Trắc nghiệm Dao động tắt dần – dao động cưỡng bức Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi nào?
A. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
B. Tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.
C. Tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.
D. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
-
Câu 2:
Dao động …là dao động của một vật được duy trì với biên độ không đỏi nhờ tác dụng của ngoại lực tuần hoàn.
A. Điều hoà.
B. Tự do.
C. Tắt dần.
D. Cưỡng bức.
-
Câu 3:
Chọn câu trả lời sai:
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn.
C. Khi cộng hưởng dao động: tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ.
D. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
-
Câu 4:
Chọn câu trả lời sai?
A. Hiện tượng đặc biệt xảy ra trong dao động cưỡng bức là hiện tượng cộng hưởng.
B. Điều kiện cộng hường là hệ phải dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn có tần số ngoại lực f\( \approx \)tần số riêng của hệ.
C. Biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
D. Khi cộng hưởng dao động biên độ của dao động cưỡng bức tăng đột ngột và đạt giá trị cực đại.
-
Câu 5:
Chọn câu trả lời sai:
A. Sự dao động dưới tác dụng của nội lực và có tần số nội lực bằng tần só riêng fo của hệ gọi là sự tự dao động.
B. Một hệ tự dao động là hệ có thể thực hiện dao động tự do
C. Cấu tạo của hệ tự dao động gồm: vật dao động và nguồn cung cấp năng lượng.
D. Trong sự tự dao động biên độ dao động là hằng số, phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
-
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về dao động cưỡng bức và dao động duy trì
A. Dao động cưỡng bức và dao động duy trì đều là dao động có tần số phụ thuộc ngoại lực.
B. Dao động duy trì và dao động cưỡng bức đều được bù thêm năng lượng trong mỗi chu kì.
C. Hiện tượng cộng hưởng có thể xảyra khi hệ đang thực hiện dao động duy trì hay dao động cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần sô bằng tần số của ngoại lực, còn dao động duy trì có tần số của dao động riêng.
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A.Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xãy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêngcủa hệ.
B.Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C.Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D.Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xãy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêngcủa hệ.
B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây sai? Đối với dao động tắt dần thì
A. cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. tần số giảm dần theo thời gian.
C. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
D. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.
-
Câu 9:
Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. hệ số lực cản tác dụng lên vật.
D. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
-
Câu 10:
Dao động cưỡng bức ớ giai đoạn ổn định có
A. biên độ thay đổi.
B. tần số không đối, là tần số của dao động riêng.
C. biên độ không đổi.
D. tần sổ thay đổi và phụ thuộc vào quan hệ giữa tần số của ngoại lực và tần số của dao động riêng.
-
Câu 11:
Khi nói về dao động cưỡng bức ờ giai đoạn ổn định, phát biểu nào sau đây là sai
A. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực
C. Vật dao động điêu hòa.
D. Tẩn số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
-
Câu 12:
Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi:
A. tần số lực cưỡng bức nhỏ.
B. biên độ lực cưỡng bức nhỏ.
C. lực cản môi trường nhỏ.
D. tần số lực cưỡng bức lớn.
-
Câu 13:
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
C. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
-
Câu 14:
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì
A. vật dao động với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
B. vật dao động với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
C. ngoại lực thôi không tác dụng lên vật.
D. năng lượng dao động của vật đạt giá trị lớn nhất.
-
Câu 15:
Vật dao động tắt dần có
A. pha dao động luôn giảm dần theo thời gian.
B. li độ luôn giảm dần theo thời gian.
C. thế năng luôn giảm dần theo thời gian.
D. cơ năng luôn giảm dần theo thời gian.
-
Câu 16:
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và gia tốc.
B. li độ và tốc độ.
C. biên độ và năng lượng.
D. biên độ và tốc độ.
-
Câu 17:
Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
-
Câu 18:
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
-
Câu 19:
Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
-
Câu 20:
Một cơ hệ có tần số góc dao động riêng \({\omega _0}\) đang dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc \(\omega \). Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. \(\omega \)=2\({\omega _0}\)
B. \(\omega \)>\({\omega _0}\)
C. \(\omega \)<\({\omega _0}\)
D. \(\omega \)=\({\omega _0}\)
-
Câu 21:
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
-
Câu 22:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
-
Câu 23:
Dao động tắt dần
A. có biên độ không thay đổi theo thời gian.
B. luôn có hại.
C. luôn có lợi.
D. có biên độ giảm dần theo thời gian.
-
Câu 24:
Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
A. giảm tiết diện đường dây.
B. tăng điện áp trước khi truyền tải.
C. giảm công suất truyền tải.
D. tăng chiều dài đường dây.
-
Câu 25:
