Trắc nghiệm Dao động tắt dần – dao động cưỡng bức Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một hệ dao động diều hòa với tần số dao động riêng 4 Hz. Tác dụng vào hệ dao động đó một ngoại lực có biểu thức f = Focos(8πt + π/3) N thì
A. hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số dao động là 8 Hz.
B. hệ sẽ dao động với biên độ cực đại vì khi đó xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
C. hệ sẽ ngừng dao động vì do hiệu tần số của ngoại lực cưỡng bức và tần số dao động riêng bằng 0.
D. hệ sẽ dao động với biên độ giảm dần rất nhanh do ngoại lực tác dụng cản trở dao động
-
Câu 2:
Chọn phát biểu sai về hiện tượng cộng hưởng.
A. Điều kiện cộng hưởng là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f bằng tần số riêng của hệ fo
B. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
C. . Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng
D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại
-
Câu 3:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.
C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.
D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
C. Sự cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi lực ma sát của môi trương ngoài là nhỏ
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 5:
Chọn một phát biếu sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động
B. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.
C. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
-
Câu 6:
Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức?
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tấn số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Tấn số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
C. . Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.
-
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây về dao động cưỡng bức là sai?
A. Nếu ngoại lực cưỡng bức là tuần hoàn thì trong thời kì đầu dao động của con lắc là tổng hợp dao động riêng của nó với dao động của ngoại lực tuần hoàn
B. Sau một thời gian dao động còn lại chỉ là dao động của ngoại lực tuần hoàn.
C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
D. Để trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng lên con lắc dao động một ngoại lực không đổi.
-
Câu 8:
Biên độ dao động cưỡng không thay đổi khi thay đổi
A. tần số ngoại lực tuần hoàn.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn.
C. pha ban đầu ngoại lực tuần hoàn.
D. lực cản môi trường.
-
Câu 9:
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với biên độ A thì chịu tác dụng của lực cản và dao động tắt dần. Sau 1 chu kì thì vận tốc qua vị trí cân bằng giảm 10% so với vận tốc cực đại khi dao động điều hòa. Sau 1 chu kì cơ năng của con lắc so với cơ năng ban đầu chỉ bằng
A. 19%
B. 20%
C. 80%
D. 18%
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Tần số của dao động càng lớn thì dao động tắt dần càng chậm
B. Cơ năng của dao động giảm dần.
C. Biên độ của dao động giảm dần.
D. Lực cản càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.
-
Câu 11:
Chọn câu sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần luôn luôn có hại, nên người ta phải tìm mọi cách để khắc phục dao động này.
B. Lực cản môi trường hay lực ma sát luôn sinh công âm.
C. Dao động tắt dần càng chậm nếu như năng lượng ban đầu truyền cho hệ dao động càng lớn và hệ số lực cản môi trường càng nhỏ
D. Biên độ hay năng lượng dao động giảm dần theo thời gian.
-
Câu 12:
Một chiếc xe chạy trên con đường lát gạch, cứ sau 15m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5s. Hỏi vận tốc xe băng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất?
A. 54km/h
B. 27km/h
C. 34km/h
D. 36km/h
-
Câu 13:
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 0,02kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt của giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là
A. \( 40\sqrt 3 cm/s\)
B. \(20\sqrt 6 cm/s\)
C. \(10\sqrt 30 cm/s\)
D. \(40\sqrt 2 cm/s\)
-
Câu 14:
Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k = 10 N/m và vật có khối lượng m. Tác dụng vào con lắc lò xo này một ngoại lực tuần hoàn có biên độ không đổi và ωCB thay đổi được. Khi ωCB=10 rad/s thì biên độ của con lắc lò xo đạt cực đại. Gía trị m là:
A. 100g
B. 200g
C. 300g
D. 400g
-
Câu 15:
Một con lắc dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2% so với lượng còn lại. Sau 5 chu kì, so với năng lượng ban đầu, năng lượng còn lại của con lắc bằng
A. 74,4%.
B. 18,47%.
C. 25,6%.
D. 81,7%.
-
Câu 16:
Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau mỗi chu kì biên độ giảm 2%. Gốc thế năng tại vị trí mà lò xo không bị biến dạng. Phần trăm cơ năng con lắc bị mất đi trong hai dao động toàn phần liên tiếp có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây.
