Trắc nghiệm Các nguyên tố hóa học và nước Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Người đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước là
A. Rudolf Virchow.
B. Antonie van Leeuwenhoek.
C. Robert Hooke.
D. Schleiden và Schwann.
-
Câu 2:
Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Robert Hooke và Schwann.
B. Schleiden và Schwann.
C. Antonie van Leeuwenhoek.
D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
-
Câu 3:
Nội dung của học thuyết tế bào do Schleiden và Schwann đưa ra là
A. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào.
B. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ các bào quan.
C. Tế bào động vật và thực vật có sự tương đồng.
D. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
-
Câu 4:
Công trình nghiên cứu của nhà thực vật học Matthias Schleiden và nhà động vật học Theodor Schwann cho thấy
A. Cơ thể sống được cấu tạo từ các tế bào.
B. Vi khuẩn có cấu tạo gồm một tế bào.
C. Sự tương đồng của tế bào thực vật và tế bào động vật.
D. Cơ thể sống được cấu tạo từ các phân tử.
-
Câu 5:
Các phân tử sinh học bao gồm những phân tử lớn tham gia cấu tạo tế bào và các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất hay các chất tham gia xúc tác, điều hòa. Phân tử nào dưới đây thuộc nhóm những phân tử lớn:
A. Enzyme Amylase
B. Nucleic acid
C. Aldehyde
D. Alcohol
-
Câu 6:
Trong các khái niệm sinh học thì phân tử sinh học được định nghĩa là:
A. Hợp chất vô cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật
B. Hợp chất hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật
C. Hợp chất hữu cơ được tạo ra từ bên ngoài cơ thể sinh vật
D. Hợp chất vô cơ được tạo ra từ bên ngoài cơ thể sinh vật
-
Câu 7:
Trong tháp dinh dưỡng của người, nhóm thực phẩm nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Nhóm bánh mì và ngũ cốc
B. Nhóm rau củ
C. Nhóm trái cây
D. Nhóm thịt, cá, trứng sữa
-
Câu 8:
Có khoảng bao nhiêu các nguyên tố hóa học tồn tại trong tự nhiên là các nguyên tố cần thiết cho sinh vật
A. 50-60%
B. 70-80%
C. 20-25%
D. 90%
-
Câu 9:
Dựa vào đâu để người ta chia các nguyên tố trong cơ thể sinh vật thành hai nhóm đa lượng và vi lượng.
A. Tỉ lệ phần trăm kích thước cơ thể
B. Tỉ lệ phần trăm khối lượng cơ thể
C. Kích thước của nguyên tố
D. Đặc điểm của nguyên tố
-
Câu 10:
Cơ thể người cần khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học:
A. 50
B. 25
C. 40
D. 35
-
Câu 11:
Các loài thực vật cần khoảng bao nhiêu nguyên tố hóa học:
A. 30
B. 10
C. 34
D. 17
-
Câu 12:
Bốn nguyên tố đa lượng C, H, O và N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất chính trong tế bào, chúng chiếm khoảng bao nhiều phần trăm khối lượng vật chất sống trong cơ thể sinh vật.
A. 80%
B. 96%
C. 50%
D. 30%
-
Câu 13:
Nhận định nào không đúng khi nói về các nguyên tố hóa học:
1, Trong số 92 nguyên tố tự nhiên có khoảng 20% - 25% nguyên tố cần thiết cho sinh vật
2, Nguyên tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các sinh vật, được gọi là nguyên tố thiết yếu.
3, Các nguyên tố C, H, N, O lại chiếm khoảng 76% khối lượng cơ thể sống.
4, Các nguyên tố chiếm một tỉ lệ nhỏ, chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống.
5, Chỉ có nguyên tố đa lượng quan trọng với cơ thể
6, Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm dưới 0,01 % khối lượng cơ thể
A. 1,2,3
B. 1,2,6
C. 2,3,6
D. 3,4,5
-
Câu 14:
Quan sát hình và cho biết, carbon có bao nhiêu electron tự do
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 15:
Carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, tạo nên cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ là nhờ:
A. Khối lượng riêng
B. Lớp electron ngoài cùng
C. Tính chất vật lý
D. Số proton hạt nhân
-
Câu 16:
Nguyên tố hóa học nào tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào và tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
A. Hydro
B. Carbon
C. Oxygen
D. Nito
-
Câu 17:
Nguyên tố nào sau đây là thành phần quan trọng của adenosine triphosphate (ATP)
A. Carbon
B. Photpho
C. Sắt
D. Hỉdro
-
Câu 18:
Nguyên tố chỉ chiếm 0,005% khối lượng cơ thể người nhưng là thành phần không thể thiếu của hemoglobin trong hồng cầu với chức năng vận chuyển oxygen là:
A. Carbon
B. Nito
C. Sắt
D. Hidro
-
Câu 19:
Cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn?
