Trắc nghiệm Ghép nguồn điện thành bộ Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
-
Câu 2:
Hai dây đẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một đoạn d=12cm có các dòng điện cùng chiều I1=I2=I=10A chạy qua. Một điểm M cách đều mỗi dây dẫn một đoạn x. x bằng bao nhiêu để độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra đạt giá trị cực đại?
A. 12cm
B. \(6\sqrt 3 cm\)
C. \(6\sqrt 2 cm\)
D. 6cm
-
Câu 3:
Một dây dẫn được uốn thành một khung dây có dạng hình tam giác vuông ABC như hình vẽ.
Đặt khung dây vào trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ \(\vec B\) song song với cạnh AC. Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ. Cho AB = 8 cm, AC = 6 cm, B = 5.10-3 T, I = 5 A. Lực từ tác dụng lên cạnh AB của khung dây có giá trị:
A. \({F_{AB}} = 2,{5.10^{ - 3}}N\)
B. FAB = 0N
C. \({F_{AB}} = {2.10^{ - 3}}N\)
D. \({F_{AB}} = 1,{25.10^{ - 3}}N\)
-
Câu 4:
Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau và cách nhau 10cm đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ I1 = 2A, I2 = 5A. Lực từ tác dụng lên một đơn vị chiều dài của dây là
A. 2.10-5N
B. 4.10-6N
C. 2.10-6N
D. 5.10-6N
-
Câu 5:
Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 15 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ I1 = 10 A, I2 = 5 A chạy qua. Điểm M cách A và B một khoảng bằng bao nhiêu mà tại đó cảm ừng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra bằng 0?
A. MA = 10cm, MB = 5cm
B. MA = 5cm, MB = 10cm
C. MA = 15cm, MB = 5cm
D. MA = 6cm, MB = 12cm
-
Câu 6:
Treo dây MN = 5cm, khối lượng 5g bằng hai dây không giãn khối lượng không đáng kể. Độ lớn cảm ứng từ 0,5T có phương vuông góc với đoạn dây, chiều từ trên xuống (như hình vẽ). Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng khi đoạn dây MN nằm cân bằng là bao nhiêu? Biết cường độ dòng điện qua đoạn dây MN là 2A, lấy g = 10m/s2.
A. 900
B. 600
C. 300
D. 450
-
Câu 7:
Hai dòng điện thẳng dài, đặt song song ngược chiều, cách nhau 20cm trong không khí có I1 = I2 = 9A. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M cách đều I1 và I2 một khoảng 30cm.
A. \(3,{8.10^{ - 6}}T\)
B. \({6.10^{ - 6}}T\)
C. \({4.10^{ - 6}}T\)
D. \(1,{2.10^{ - 5}}T\)
-
Câu 8:
Ba dây dẫn thẳng dài được đặt song song trong cùng mặt phẳng thẳng đứng như hình vẽ. Dây 1 và dây 3 được giữ cố định có dòng điện chạy xuống và I1 > I3. Xác định chiều của dòng I2 nếu dây 2 bị dịch sang trái?
A. Hướng lên
B. Hướng xuống
C. Ngược chiều với I1
D. Cùng chiều với I3
-
Câu 9:
Ba dây dẫn thẳng dài được đặt song song trong cùng mặt phẳng thẳng đứng như hình vẽ. Dây 1 và dây 3 được giữ cố định có dòng điện chạy xuống và I1 > I3. Xác định chiều của dòng I2 nếu dây 2 bị dịch sang trái?
A. Hướng lên
B. Hướng xuống
C. Ngược chiều với I1
D. Cùng chiều với I3
-
Câu 10:
Cho hệ thống như hình vẽ:
Thanh MN có chiều dài 20cm chuyển động với vận tốc 2m/s2 trong từ trường đều B=0,04T. Tụ điện có điện dung C=2μF. Độ lớn điện tích của tụ điện:
A. 0,32nC
B. 0,16nC
C. 16nC
D. 32nC
-
Câu 11:
Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là:
A. \(F' = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{{{r^2}}}\)
B. \(F' = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{{{r^2}}}\)
C. \(F' = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
D. \(F' = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
-
Câu 12:
Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
A. có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
-
Câu 13:
Cho đoạn mạch gồm R1 mắc nối tiếp với R2, biểu thức nào sau đây là sai?