A. 7%.
B. 4%.
C. 10%
D. 8%.
-
Câu 17:
Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần.
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Trong dao động tắt dần cơ năng của vật giảm dần theo thời gian.
D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
-
Câu 18:
Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là:
A. Do trọng lực tác dụng lên vật.
B. Do lực căng của dây treo.
C. Do lực cản của môi trường.
D. Do khối lượng của dây treo.
-
Câu 19:
Khi nói về dao động tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây là đúng.
A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian.
B. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian.
D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.
-
Câu 20:
Một hành khách dùng dây chằng cao su treo một chiếc ba lô trên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng của ba lô là 16 kg, hệ số cứng của dây chằng cao su là 900 N/m. Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m, ở chỗ nối thanh ray có một khe hở nhỏ. Để ba lô dao động mạnh nhất thì tàu phải chạy với vận tốc là
A. v = 54 km / h.
B. v = 27 km / h.
C. v = 54 m / s.
D. D. v = 27 m / h.
-
Câu 21:
Một xe ô tô chạy trên đường, cứ cách 6 m lại có một cái mô nhỏ. Chu kì dao động tự do của khung xe trên các lò xo là 1,5 s. Xe chạy với vận tốc nào thì bị rung mạnh nhất
A. 4 m / s
B. 2 m / s.
C. 8 m / s.
D. 5,33 m / s.
-
Câu 22:
Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N /m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực F=20cos10πt(N)(t tính bằng giây) dọc theo trục Ox thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấyπ2=10. Giá trị của m là
A. 100 g.
B. 1 kg.
C. 250 g.
D. 0,4 kg.
-
Câu 23:
Một con lắc lò xo gồm một viên bi khối lượng nhỏ 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ω. Biết biên độ của ngoại lực cưỡng bức không thay đổi. Khi thay đổi ωωtăng dần từ 9 rad/s đến 12 rad/s thì biên độ dao động của viên bi
A. . giảm đi 3/4 lần.
B. tăng lên sau đó lại giảm.
C. tăng lên 4/3 lần.
D. giảm rồi sau đó tăng.
-
Câu 24:
Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cos(2πft), với F0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng
A. 13,97 N / m
B. 12,35 N / m
C. 15,64 N / m.
D. 16,71 N / m.
-
Câu 25:
Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó ta phải
A. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian
B. tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian
C. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
-
Câu 26:
Chọn phương án sai. Sau khi tác dụng ngoại lực tuần hoàn lên hệ dao động đang ở trạng thái cân bằng thì ở giai đoạn ổn định
A. giá trị cực đại của li độ không thay đổi.
B. kéo dài cho đến khi ngoại lực điều hòa thôi tác dụng.
C. biên độ không phụ thuộc lực ma sát.
D. dao động của vật gọi là dao động cưỡng bức.
-
Câu 27:
Chọn câu trả lời sai:
A. Khi có cộng hưởng biên độ dao động đạt cực đại.
B. Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng.
C. .Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần.
D. Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kỹ thuật và đời sống
-
Câu 28:
Chọn phương án sai:
A. Dao động cưỡng bức khi cộng hưởng có tần số bằng tần số dao động riêng.
B. Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.
C. Dao động cưỡng bức xảy ra trong hệ dưới tác dụng của ngoại lực không độc lập đối với hệ.
D. Dao động duy trì là dao động riêng của hệ được bù thêm năng lượng do một lực điều khiển bởi chính dao động ấy qua một cơ cấu nào đó.
-
Câu 29:
Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi:
A. Tần số của lực cưỡng bức lớn.
B. Độ nhớt của môi trường càng lớn.
C. Độ nhớt của môi trường càng nhỏ.
D. Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
-
Câu 30:
Sau khi tác dụng ngoại lực tuần hoàn lên hệ dao động đang ở trạng thái cân bằng thì ở giai đoạn chuyển tiếp:
A. Dao động của hệ chưa ổn định, biên độ tăng dần.
B. Dao động của hệ ổn định, biên độ tăng dần.
C. Dao động của hệ chưa ổn định, biên độ giảm dần.
D. Dao động của hệ ổn định, biên độ giảm dần.
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự cộng hưởng của một hệ dao động cơ:
