùng nhau thì càng giảm sự cạnh tranh giữa hai loài đó.
(4) Giới hạn sinh thái đối với một cá thể từ lúc còn non đến lúc trưởng thành là không thay đổi.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Cho nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Thực vật nổi (2) Động vật nổi (3) Cá ăn thực vật nổi.
(4) Cỏ (5) Cá ăn thịt.
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái trên là
A. (2) và (5)
B. (1) và (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (3)
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?
A. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
B. Mức độ tạo ra sản phẩm sơ cấp tinh giảm dần lần lượt qua các hệ sinh thái: đồng rêu → hoang mạc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới.
C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
D. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.
-
Câu 38:
Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
D. Sinh vật sản xuất.
-
Câu 39:
Khi nói về chuỗi thức ăn, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây không đúng?
(1) Mỗi chuỗi thức ăn thường có không quá 6 bậc dinh dưỡng.
(2) Chuỗi thức ăn khởi đầu sinh vật ăn mùn bã là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
(3) Kích thước của quần thể sinh vật ở mắt xích sau luôn lớn hơn quần thể ở mắt xích trước.
(4) Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
(5) Trong các hệ sinh thái già, chuỗi thức ăn mùn bã thường chiếm ưu thế.
(6) Hệ sinh thái vùng khơi thường có số lượng chuỗi thức ăn nhiều hơn các hệ sinh thái vùng thềm lục địa.A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 40:
Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?
A. Bậc dinh dưỡng thứ 2
B. Bậc dinh dưỡng thứ 4
C. Bậc dinh dưỡng thứ nhất
D. Bậc dinh dưỡng thứ 3
-
Câu 41:
Nốt sần ở rễ cây họ đậu là do:
A. Đặc điểm cấu tạo của cây họ Đậu
B. Xác của vi khuẩn chất, lâu ngày tích tụ.
C. Vi khuẩn phân chia mạnh, cây đậu phản ứng bằng cách phân chia mau chóng tế bào rễ, tạo thành nốt sần.
D. Nguồn nito được vi khuẩn tổng hợp, tích tụ lại rễ.
-
Câu 42:
Hiện tượng cạnh tranh loại trừ giữa hai loài sống trong một quần xã xảy ra khi một loai duy trì được tốc độ phát triển, cạnh tranh với loài còn lại khiến loài còn lại giảm dần số lượng cá thể, cuối cùng biến mất khỏi quần xã. Trong số các phát biểu dưới đây về hiện tượng này:
I. Hai loài có hiện tượng cạnh tranh loại trừ luôn có sự giao thoa về ổ sinh thái.
II. Loai có kích thước cơ thể nhỏ có ưu thế hơn trong quá trình cạnh tranh loại trừ.
III. Các loài thắng thế trong cạnh tranh loại trừ thường có tuổi thành thục sinh dục thấp, số con sinh ra nhiều.
IV. Loài nào xuất hiện trong quần xã muộn hơn là loài có ưu thế hơn trong quá trinh cạnh tranh.
Số phát biểu chính xác là:A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 43:
Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?
A. Xù lông khi gặp trời lạnh
B. Thể bạch tạng ở cây lúa
C. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao
D. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường
-
Câu 44:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thực vật một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh.
B. Thực vật hai lá mầm chỉ có sinh trưởng thứ cấp.
C. Mô phân sinh gồm các tế bào chưa phân hóa còn khả năng phân chia.
D. Ở cây ngô có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
-
Câu 45:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái?
I. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.
II. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.
III. Trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước.
IV. Rễ cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3- từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng NH4+
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 46:
Ở Việt Nam có nhiều hệ sinh thái. Hai học sinh đã tranh luận về một số hệ sinh thái và rút ra một số nhận định:
1) Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
2) Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
3) Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
4) Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Có mấy đặc điểm không phải là đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 47:
Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?
A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.
B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.
D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng.
-
Câu 48:
Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt là 40:60 hay (2/3) vì
A. Do nhiệt độ môi trường
B. Do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều
C. Do tập tính đa thê
D. phân hóa kiểu sinh sống
-
Câu 49:
Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái:
(1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
(2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
(3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau.
(4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 50:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi thức ăn được mô tả trong hình:
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài I và loài K là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.
IV. Loài K là sinh vật tiêu thụ bậc 4 và 5.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1