A. \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1}\; + {\rm{ }}{R_2}\)
B. \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}{U_1}\; + {\rm{ }}{U_2}\)
C. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}{I_1}\; + {\rm{ }}{I_2}\)
D. \({I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}}\)
-
Câu 14:
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu một đoạn mạch điện áp AB gồm 3 đoạn mạch mắc nối tiếp: đoạn AM là điện trở thuần R, đoạn MN là cuộn dây thuần cảm L, đoạn NB là một tụ xoay có thể thay đổi điện dung. Mắc vôn kế 1 và AM, vôn kế 2 vào NB. Điều chỉnh điện dung C của tụ thì nhận thấy ở cùng thời điểm số chỉ của vốn kế 1 cực đại thì số chỉ của vốn kế 1 gấp đôi số chỉ của vốn kế 2. Khi số chỉ của vốn kế 2 cực đại và có giá trị U2max = 200 V thì số chỉ của vốn kế 1 là bao nhiêu?
A. 50V
B. 80V
C. 100V
D. 120V
-
Câu 15:
Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động E= 6 v, điện trở trong r=1 nối với mạch ngoài là biến trở R , điều chỉnh R đạt để công sức tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại.Công suất đó là
A. 4W
B. 9W
C. 7W
D. 11W
-
Câu 16:
Cho 2 mạch điện như hình vẽ: \(E_1 = 18V,r_1 = 1\Omega. \) Cho \(R = 9 \Omega, I_1 = 2,5A , I_2 = 0,5A \). Tìm E2 và r2
A. \(\left\{ \begin{array}{l} {E_2} = 12V\\ {r_2} = 1\Omega \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} {E_2} = 12V\\ {r_2} = 2\Omega \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} {E_2} = 6V\\ {r_2} = 1\Omega \end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} {E_2} = 6V\\ {r_2} = 2\Omega \end{array} \right.\)
-
Câu 17:
Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, biết \(E = 3 V , R_1 = 5 \Omega\) ampe kế chỉ 0,3 A, vôn kế chỉ 1,2 V. Ampe kế và vôn kế lí tưởng. Giá trị điện trở trong r của nguồn là
A. 0,75Ω
B. 0,5Ω
C. 0,25Ω
D. 1Ω
-
Câu 18:
Một pin có suất điện động 1,5V và điện trở trong là \(0,5\Omega \). Mắc một bóng đèn có điện trở \(2,5 \Omega \) vào hai cực của pin này thành mạch điện kín. Cường độ dòng điện chạy qua đèn là
A. 2A
B. 1A
C. 1,5A
D. 0,5A
-
Câu 19:
Cho mạch điện như hình bên. Biết \(E _1 = 3V; r_1 = 1\Omega ;E _2= 6V;r_2= 1\Omega ;R = 2,5 \Omega\). Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. Số chỉ của ampe kế là
A. 0,67A.
B. 2,0A
C. 2,57A.
D. 4,5A
-
Câu 20:
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3 V, điện trở trong bằng 1 Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2 Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
A. 1V.
B. 3V.
C. 4V.
D. 1,5V
-
Câu 21:
Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi giá trị từ 0 đến vô cùng. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 V. Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 A thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là
A. 4,5V và 4,5 Ω
B. 9V và 2,5Ω.
C. 9V và 4,5Ω
D. 4,5V và 0,25Ω.
-
Câu 22:
Một mạch điện kín gồm bộ nguồn có hai pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 3V, điện trở trong bằng 1Ω và mạch ngoài là một điện trở R = 2Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin là
A. 3V
B. 1,5V.
C. 1V
D. 4V
-
Câu 23:
Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E = 12 V; r = 1\Omega \)Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi (6V - 6W) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng
A. 4Ω.
B. 6Ω.
C. 5Ω.
D. 8Ω.
-
Câu 24:
Có n acquy (E,r) giống nhau nối với điện trở mạch ngoài R. Tìm điều kiện để cường độ dòng điện qua R khi n acquy nối tiếp hoặc song song đều như nhau.
A. R = 2r
B. R = r
C. R = 0,5r
D. R = 3r
-
Câu 25:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : \(E_1 = 8V; r_1 = 1,2Ω; E_2 = 4 V; r_2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω\); hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó.
