Trắc nghiệm Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Đối với toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là một vấn đề như thế nào?
A. Điều bắt buộc thực hiện.
B. Vấn đề bức thiết.
C. Vấn đề cần chú ý.
D. Điều nên thực hiện.
-
Câu 2:
Nhà nước thực hiện giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân bằng cách làm nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
C. Ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường.
D. Chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên.
-
Câu 3:
Phương án nào không phải là phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải
C. Thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên cho công dân.
D. Giảm lượng gia tăng dân số để giảm áp lực lên môi trường và tài nguyên.
-
Câu 4:
Một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường là thực hiện điều gì?
A. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
B. Thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác, quản lí tài nguyên.
D. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
-
Câu 5:
Trên đường đi du lịch Sơn La trở về, đến đỉnh đèo Đá Trắng xe dừng nghỉ thấy nhiều người dân bày bán những con thú rừng mà họ săn bắn được. Bố Hùng định mua một con về làm bữa cơm thịnh soạn cho cả gia đình ăn thử, nhưng Hùng ngăn lại: Bố đừng mua, việc mua thú rừng là tiếp tay cho bọn săn bắn thú rừng trái phép, là vi phạm pháp luật đấy bố ạ. Theo em hành động của Hùng thể hiện em là người:
A. yêu thiên nhiên và biết bảo vệ thiên nhiên.
B. có ý thức bảo vệ động vật, thực vật.
C. có ý thức thực hiện pháp luật.
D. biết bảo tồn đa dạng sinh học.
-
Câu 6:
Nhà máy Thủy điện Sơn La có công suất lắp máy 2.400 MW, với 6 tổ máy. Là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam sử dụng thiết bị tự động hóa nên tại mỗi phòng chức năng chỉ cần một đến hai kỹ sư giám sát. Hệ thống truyền đóng cắt truyền dẫn kín, cho phép truyền dẫn dòng điện 500kV vận hành trong không gian nhỏ. Thông tin trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 7:
Tại Điều 15 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có quy định: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản (trừ hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này và việc sử dụng kích điện tại ao nuôi để thu hoạch thủy sản). Quy định trên thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.
C. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 8:
Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng Cúc Phương được xây dựng từ đầu năm 1994. Có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm (Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám…). Sự ra đời của trung tâm đã thể hiện mục tiêu, phương hướng cơ bản nào của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?
A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ MT.
B. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, MT cho mọi người dân.
C. Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực về bảo vệ MT.
D. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 9:
Vào chiều thứ 6 hàng tuần, thầy và trò trường X lại cùng nhau quét dọn, vệ sinh trường lớp, cải tạo chăm bón vườn hoa cây cảnh. Trường X đã thực hiện tốt hoạt động nào sau đây?
A. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
B. Bảo vệ môi trường.
C. Nâng cao ý thức vệ sinh trường lớp.
D. Khắc phục ô nhiễm môi trường.
-
Câu 10:
Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa mầu. Hơn nữa chúng đã giẫm chết và làm bị thương nhiều người. Theo em cần phải xử lý như thế nào trong các cách sau đây?
A. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đó là việc của các cơ quan chức năng.
B. Tìm cách giết chết ngay đàn voi, không để chúng gây hại tiếp vì chúng rất nguy hiểm.
C. Cứu hộ và sơ tán nhân dân đến vùng an toàn hơn, khuyến cáo nhân dân sống xa rừng núi.
D. Báo cho cơ quan chức năng giải quyết và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ chỗ ở của đàn voi.
-
Câu 11:
Trên đường đi học về thấy một người đổ chất bẩn xuống hồ nước gần nhà em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau đây?
A. Phê phán, ngăn chặn.
B. Lên án gay gắt.
C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
D. Đồng tình, ủng hộ.
-
Câu 12:
Pháp luật về bảo vệ môi trường không cấm hành vi nào sau đây?
