Trắc nghiệm Các nguyên tố hóa học và nước Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Lĩnh vực khoa học này hiện đang xem xét toàn bộ bộ mã DNA có trong nhiều loại sinh vật.
A. sinh học phân tử
B. di truyền học
C. sinh thái học
D. sinh học tế bào
-
Câu 2:
Các phân tử hữu cơ lớn được gọi là
A. polyme.
B. cacbohydrat.
C. vi phân tử.
D. đại phân tử.
-
Câu 3:
Cho các nhận định sau khi nói về vai trò của nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Nước là thành phần cấu tạo nên tế bào.
(2) Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
(3) Nước có vai trò quan trọng trong tế bào, tuy nhiên nếu không có nước, tế bào vẫn có thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống nhưng với hiệu suất nhỏ hơn.
A. 0
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 4:
Cho các nhận định sau về các nguyên tố hóa học của tế bào, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Iot là nguyên tố đa lượng, khi thiếu Iot chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ.
(2) Nguyên tố Oxi chiếm tỉ lệ nhiều nhất khối lượng cơ thể sống.
(3) Các nguyên tố vi lượng đều là kim loại.
A. 2
B. 3
C. 0
D. 1
-
Câu 5:
Nước đóng vai trò tham gia chuyển hoá trao đổi vật chất là
A. nước liên kết chiếm tỉ lệ 5%
B. nước tự do chiếm tỉ lệ 95%
C. nước liên kết chiếm tỉ lệ 95%
D. nước tự do chiếm tỉ lệ 5%
-
Câu 6:
Nước đóng vai trò tham gia cấu trúc mô là
A. nước liên kết chiếm tỉ lệ 5%
B. nước tự do chiếm tỉ lệ 95%
C. nước liên kết chiếm tỉ lệ 95%
D. nước tự do chiếm tỉ lệ 5%
-
Câu 7:
Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?
(1) Để bảo quản rau quả chúng ta nên cho vào ngăn đá trong tủ lạnh.
(2) Khi cho rau quả vào ngăn đá trong tủ lạnh, lúc lấy ra rau quả vẫn rất tươi ngon.
(3) Với cùng một lượng nước, ở trạng thái rắn chúng có thể tích lớn hơn trạng thái lỏng.
A. 3
B. 0
C. 1
D. 2
-
Câu 8:
Cho các nhận định sau khi nói về kết quả có thể xảy ra khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Hầu hết các tế bào vẫn nguyên vẹn, chỉ một số tế bào nhỏ bị hư hỏng.
(2) Thể tích nước trong tế bào giảm đi làm tế bào co bé lại.
(3) Tế bào sẽ bị hư hại và vỡ ra.
A. 2
B. 0
C. 1
D. 3
-
Câu 9:
Khi nước bay hơi thì sẽ mang theo năng lượng. Nguyên nhân là vì nước đã sử dụng năng lượng để
A. làm giảm khối lượng của các phân tử nước.
B. bẻ gãy các liên kết hidro giữa các phân tử nước.
C. tăng số liên kết hidro giữa các phân tử nước.
D. bẻ gãy liên kết hóa học giữa O và H ở trong H2O.
-
Câu 10:
Cho các nhận định sau khi nói về nguyên nhân làm tế bào hư hỏng khi để tế bào sống vào ngăn đá trong tủ lạnh, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Nước ở trạng thái rắn có các liên kết hidro được hình thành và bẻ gẫy liên tục, mật độ nước thưa hơn dẫn đến thể tích nước tăng lên khiến tế bào bị phá vỡ và các cạnh sắc nhọn của nước đá làm hư hại hầu hết các bào quan.
B. Nước ở trạng thái rắn có các liên kết hidro hình thành và bẻ gẫy liên tục, mật độ nước dày hơn dẫn đến thể tích nước tăng lên khiến tế bào bị phá vỡ và các cạnh sắc nhọn của nước đá làm hư hại hầu hết các bào quan.