Chất điểm dao động điều hòa sẽ đổi chiều chuyển động khi lực kéo về
A. có độ lớn cực đại.
B. có độ lớn cực tiểu.
C. đổi chiều.
D. bằng không.
-
Câu 26:
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rôto
A. lớn hơn tốc độ quay của từ trường.
B. luôn bằng tốc độ quay của từ trường.
C. có thể lớn hơn hoặc bằng tốc độ quay của từ trường, tùy thuộc tải sử dụng.
D. nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
-
Câu 27:
Một khung dây dẫn đặt trong từ trường thì từ thông qua khung dây không phụ thuộc vào
A. cảm ứng từ của từ trường.
B. điện tích của khung dây dẫn.
C. điện trở của khung dây dẫn.
D. góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây.
-
Câu 28:
Kim loại dẫn điện tốt vì
A. mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. mật độ các ion tự do lớn.
-
Câu 29:
Chiếu xiên góc một chùm sáng hẹp (coi như một tia sáng) gồm hai thành phần đơn sắc vàng và lam từ không khí vào mặt nước thì
A. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia lam bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
C. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
D. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
-
Câu 30:
Quang phố liên tục:
A. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
B. phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát.
C. phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.
D. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn phát.
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. sóng điện từ mang năng lượng.
B. sóng điện từ là sóng ngang
C. sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ và giao thoa.
D. sóng điện từ không truyền được trong chân không.
-
Câu 32:
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
A. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn – ghen, tia tử ngoại.
C. tia Rơn – ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
D. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn – ghen.
-
Câu 33:
Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang.
B. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
C. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
D. quang điện ngoài.
-
Câu 34:
Các tia không bị lệch trong điện trường và từ trường là
A. tia \(\alpha \) và tia \(\beta \).
B. tia \(\gamma \) và tia X.
C. tia \(\gamma \) và tia\(\beta \) .
D. tia \(\alpha \), tia \(\gamma \) và tia X.
-
Câu 35:
Cho mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm, u là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch, i là cường độ tức thời qua mạch. Chọn đáp án đúng:
A. u trễ pha hơn i là \(\frac{\pi }{4}\) .
B. u sớm pha hơn i là \(\frac{\pi }{4}\).
C. u sớm pha hơn i là \(\frac{\pi }{2}\).
D. u trễ pha hơn i là \(\frac{\pi }{2}\).
-
Câu 36:
Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất môi trường nơi sóng truyền qua
A. là phương thẳng đứng.
B. vuông góc với phương truyền sóng.
C. trùng với phương truyền sóng.
D. là phương ngang.
-
Câu 37:
Xét sự giao thoa của hai sóng cùng pha, điểm có biên độ cực đại là điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới nó bằng:
A. số nguyên lần bước sóng.
B. số bán nguyên lần bước sóng.
C. số lẻ lần bước sóng.
D. số lẻ lần nửa bước sóng.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Lực cản sinh công âm là tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm.
C. Tần số của dao động càng lớn, thì dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
-
Câu 39:
Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. hệ số lực cản tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
-
Câu 40:
Trong dao động tắt dần thì:
A. tốc độ của vật giảm dần theo thời gian.
B. li độ của vật giảm dần theo thời gian.
C. biên độ của vật giảm dần theo thời gian.
D. động năng của vật giảm dần theo thời gian.
-
Câu 41:
Dao động tắt dần là một dao động có:
A. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.
B. biên độ thay đổi liên tục.
C. ma sát cực đại.
D. biên độ giảm dần theo thời gian.
-
Câu 42:
Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cơ cưỡng bức:
A. Đạt cực đại khi tần số lực cưỡng bức bằng số nguyên lần tần số riêng của hệ.
B. Phụ thuộc vào độ chệnh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ.
C. Không phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức.
D. Không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
-
Câu 43:
Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.
D. Tần số của dao động cưỡng luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.
-
Câu 44:
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đọan ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
-
Câu 45:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của ngoại lực.
-
Câu 46:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.
B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Chu kỳ của dao động cưỡng bức không bằng chu kỳ của dao động riêng.
D. Chu kỳ của dao động cưỡng bức bằng chu kỳ của lực cưỡng bức.
-
Câu 47:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. tần số góc lực cưỡng bức bằng tần số góc dao động riêng.
B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.
C. chu kỳ lực cưỡng bức bằng chu kỳ dao động riêng.
D. biên độ lực cưỡng bức bằng biên độ dao động riêng.
-
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với:
A. dao động điều hoà.
B. dao động riêng.
C. dao động tắt dần.
D. với dao động cưỡng bức.
-
Câu 49:
Phát biểu nào sau đây là đúng? Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào:
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D. hệ số cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật.
-
Câu 50:
Chọn câu đúng. Dao động duy trì
A. không chịu tác dụng của ngoại lực.
B. không nhận thêm năng lượng từ bên ngoài.
C. chịu tác dụng của ngoại lực biến đổi điều hòa.
D. có chu kì dao động là chu kì riêng của hệ.