A. Dùng mìn để khai thác hải sản.
B. Chặt bỏ cây gây cản trở giao thông.
C. Vô ý làm cháy rừng.
D. Nhập khẩu động vật từ vùng cảnh báo dịch bệnh.
-
Câu 13:
Cha bạn N bị bệnh, ông B khuyên cha N dùng sừng tê giác mài ra pha với nước uống sẽ khỏi. N đang rất băn khoăn không biết phải giúp bố bằng cách nào. Nếu là N, em sẽ lựa chọn phương án xử sự nào sau đây để khuyên cha mình?
A. Không dùng vì không có cơ sở khoa học và tê giác là động vật quý hiếm cần được bảo vệ.
B. Không dùng và phê phán ông B trên mạng xã hội về sự mê tín của ông.
C. Nên dùng vì bảo vệ sức khỏe bản thân là quan trọng nhất, dù có đắt thậm chí bị bắt vì mua sừng tê giác.
D. Nên dùng vì có bệnh thì phải chữa bệnh cho bằng khỏi, ai mách dâu chữa đó.
-
Câu 14:
Do bất cẩn nên trong lúc giúp gia đình đốt nương làm rẫy, bạn An 18 tuổi đã để lửa cháy lan thiêu rụi 2 ha rừng dù đã cố gắng dập lửa. Theo em, ai phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này?
A. gia đình An vì bố mẹ phải chịu trách nhiệm khi con chưa đủ 18 tuổi.
B. An phải chịu trách nhiệm vì đã đủ 18 tuổi.
C. Không ai cả vì An chỉ vô ý và đã cố gắng dập lửa.
D. Chính quyền địa phương vì quản lý lỏng lẻo.
-
Câu 15:
Một đoàn học sinh đi tham quan, cắm trại tại rừng khu sinh thái nghỉ dưỡng. Sau khi cắm trại xong, các bạn tự giác thu dọn các rác thải, phế liệu của đoàn. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức:
A. giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
D. chống ô nhiễm đất, nước, không khí.
-
Câu 16:
Nhà máy X không áp dụng công nghệ xử lí rác thải mà chôn lấp rác thải gần khu dân cư. Hành động này đã vi phạm chính sách:
A. khoa học và công nghệ.
B. tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. bảo vệ và phát triển tài nguyên.
D. bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 17:
Để giải quyết vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển giải pháp có tính thiết thực hơn cả là:
A. Có chính sách dân số hợp lý, nâng cao dân trí.
B. Thực hiện công nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm của từng nước.
C. Tăng cường đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.
D. Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 18:
Giải pháp nào dưới đây có ý nghĩa hàng đầu trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường?
A. Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
B. Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường.
C. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.
D. Nâng cao trình độ công nghệ trong khai thác, chế biến.
-
Câu 19:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho danh mục các loại tài nguyên thiên nhiên có xu hướng:
A. mở rộng.
B. giữ nguyên.
C. thu hẹp
D. ngày càng cạn kiệt.
-
Câu 20:
Tài nguyên không thể hao kiệt là loại tài nguyên:
A. khả năng khai thác và sử dụng của con người không thể làm cho chúng cạn kiệt và suy giảm được.
B. nếu không biết sử dụng đúng thì chất lượng càng giảm và có hại cho con người.
C. không có nguy cơ vì khả năng tái sinh quá nhanh.
D. nếu được khai thác sử dụng hợp lý thì không những không bị hao hụt mà còn giàu thêm.
-
Câu 21:
Rừng khai thác xong thì mọc trở lại nên được xem là gì?