C. Nước ở trạng thái rắn có các liên kết hidro bền vững, mật độ nước thưa hơn dẫn đến thể tích nước tăng lên khiến tế bào bị phá vỡ và các cạnh sắc nhọn của nước đá làm hư hại hầu hết các bào quan.
D. Nước ở trạng thái rắn có các liên kết hidro bền vững, mật độ nước dày hơn dẫn đến thể tích nước tăng lên khiến tế bào bị phá vỡ và các cạnh sắc nhọn của nước đá làm hư hại hầu hết các bào quan.
-
Câu 11:
Cho các nhận định sau:
1) Nước đá có các liên kết hidro kém bền vững.
2) Nước đá nhẹ hơn nước thường.
3) Nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc liên kết.
4) Nước đá có các liên kết hidro dễ bị bẻ gãy.
5) Nước là thành phần cấu tạo của tế bào.
Có mấy nhận định trên đây là đúng?
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 12:
Các liên kết hidro giữa các phân tử nước trong nước đá như thế nào?
A. Luôn bền vững
B. Không có liên kết hidro
C. Yếu hơn các liên kết hidro giữa các phân tử nước trong nước thường
D. Luôn bị bẻ gẫy và tái tạo liên tục
-
Câu 13:
Cho các nhận định sau khi nói về đặc điểm các phân tử nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Trong nước đá, các liên kết hidro giữa các phân tử nước luôn bền vững.
(2) Trong nước thường, các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.
(3) Mật độ các phân tử nước ở trạng thái lỏng thưa hơn ở trạng thái rắn.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 0
-
Câu 14:
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxi kết hợp với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết gì?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết este.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
-
Câu 15:
Cho các nhận định sau khi nói về đặc điểm phân tử nước, có bao nhiêu nhận định chính xác?
(1) Liên kết giữa các nguyên tử trong một phân tử nước là liên kết hidro, còn liên kết giữa các phân tử nước là liên kết cộng hóa trị phân cực.
(2) Liên kết giữa các phân tử nước dễ hình thành và dễ bị phá vỡ.
(3) Nhờ tính phân cực, dễ dàng cắt đứt các liên kết giữa các phân tử nước và hình thành các liên kết mới với các chất phân cực khác mà nước là dung môi phổ biến, dễ dàng hòa tan các chất.
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 16:
Cho các nhận định sau khi nói về cấu trúc các phân tử nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Phân tử nước được hình từ một nguyên tử O và hai nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị phân cực.
(2) Trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử Hidro.
(3) Liên kết hidro giữa các phân tử nước dễ hình thành nhưng cũng dễ phá vỡ.
A. 3
B. 1
C. 0
D. 2
-
Câu 17:
Cho các nhận định sau khi nói về cấu tạo của phân tử nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Một phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tố.
(2) Một phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử.
(3) Trong mỗi phân tử nước có 2 nguyên tử của cùng một nguyên tố.
A. 0
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 18:
Cho các nhận định sau khi nói về cấu trúc phân tử của nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) 3 nguyên tử hợp thành phân tử nước luôn nằm trên một đường thẳng.
(2) Trong mỗi phân tử nước, liên kết giữa Hidro và Oxi là các liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(3) Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử H và 2 nguyên tử O.
A. 3
B. 2
C. 0
D. 1
-
Câu 19:
Cho các nhận định sau khi nói về cấu trúc phân tử của nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Trong mỗi phân tử nước, electron của H trong liên kết cộng hóa trị với O bị kéo lệch về phía nguyên tử O.
(2) Phân tử nước có hai đầu điện tích trái dấu nhau, vùng gần nguyên tử O mang điện tích dương còn vùng gần mỗi nguyên tử H mang điện tích âm.
(3) Do có tính phân cực nên phân tử nước này hút các phân tử nước kia qua liên kết Hidro.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 0
-
Câu 20:
Cho các nhận định sau khi nói về cấu trúc phân tử của nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Do có tính phân cực nên phân tử nước này hút các phân tử nước kia qua liên kết ion.