A. I = 3A, chiều từ A đến B
B. I = 3A, chiều từ B đến A
C. I=1/3A, chiều từ A đến B
D. I=1/3A, chiều từ B đến A
-
Câu 26:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó : \(E_1 = 8V; r_1 = 1,2Ω; E_2 = 4 V; r_2 = 0,4Ω, R = 28,4Ω;\) hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đo được là UAB = 6V. Cho biết mạch điện này chứa nguồn điện nào và chứa máy thu nào?
A. Máy thu E1 ; nguồn điện E2
B. Nguồn điện E1; máy thu E2
C. E1; E2 đều là nguồn
D. E1 ; E2 đều là máy thu
-
Câu 27:
Có 3 điện trở \(R_1, R_2, R_3\). Nếu mắc nối tiếp 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch là 1 A; nếu mắc song song 3 điện trở, rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là 9 A; nếu mắc \((R_1//R_2) nt R_3\), rồi mắc vào hiệu điện thế U = 9 V thì dòng điện trong mạch chính là
A. 2 ampe (A).
B. 1 ampe (A).
C. 1,5 ampe (A).
D. 3 ampe (A).
-
Câu 28:
Hai pin được ghép với nhau theo các sơ đồ ở hình vẽ. Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Biết hai pin ghép nối tiếp có cùng suất điện động và điện trở trong r1 và r2 khác nhau.
A. \( I = \frac{{2E}}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E({r_2} - {r_1})}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
B. \( I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E({3r_2} - {r_1})}}{{{r_1} + {3r_2}}}\)
C. \( I = \frac{{E}}{{{r_1} - {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E({r_2} - {r_1})}}{{{r_1} - {r_2}}}\)
D. \( I = \frac{{2E}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{E({r_2} - {r_1})}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
-
Câu 29:
Hai pin được ghép với nhau theo các sơ đồ ở hình vẽ. Tìm cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai điểm A, B. Biết hai pin ghép xung đối có suất điện động và điện trở tương ứng là E1, r1 và E2, r2 (E1 > E2)
A. \( I = \frac{{{E_1} + {E_2}}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{{E_2}{r_1} + {E_1}{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
B. \( I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{{E_2}{r_1} + {E_1}{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
C. \( I = \frac{{{E_1} - {E_2}}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{{E_2}{r_1} - {E_1}{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
D. \( I = \frac{{{E_1}+ {E_2}}}{{{r_1} + {r_2}}};{U_{AB}} = \frac{{{E_2}{r_1} - {E_1}{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}\)
-
Câu 30:
Cho mạch điện như hình vẽ: Biết \(E = 30V , r = 1\Omega , R_1 = 12\Omega ,R_2 = 36\Omega, R_3 = 18\Omega ,R_A= 0 \). Tìm số chỉ của ampe kế.
A. 0,4A
B. 1,2A
C. 0,8A
D. 0,6A
-
Câu 31:
Cho mạch điện như hình bên. Biết \(E = 12 V ; r = 1 Ω ; R_1= 5 Ω ; R_2=R_3= 10 Ω \). Bỏ qua điện trở của dây nối. Hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là:
A. 10,2 V.
B. 4,8 V.
C. 9,6 V.
D. 7,6 V.
-
Câu 32:
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(ξ = 6V, r = 1 \Omega, R_1 = 0,8 \Omega, R_2 = 2 \Omega, R_3 = 3 \Omega\). Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là?
A. 2A
B. 1,2 A
C. 0,8A
D. 1A
-
Câu 33:
Một bộ nguồn có ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp. Mạch ngoài là một điện trở không đổi. Nếu đảo hai cực của một nguồn thì
A. Độ giảm hiệu điện thế ở điện trở trong của bộ nguồn không đổi.
B. Cường độ dòng điện trong mạch giảm đi hai lần.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở mạch ngoài giảm đi ba lần.