A. Tài nguyên không thể phục hồi.
B. Tài nguyên vô tận.
C. Tài nguyên sinh vật.
D. Tài nguyên có thể hao kiệt.
-
Câu 22:
Ngày 5 tháng 6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường quốc tế thường niên hết sức quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm:
A. 1980.
B. 1982.
C. 1984.
D. 1986.
-
Câu 23:
Ngày 5 tháng 6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc chọn là Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường quốc tế thường niên hết sức quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 nhằm:
A. nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
B. góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
C. nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triể kinh tế, xã hội đất nước.
D. góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cộng đồng về bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Câu 24:
Để từng bước giải quyết vấn đề này, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đưa ra Chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm 2019 là “Ô nhiễm không khí” nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cùng hành động để:
A. nâng cao chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.
B. bảo vệ chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.
C. cải thiện chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.
D. xây dựng tốt chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới.
-
Câu 25:
Tại Việt Nam, Lễ kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm nay đã được tổ chức tại tỉnh:
A. Hà Nam.
B. Đà Nẵng.
C. Cần Thơ.
D. Bạc Liêu.
-
Câu 26:
Để kêu gọi mọi người cân nhắc cách thay đổi cuộc sống hàng ngày để giảm lượng ô nhiễm không khí thải ra môi trường, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm không khí gây nên sự nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng tới sức khỏe của chính chúng ta. Lễ kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm 2019 đã được tổ chức vào ngày 05/6 tại:
A. Nhật Bản.
B. Trung Quốc.
C. Hà Lan.
D. Nam Phi.
-
Câu 27:
Để kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cùng hành động để cải thiện chất lượng môi trường ở tất cả các thành phố và khu vực trên toàn thế giới. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã đưa ra Chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6) năm 2019 là:
A. ô nhiễm không khí.
B. ô nhiễm nguồn nước.
C. ô nhiễm tiếng ồn.
D. ô nhiễm đất.
-
Câu 28:
Chia tài nguyên thành 3 loại: Tài nguyên có thể phục hồi, tài nguyên không thể phục hồi, tài nguyên không thể hao kiệt là dựa vào đặc điểm nào sau đây?
A. Thuộc tính của tự nhiên.
B. Khả năng tái sinh.
C. Môi trường hình thành.
D. Công dụng.
-
Câu 29:
Bảo vệ môi trường được hiểu là như thế nào trong những đáp án sau?
A. Tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất.
B. Làm giảm đến mức cao nhất tác động có hại của con người lên môi trường.
C. Biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người.
D. Tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối.
-
Câu 30:
Môi trường tự nhiên có vai trò như thế nào trong những đáp án sau đây?
A. Cung cấp các điều kiện sống cho con người.
B. Định hướng các hoạt động của con người.
C. Quyết định sự phát triển của xã hội.
D. Cung cấp những tiện nghi, phương tiện cho con người.
-
Câu 31:
Đối với nước ta, để bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái cần phải áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Duy trì diện tích rừng ít nhất là như hiện nay.
B. Nâng diện tích rừng lên khoảng 14 triệu ha.
C. Đạt độ che phủ rừng lên trên 50%.
D. Nâng độ che phủ lên từ 45% - 50% ở vùng núi lên 70% - 80%.
-
Câu 32:
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là biện pháp nào dưới đây?
A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
C. Giao đất giao rừng cho nông dân.
D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
-
Câu 33:
Trong các biện pháp dưới đây, đâu là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Tăng cường bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
D. Nghiêm cấm việc khai thác rừng, săn bắn động vật.
-
Câu 34:
Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách nào sau đây?
A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông – lâm nghiệp.
-
Câu 35:
Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho nguồn nước của nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng?
A. Nông nghiệp thâm canh cao nên sử dụng quá nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
B. Nước thải của công nghiệp và đô thị đổ thẳng ra sông, biển mà chưa qua xử lí.
C. Giao thông vận tải đường thuỷ phát triển, lượng xăng dầu, chất thải trên sông nhiều.
D. Việc khai thác dầu khí ở ngoài thềm lục địa và các sự cố tràn dầu trên biển.
-
Câu 36:
Khi đi chơi công viên, em thấy một nhóm bạn xả rác bừa bãi. Em sẽ làm gì?
A. Không can thiệp, vì đó là việc làm bình thường.
B. Nhắc nhở, góp ý với họ phải dọn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
C. Chụp ảnh và bêu xấu họ trên facebook.
D. Quát mắng cho họ sợ để họ ra khỏi công viên.
-
Câu 37:
Khi phát hiện nhà máy sản xuất phân đạm xả nước thải chưa được xử lí xuống dòng sông bên cạnh nhà máy, em sẽ làm như thế nào?