(2) Mỗi phân tử nước được cấu tạo bởi 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
(3) Do có tính phân cực nên các phân tử nước có thể hút được các phân tử phân cực khác.
A. 3
B. 1
C. 0
D. 2
-
Câu 21:
Cho các nhận định sau khi nói về nước trong tế bào, có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng rắn và dạng lỏng.
II. Hầu hết các tính chất khác thường của nước được gây ra bởi tính phân cực của những phân tử của nó.
III. Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở nhân tế bào.
A. 1
B. 0
C. 3
D. 2
-
Câu 22:
Cho các nhận định sau về nước, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống.
(2) Do phân tử nước không có tính phân cực nên nước là dung môi tốt hòa tan các chất.
(3) Phân tử nước trong tế bào tồn tại ở hai dạng tự do và liên kết.
A. 2
B. 1
C. 0
D. 3
-
Câu 23:
Khi nói về cấu trúc và chức năng của một số thành phần hóa học trong tế bào, phát biểu nào dưới đây chính xác?
A. Nước đóng vai trò làm dung môi hòa tan các sinh chất đồng thời là môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
B. Hầu hết các enzyme có bản chất là lipid và polysaccharide được tổng hợp trong tế bào chất nhờ protein.
C. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm các đơn phân glucose liên kết với nhau nhờ liên kết peptide.
D. Các đại phân tử sinh học trong tế bào đều có tính đa dạng và đặc thù nhờ sự khác biệt về số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp đơn phân nên chúng đều chứa thông tin di truyền.
-
Câu 24:
Có nhận xét gì về thành phần hóa học của tế bào so với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên?
A. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên.
B. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố khác trong tự nhiên
C. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố tự tạo ra
D. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố không liên quan trong tự nhiên
-
Câu 25:
Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào của cơ thể sinh vật có các đặc điểm:
(1) Là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiên.
(2) Là những nguyên tố không có trong các hợp chất vô cơ.
(3) Tỉ lệ % của các nguyên tố không giống ở trong các chất vô cơ.
(4) Chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
Phương án đúng:
A. (2), (3)
B. (2), (4)
C. (1), (3)
D. (1), (4)
-
Câu 26:
Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học trong tế bào, nhận định nào dưới đây không chính xác?
A. Nguyên tố vi lượng chiếm một lượng rất nhỏ trong khối lượng cơ thể sống nên có vai trò ít quan trọng.
B. Phần lớn các nguyên tố đại lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ còn các nguyên tố vi lượng thường tham gia vào cấu tạo nên enzim, vitamin …
C. Các nguyên tố đa lượng như C, H, O, N là những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào.
D. Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.
-
Câu 27:
Điền từ còn thiếu thích hợp vào dấu ba chấm
"Các nguyên tố … là những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào."
A. C, P, O, H
B. Mg, Fe, Cu, Zn
C. C, O, N, S
D. C, H, O, N
-
Câu 28:
Cho các nhận định sau về các nguyên tố hóa học của tế bào, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Cacbon là nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(2) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
(3) Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng 69% khối lượng cơ thể sống.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 29:
Điền từ còn thiếu thích hợp vào dấu ba chấm:
"… là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử."
A. Cacbon
B. Photpho
C. Clo
D. Magie
-
Câu 30:
Ý nào đúng khi nói về vai trò của phôtpho đối với tế bào:
A. Cần cho sự tổng hợp axit nuclêic(ADN, ARN).
B. Là thành phần của màng tế bào.
C. Tham gia tổng hợp ATP.
D. Là nguyên tố vi lượng.
-
Câu 31:
Dạng nước nào trong cơ thể thực vật đảm bảo cho độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào?
A. Nước tự do.
B. Nước liên kết.
C. Nước cứng.
D. Nước mềm.
-
Câu 32:
Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?