A. Ăn 1 loại thức ăn giàu dinh dưỡng
B. Ăn 1 vài loại thức ăn giàu dinh dưỡng
C. Thay đổi phối hợp ăn nhiều loại thức ăn
D. Ăn nhiều loại thức ăn và ăn liên tục trong thời gian dài
-
Câu 20:
Cây hoa hồng bị vàng lá ở những vùng lá non, là biểu hiện của thiếu nguyên tố hóa học nào?
A. Kẽm (Zn)
B. Nhôm (Al)
C. Sắt (Fe)
D. Đồng (Cu)
-
Câu 21:
Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương là do thiếu nguyên tố thiết yếu nào?
A. Sắt (Fe)
B. Canxi (Ca)
C. Carbon (C)
D. Iot (I)
-
Câu 22:
Bệnh bướu cổ là do cơ thể thiếu nguyên tố nào?
A. Sắt (Fe)
B. Canxi (Ca)
C. Carbon (C)
D. Iot (I)
-
Câu 23:
Ở thực vật, nguyên tố cấu tạo nên diệp lục là
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Cu
-
Câu 24:
Đâu không là vai trò của các nguyên tố đa lượng:
A. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ
B. Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật
C. Là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.
D. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất hữu cơ
-
Câu 25:
Vai trò nào sau đây KHÔNG phải vai trò của nước đối với sinh vật?
A. Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
B. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
C. Nước là dung môi hòa tan các chất.
D. Nước là chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
-
Câu 26:
Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.
(2) Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
(4) Thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào.
(5) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nước và vai trò của nước đối với sự sống?
A. Không có nước sẽ không có sự sống
B. Nước tinh khiết chỉ bao gồm các phân tử H2O
C. Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào
D. Nước không phải là thành phần chính cấu tạo nên tế bào
-
Câu 28:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của nước đối với thực vật, sự sống?
A. Là dung môi hòa tan các chất sống, là môi trường của nhiều phản ứng sinh hóa.
B. Ổn định nhiệt độ cơ thể, điều hòa nhiệt độ môi trường sống.
C. Có dạng liên kết với các chất hữu cơ khác, bảo vệ cấu trúc tế bào.
D. Nước cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
-
Câu 29:
Bệnh nào sau đây liên quan đến thiếu nguyên tố iốt – một nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ
B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị
D. Bệnh tiểu đường
-
Câu 30:
Mặc dù nguyên tố vi lượng chiếm hàm lượng rất nhỏ trong cây nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò
A. qui định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào
B. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt
C. hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất
D. tham gia cấu trúc nên tế bào
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?
A. Nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nên thiếu chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào
B. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ
C. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau
D. Có khoảng 70 – 80% các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật
-
Câu 32:
Nguyên tố vi lượng là nguyên tố chiếm tỉ lệ
A. ớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào.
B. lớn hơn 1 % khối lượng chất khô của tế bào.
C. nhỏ hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào.
D. nhỏ hơn 1 % khối lượng chất khô của tế bào.
-
Câu 33:
Cho các nhận định sau khi nói về các nguyên tố đa lượng, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống.
(2) Đại diện trong nhóm các nguyên tố đa lượng là: F, Cu, Fe, Mn, Zn, …
(3) Nguyên tố đa lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như protein, cacbonhidrat, lipit, axit nucleic, …
A. 3
B. 0
C. 2
D. 1
-
Câu 34:
Nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01 % khối lượng chất khô của tế bào được gọi là
A. nguyên tố vi lượng
B. nguyên tố đa lượng
C. nguyên tố vô cơ
D. nguyên tố hữu cơ
-
Câu 35:
Phát biểu nào đúng khi nói về các nguyên tố hóa học trong tế bào?
A. Nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ, nên thiếu chúng không ảnh hưởng tới hoạt động sống của tế bào.
B. Nguyên tố đa lượng là nguyên tố mà sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ.
C. Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng có thể có đặc tính lí hóa khác nhau.
D. Có khoảng 70 – 80% các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
-
Câu 36:
Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ thể
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
C. Tham gia vào cấu trúc của hệ enzyme trong tế bào
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
-
Câu 37:
Khi nói về đặc điểm, vai trò của nước có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(1) Nước là môi trường cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.
(2) Trong tế bào, nước tập trung chủ yếu ở nguyên sinh chất.
(3) Nước tham gia vào phản ứng thủy phân trong tế bào.
(4) Nước liên kết với nhau và một số phân tử khác nhờ liên kết hiđrô.
(5) Nước có đặc tính phân cực là do phía ôxi mang điện tích dương và phía hiđrô mang điện tích âm.
(6) Nước trong tế bào chỉ tồn tại ở dạng tự do.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 38:
Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của enzim trong tế bào
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
-
Câu 39:
Trong tổng khối lượng cơ thể sinh vật, các nguyên tố đa lượng C, H, O và N chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng
A. 4,0%
B. . 69,0%
C. . 96,0%
D. 9,6%
-
Câu 40:
Sắt là yếu tố vi lượng quan trọng cho cuộc sống nhưng nó chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể bằng:
A. 0,005% trọng lượng cơ thể
B. 0,010% trọng lượng cơ thể
C. 0,015% trọng lượng cơ thể
D. 0,020% trọng lượng cơ thể
-
Câu 41:
Cho các nhận định sau về các nguyên tố hóa học của tế bào, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Trong cơ thể người tỉ lệ nguyên tố Cacbon nhiều hơn tỉ lệ nguyên tố Oxi.
(2) Mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu Iot chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ.
(3) Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H nhưng nếu thiếu Mo cây trồng sẽ khó phát triển, thậm chí là chết.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 0
-
Câu 42:
Cho các nhận định sau khi nói về các nguyên tố vi lượng, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,001% khối lượng cơ thể sống.
(2) Nguyên tố vi lượng có vai trò trong quá trình trao đổi chất, điều hòa sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
(3) Nguyên tô vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzim, hoocmon, sắc tố, vitamin …
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 43:
Điền từ thích hợp còn thiếu vào dấu ba chấm.
" … mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự sống."
A. Nguyên tố vi lượng
B. Nguyên tố đa lượng
C. Nguyên tố phi kim
D. Nguyên tố kim loại
-
Câu 44:
Đâu không là vai trò của các nguyên tố đa lượng:
A. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ
B. Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật
C. Là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào.
D. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất hữu cơ
-
Câu 45:
Ở thực vật, nguyên tố cấu tạo nên diệp lục là
A. Zn
B. Mg
C. Fe
D. Cu
-
Câu 46:
Bệnh bướu cổ là do cơ thể thiếu nguyên tố nào?
A. Sắt (Fe)
B. Canxi (Ca)
C. Carbon (C)
D. Iot (I)
-
Câu 47:
Nguyên nhân chính của bệnh loãng xương là do thiếu nguyên tố thiết yếu nào?
A. Sắt (Fe)
B. Canxi (Ca)
C. Carbon (C)
D. Iot (I)
-
Câu 48:
Cây hoa hồng bị vàng lá ở những vùng lá non, là biểu hiện của thiếu nguyên tố hóa học nào?
A. Kẽm (Zn)
B. Nhôm (Al)
C. Sắt (Fe)
D. Đồng (Cu)
-
Câu 49:
Cần lưu ý điều gì trong khẩu phần ăn?
A. Ăn 1 loại thức ăn giàu dinh dưỡng
B. Ăn 1 vài loại thức ăn giàu dinh dưỡng
C. Thay đổi phối hợp ăn nhiều loại thức ăn
D. Ăn nhiều loại thức ăn và ăn liên tục trong thời gian dài
-
Câu 50:
Nguyên tố chỉ chiếm 0,005% khối lượng cơ thể người nhưng là thành phần không thể thiếu của hemoglobin trong hồng cầu với chức năng vận chuyển oxygen là:
A. Carbon
B. Nito
C. Sắt
D. Hidro