A. Lờ đi, coi như không biết.
B. Báo cho cơ quan công an.
C. Ngăn chặn việc xả thải ra môi trường.
D. Đến gặp giám đốc nhà máy để đe dọa.
-
Câu 38:
Thấy bạn A rửa tay xà phòng rất mạnh, nước chảy tràn đầy chậu và ra ngoài, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không can thiệp vì đó là việc riêng của bạn.
B. Góp ý và nhắc nhở bạn nên sử dụng hợp lí.
C. Tắt ngay vòi nước vì nước chảy quá nhiều.
D. Thông báo với thầy cô giáo chủ nhiệm.
-
Câu 39:
Vào dịp hè, gia đình H tổ chức đi biển. Sauk hi ăn uống xong, H nhanh nhẹn nhặt rác thải của gia đình cho vào túi ni-lông rồi sau đó ném xuống biển. Em nhận xét như thế nào về việc làm đó?
A. Là việc làm bình thường không cần quan tâm.
B. Là việc làm cần được khuyến lhichs vì có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Là việc làm thực hiện đúng quy điịnh về vệ sinh nơi công cộng.
D. Là việc làm cần phê phán vì làm hủy hoại môi trường.
-
Câu 40:
Giả sử em nhìn thấy một ô tô đang vận chyển động vật quý hiếm đi tieu thụ, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không quan tâm vì đó là việc của cơ quan kiểm lâm.
B. Báo với cơ quan kiểm lâm.
C. Lặng lẽ theo dõi việc làm của họ.
D. Ngăn chặn không cho họ vận chuyển.
-
Câu 41:
Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định.
B. Không quan tâm vì đố là việc của nhà trường.
C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt.
D. Báo với công an.
-
Câu 42:
Nếu phát hiện một cơ sở sản xuất ở địa phương có hành vi xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, em sẽ làm như thế nào?
A. Thông báo cho nhân dân địa phương biết việc làm của cơ sở sản xuất.
B. Thông báo cho chính quyền địa phương.
C. Nói cho bố mẹ biết.
D. Coi như không biết việc làm đó của cơ sở sản xuất.
-
Câu 43:
Giả sử em là giám đốc công ty hóa chất X, mà chất thải do công ty em sản xuất ra rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu đầu tư hệ thống xử lí chất thải thì sẽ làm giảm lợi nhuận, em chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Chấm dứt sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường.
B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
C. Vẫn tiếp tục sản xuất, không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.
D. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải nhưng không hoạt động.
-
Câu 44:
Hiện nay, một số hộ dân sống ở miền núi rẻo cao đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Nếu em gặp cảnh tượng trên , em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn.
B. Khuyên họ chăm sóc chúng thật tốt.
C. Khuyên họ mang nộp cho cơ quan kiểm lâm.
D. Thu mua chúng để kinh doanh.
-
Câu 45:
Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm:
A. xây dựng tinh thần đoàn kết.
B. xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ.
C. phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường.
D. đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.
-
Câu 46:
Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?
A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi.
B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng.
C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.
D. Mở rộng diện tích rừng.
-
Câu 47:
Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?
A. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
B. Trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn.
D. Mở rộng diện tích rừng.
-
Câu 48:
Việc làm nào sau đây thể hiện công dân biết bảo vệ tài nguyên và môi trường?
A. Vứt rác không đúng nơi quy định.
B. Tích cực sử dụng các sản phẩm từ mật gấu.
C. Không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
D. Sử dụng lãng phí năng lượng.
-
Câu 49:
Nội dung nào sau đây không phải trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Tố cáo các hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
-
Câu 50:
Nội dung nào sau đây không phải trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
B. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
C. Tố cáo các hành vi vi phạm luật bảo vệ tài nguyên, môi trường.
D. Xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.