A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.
C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.
D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.
-
Câu 33:
Vật chất vô cơ khác vật chất hữu cơ thể hiện từ cấp độ:
A. Phân tử
B. Tế bào
C. Cá thể
D. Quần thể
-
Câu 34:
Cho các đặc điểm sau, đặc điểm nào không thuộc nhóm nguyên tố vi lượng?
A. Thành phần chính cấu tạo nên các đại phân tử trong tế bào.
B. Một số là thành phần không thể thiếu trong các enzim.
C. Nếu thiếu chúng cơ thể không sinh trưởng và phát triển bình thường.
D. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống.
-
Câu 35:
Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước tiên tìm xem ở đó có nước hay không?
A. Vì nước có thể hòa tan tất cả các chất nên là dung môi tốt nhất cho tế bào.
B. Vì nước là chất dự trữ năng lượng cho cơ thể sống, thiếu nước tế bào không đủ năng lượng sống.
C. Vì nước là chất dinh dưỡng cần thiết để tổng hợp nên các đại phân tử của cơ thể.
D. Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết.
-
Câu 36:
Nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên hồng cầu ở người là:
A. Zn
B. Fe
C. I
D. Cu
-
Câu 37:
Tại sao cùng một thể tích nhưng nước đá lại nhẹ hơn nước thường?
A. Các phân tử nước trong nước đá không có tính phân cực.
B. Sự phân bố các phân tử nước trong nước đá không đồng đều như nước thường.
C. Nước đá có mật độ phân tử ít hơn so với nước thường.
D. Nước đá có ít liên kết hidro hơn nước thường
-
Câu 38:
Điều nào sau đây là đúng với học thuyết tế bào?
A. Tất cả tế bào đều có khả năng quang hợp.
B. Tất cả tế bào đều có kích thước hiển vi.
C. Tất cả cơ thể sống đều có cấu tạo từ tế bào.
D. Tất cả tế bào đều có nhân hoàn chỉnh.
-
Câu 39:
Cho các đặc điểm sau:
I. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
II. Có tính phân cực
III. Thành phần chủ yếu của tế bào
IV. Dung môi hòa tan chất béo
V. Môi trường cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào
Những đặc điểm nào nói về nước (H2O)?A. II, III, IV
B. I, II, V
C. II, III, V
D. III, V
-
Câu 40:
Nhờ đặc tính nào sau đây mà nước được coi là dung môi tốt để hòa tan các chất:
A. Các liên kết hidro luôn bền vững
B. Tính phân cực
C. Các liên kết hidro luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục
D. Trạng thái lỏng
-
Câu 41:
Trong tế bào có 4 loại phân tử hữu cơ chính là:
A. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Glucôzơ.
B. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axit amin.
C. Cacbohiđrat, Lipit, Prôtêin và Axitnuclêic
D. Cacbohiđrat, Glucôzơ, Prôtêin và Axitnuclêic
-
Câu 42:
Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?
A. Hiđrô
B. Nitơ
C. Cacbon
D. Ôxi
-
Câu 43:
Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định
C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào
D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng
-
Câu 44:
Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là:
A. Các nguyên tố vi lượng (Zn,Mn,Mo...)
B. C,H,O,N
C. C,H,O
D. Các nguyên tố đại lượng
-
Câu 45:
Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các emzym.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
-
Câu 46:
Chất nào sau đây tan được trong nước?
A. Vitamin C
B. Stêrôit
C. Vitamin A
D. Phôtpholipit
-
Câu 47:
Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là
A. nitơ.
B. các bon.
C. hiđrrô.
D. phốt pho
-
Câu 48:
Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon
B. Hydro
C. Oxy
D. Nitơ.
-
Câu 49:
Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới
A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dùng chất đồng hoá từ lá.
C. ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.
-
Câu 50:
Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì
A. chúng có tính phân cực.
B. chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.
C. cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống
D. có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.