A. . Điều kiện để có cộng hưởng là tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.
B. Lực cản càng nhỏ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra càng rõ.
C. Khi có cộng hưởng, biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại.
D. Một trong những ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng là chế tạo bộ phận giảm xóc của ôtô.
-
Câu 32:
Dao động duy trì là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số:
A. bằng tần số của dao động tự do
B. bất kỳ
C. bằng nửa tần số của dao động tự do
D. bằng 2 lần tần số của dao động tự do
-
Câu 33:
Chọn phương án sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Dao động với biên độ thay đổi theo thời gian
B. Dao động điều hòa
C. Dao động với tần số bằng tần số của ngoại lực
D. Dao động với biên độ không đổi
-
Câu 34:
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu)Chọn phương án sai khi nói về biên độ dao động cưỡng bức
A. Phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực
B. Phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
C. Không phụ thuộc lực ma sát
D. Phụ thuộc lực ma sát
-
Câu 35:
Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?
A. Quả lắc đồng hồ.
B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường gập ghềnh.
C. Sự đung đưa của chiếc võng.
D. Sự dao động của pittông trong xilanh.
-
Câu 36:
Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rết nhất khi
A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. tần số của lực cưỡng bức lớn.
C. lực ma sát của môi trường lớn.
D. lực ma sát của môi trường nhỏ.
-
Câu 37:
Tìm phát biểu sai
Trong dao động cưỡng bức
A. khi có cộng hưởng, biên độ dao động tăng đột ngột và đạt día trị cực đại.
B. hiện tượng đặc biệt xảy ra là hiện tượng cộng hưởng.
C. điều kiện cộng hưởng là tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.
D. biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
-
Câu 38:
Con lắc lò xo dao động diều hòa có tốc độ bằng 0 khi vật ở vị trí:
A. mà hợp lực tác dụng vào vật bằng 0.
B. mà lò xo không biến dạng.
C. C. có li độ bằng 0.
D. gia tốc có độ lớn cực đại.
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Lực cản sinh công âm là tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm.
C. Tần số của dao động càng lớn, thì dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
-
Câu 40:
Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. hệ số lực cản tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
-
Câu 41:
Trong dao động tắt dần thì:
A. tốc độ của vật giảm dần theo thời gian.
B. li độ của vật giảm dần theo thời gian.
C. biên độ của vật giảm dần theo thời gian.
D. động năng của vật giảm dần theo thời gian.
-
Câu 42:
Dao động tắt dần là một dao động có:
A. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.
B. biên độ thay đổi liên tục.
C. ma sát cực đại.
D. biên độ giảm dần theo thời gian.
-
Câu 43:
Một chất điểm đang dao động điều hòa. Khi vừa qua khỏi vị trí cân bằng một đoạn S động năng của chất điểm là 0,091 J. Đi tiếp một đoạn 2S thì động năng chì còn 0,019 J và nếu đi thêm một đoạn S (biết A > 3S) nữa thì động năng bây giờ là:
A. 0,042 J.
B. 0,096 J
C. 0,036 J
D. 0,032 J.
-
Câu 44:
Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cơ cưỡng bức:
A. Đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng số nguyên lần tần số riêng của hệ.
B. Phụ thuộc vào độ chệnh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ.
C. Không phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức.
D. Không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
-
Câu 45:
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức
D. Tần số của dao động cưỡng luôn bằng tần số riêng của hệ dao động
-
Câu 46:
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đọan ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của ngoại lực.
-
Câu 48:
(Chuyên Phan Bội Châu – 2017) Một con lắc lò xo nằm ngang, lò xo có độ cứng 40 N/m, vật nhỏ có khối lượng 100 g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ cho vật sao cho bị nén 5 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động tắt dần. Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả vật đến lúc gia tốc của nó đổi chiều lần thứ 3 là
A. 18,5 cm
B. 19,0 cm
C. 21,0 cm
D. 12,5 cm
-
Câu 49:
Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là 10%. Khi đó, độ giảm tương đối của thế năng là
A. 10%
B. 20%
C. 19,5%
D. 10%
-
Câu 50:
Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 100 g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10 cm, đặt một vật nhỏ khác có khối lượng m2 = 400 g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ = 0,05.Lấyg = 10m/s2. Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại là
A. 2,16 s
B. 2,21s
C. 2,06 s
D. 0,31 s