D. Công suất tỏa nhiệt trên mạch ngoài giảm đi bốn lần.
-
Câu 34:
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch
A. Vẫn bằng I
B. Bằng 1,5I
C. Bằng I/3
D. Bằng 0,5I.
-
Câu 35:
Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch
A. Vẫn bằng I
B. Bằng 1,5I.
C. Bằng I/3
D. Bằng 0,5I
-
Câu 36:
Đối với mạch điện kín, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức:
A. \( H = \frac{{{A_{coich}}}}{{{A_{nguon}}}}.100\% \)
B. \( H = \frac{{U_N}}{{{E}}}.100\% \)
C. \( H = \frac{{{r}}}{R_N+r}.100\% \)
D. \( H = \frac{{{R_N}}}{R_N+r}.100\% \)
-
Câu 37:
Trong một mạch điện kín nếu mạch ngoài thuần điện trở RN thì hiệu suất của nguồn điện có điện trở r được tính bởi biểu thức:
A. \( H = \frac{{{R_N}}}{r}.100\% \)
B. \( H = \frac{{{r}}}{R_N}.100\% \)
C. \( H = \frac{{{R_N}}}{R_N+r}.100\% \)
D. \( H = \frac{{{R_N+r}}}{R_N}.100\% \)
-
Câu 38:
Chọn đáp án đúng. Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì
A. Có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn.
B. Có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
C. Có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
D. Có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
-
Câu 39:
Đáp án đúng. Khi ghép nối tiếp các bộ nguồn với nhau ta được bộ nguồn có suất điện động
A. Llớn hơn các nguồn có sẵn
B. Nhỏ hơn các nguồn có sẵn
C. Bằng các nguồn có sẵn
D. Không xác định được
-
Câu 40:
Phát biểu đúng. Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để:
A. Có được bộ nguồn có suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
B. Có được bộ nguồn có suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn.
C. Có được bộ nguồn có điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
D. Có được bộ nguồn có điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài.
-
Câu 41:
Cho mạch điện như sau: Biết \(R_1 = R_2 = r \). Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
A. \( I = \frac{{2E}}{r}\)
B. \( I = \frac{{E}}{3r}\)
C. \( I = \frac{{3}}{2r}\)
D. \( I = \frac{{E}}{2r}\)
-
Câu 42:
Cho mạch điện như hình vẽ. Biểu thức nào sau đây đúng:
A. \( I = \frac{E}{{3R}}\)
B. \(I_2=2I_3\)
C. \(2I_2=I_3\)
D. \(I_2=I_1+I_3\)
-
Câu 43:
Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện
A. đặt liên tiếp cạnh nhau
B. với các cực được nối liên tiếp với nhau
C. mà các cực dương của nguồn này nối với cực âm của nguồn điện tiếp sau
D. với các cực cùng dấu được nối liên tiếp nhau
-
Câu 44:
Việc ghép song song các nguồn điện để được bộ nguồn có
A. suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
C. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
D. điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài
-
Câu 45:
Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện
A. có các cực đặt song song với nhau
B. với các cực thứ nhất được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực còn lại được nối vào điểm khác
C. được mắc thành hai dãy song song, trong đó mỗi dãy gồm một số nguồn mắc nối tiếp
D. với các cực dương được nối bằng dây dẫn vào một điểm và các cực âm được nối vào điểm khác
-
Câu 46:
Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có
A. suất điện động lớn hơn các nguồn có sẵn
B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn có sẵn
C. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn có sẵn
D. điện trở trong bằng điện trở mạch ngoài
-
Câu 47:
Muốn mắc ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành bộ nguồn 6V thì:
A. phải ghép hai pin song song và nối tiếp với pin còn lại.
B. ghép ba pin song song.
C. ghép ba pin nối tiếp.
D. không ghép được.
-
Câu 48:
Mắc bộ nguồn từ a nguồn giống nhau và điện trở của bộ nguồn bằng điện trở của một nguồn thì số a phải là số:
A. là một số nguyên.
B. là một số lẻ.
C. Là một số chẳn.
D. là một số chính phương.
-
Câu 49:
Nếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành một bộ nguồn thì bộ nguồn sẽ không đạt được giá trị suất điện động :
A. 3 V
B. 6 V
C. 9 V
D. 5 V
-
Câu 50:
Muốn mắc ba pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V thành bộ nguồn 6V thì:
A. phải ghép hai pin song song và nối tiếp với pin còn lại.
B. ghép ba pin song song.
C. ghép ba pin nối tiếp
D. không ghép được.