Trắc nghiệm Đường thẳng và mặt phẳng song song Toán Lớp 11
-
Câu 1:
Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. kết luận nào sau đây là đúng?
A. AD // (BEF)
B. (AFD) // (BEC)
C. (ABD) // (EFC)
D. EC // (ABF)
-
Câu 2:
Trong các mệnh đề sau mệnh đề nào đúng?
A. Hình lăng trụ có các mặt bên là các hình bình hành bằng nhau.
B. Hình lăng trụ có hai đáy là hai hình bình hành bằng nhau.
C. Hai đáy của lăng trụ là hai đa giác bằng nhau.
D. Hình hộp không phải là hình lăng trụ.
-
Câu 3:
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Khi đó, số đường thẳng phân biệt nằm trong (P) và song song với a có thể là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số
-
Câu 4:
Cho một mặt phẳng (P) và hai đường thẳng song song a, b. Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. Nếu (P) // a thì (P) // b.
B. Nếu (P) // a thì (P) // b hoặc chứa b.
C. Nếu (P) cắt a thì (P) cũng cắt b.
D. Nếu (P) chứa a thì có thể (P) song song với b
-
Câu 5:
Cho hai đường thẳng a và b phân biệt cùng song song với mặt phẳng (P). mệnh đề nào đúng trong các mệnh đề sau?
A. a và b song song với nhau
B. a và b chéo nhau.
C. a và b cắt nhau.
D. a và b có thể cắt nhau, song song hoặc chéo nhau.
-
Câu 6:
Trong các mệnh đề sau, những mệnh đề nào đúng?
(1) Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
(2) Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
(3) Hai đường thẳng chéo nhau thì không cùng thuộc một mặt phẳng.
(4) Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.
A. (1), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (2). (3), (4)
D. (1), (3).
-
Câu 7:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A. Có duy nhất một mặt phẳng qua ba điểm cho trước.
B. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau.
C. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên một mặt phẳng đều song song với bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng còn lại.
D. Nếu hai mặt phẳng song song thì mọi đường thẳng nằm trên một mặt phẳng đều song song với mặt phẳng còn lại.
-
Câu 8:
Cho tứ diện ABCD, các điểm E, F, G, H lần lượt thuộc các cạnh AD, AB, BC, CD sao cho
\(\frac{{EA}}{{ED}} = \frac{{FA}}{{FB}} = \frac{{GC}}{{GB}} = \frac{{HC}}{{HD}}\)
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. EFGH là hình bình hành.
B. EFGH có đúng một cặp cạnh song song.
C. EFGH là tứ giác không có cặt cạnh nào song song.
D. EFGH là hình chữ nhật.
-
Câu 9:
Cho tứ diện ABCD, G là trọng tâm của tam giác ABD, M là điểm trên cạnh BC sao cho MB = 2MC. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. MG // (ACD)
B. MG // (ABC)
C. MG // AB
D. MG cắt AC
-
Câu 10:
Cho hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) sẽ:
A. song song với hai đường thẳng đó
B. song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
C. trùng với một trong hai đường thẳng đó
D. cắt một trong hai đường thẳng đó
-
Câu 11:
Cho hình chóp S.ABCD, M, N, P, Q lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. MNPQ là hình bình hành.
B. MNPQ là hình thoi.
C. MNPQ là hình thang chỉ có một cặp cạnh đối song song.
D. MNPQ là tứ giác không có cặp cạnh nào song song.
-
Câu 12:
Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b?
A. 1
B. 2
C. 0
D. Vô số
-
Câu 13:
Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Cho tứ diện ABCD. Giả sử M thuộc đoạn BC. Một mặt (∝) qua M song song với AB và CD. Thiết diện của (∝) và hình tứ diện ABCD là hình gì?
A. Hình thang có đúng một cặp cạnh song song
B. Hình bình hành
C. Hình tam giác
D. Hình ngũ giác
-
Câu 15:
Cho tứ diện ABCD, điểm M thuộc AC. Mặt phẳng (∝) đi qua M, song song với AB và AD. Thiết diện (∝) với tứ diện ABCD là hình gì?
A. Thiết diện là tam giác
B. Hình bình hành
C. Hình thoi
D. Hình thang
-
Câu 16:
Cho tứ diện ABCD, M, N lần lượt là trọng tâm của tam giác ABC, ABD. Những khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) MN //(BCD)
(2) MN //(ACD)
(3) MN // (ABD)
A. Chỉ có (1) đúng
B. (2) và (3)
C. (1) và (2)
D. (1) và (3)
-
Câu 17:
Với điều kiện nào sau đây thì đường thẳng a song song với mặt phẳng (∝) ?
A. a // b và b ∩ (∝) = ∅
B. a // b và b // (∝)
C. a // b và b ⊂ (∝)
D. a ∩ (∝) = ∅