Trắc nghiệm Các nguyên tố hóa học và nước Sinh Học Lớp 10
-
Câu 1:
Nhóm các nguyên tố nào sau đây là nhóm nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống?
A. H, Na, P, Cl.
B. C, Na, Mg, N.
C. C, H, O, N.
D. C, H, Mg, Na.
-
Câu 2:
Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
-
Câu 3:
Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N.
C. O, P, C, N.
D. H, O, N, P.
-
Câu 4:
Tính phân cực của nước là do?
A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.
C. Xu hướng các phân tử nước.
D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.
-
Câu 5:
Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 6:
Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết hidro
C. Liên kết ion
D. Liên kết photphodieste
-
Câu 7:
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?
A. Liên kết cộng hóa trị
B. Liên kết hidro
C. Liên kết peptit
D. Liên kết photphodieste
-
Câu 8:
Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
-
Câu 9:
Thiếu máu do thiếu nguyên tố Fe (sắt) thường dẫn đến triệu chứng gì?
A. Chóng mặt, mệt mỏi.
B. Da chuyển sang màu trắng
C. Tóc chuyển sang màu bạc
D. Mắt đỏ, giảm thị lực
-
Câu 10:
Vai trò của nước là:
A. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định
B. Là môi trường của các phản ứng hóa sinh
C. Làm mặt tế bào căng mịn
D. A và B đúng
-
Câu 11:
Các nguyên tố vi lượng thường chiếm bao nhiêu phần trăm về khối lượng trong cơ thể sống?
A. nhỏ hơn 0,1%
B. Lớn hơn 0,01%
C. Nhỏ hơn 0,01%
D. lớn hơn 0,1%
-
Câu 12:
Trong tế bào, nước thường có mặt chủ yếu ở đâu?
A. Nhân
B. Chất nguyên sinh
C. Ti thế
D. Lạp thể (Lục lạp)
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử nước được cấu tạo bằng liên kết hóa trị không phân cực giữa 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
2. Các phân tử nước có khả năng tương tác với nhau và hình thành nên mạng lưới nước (lớp màng nước)
3. Liên kết giữa các phân tử nước được gọi là liên kết hidro
4. Trong phân tử nước, nguyên tử O mang điện tích dương, nguyên tử H mang điện tích âm.
5. Khi ở trạng thái đông cứng (nước đá), các liên kết hidro luôn bền vững.
Số câu phát biểu sai là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Trong số các nguyên tố sau: O, C, Mn, Na, Ca, S, H, Cl, Fe. Nguyên tố nào thuộc nhóm nguyên tố vi lượng?
A. Mn, O, C, Ca
B. Mn, Ca, Fe, S
C. Mn, Fe, Na
D. Mn, Fe
-
Câu 15:
Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống (khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H
B. C, N, P, Cl
C. C, N, H, O
D. K, S, Mg, Cu
-
Câu 16:
Trong 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên, có khoảng bao nhiêu nguyên tố tham gia cấu tạo nên sự sống?
A. khoảng 35 nguyên tố.
B. khoảng 25 nguyên tố
C. khoảng 80 nguyên tố
D. tất cả 92 nguyên tố
-
Câu 17:
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với cơ thể vì
A. Chiếm khối lượng nhỏ
B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
C. cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy.
D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
-
Câu 18:
Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì
A. là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể
B. vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electron
C. là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống
D. được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối của các chất (đvC)
-
Câu 19:
Nguyên tố hóa học nào sau đây được xếp vào nhóm nguyên tố vi lượng
A. Cacbon (C)
B. Hidro (H)
C. Sắt (Fe)
D. Nito (N)
-
Câu 20:
Các hợp chất hữu cơ đầu tiên hình thành trên quả đất lần lượt theo sơ đồ:
A. CH => CHON => CHO
B. CHON => CHO => CH
C. CH => CHO => CHON
D. CHON => CH => CHO
-
Câu 21:
Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. Nhiệt dung riêng cao
B. Lực gắn kết
C. Nhiệt bay hơi cao
D. Tính phân cực
-
Câu 22:
Trong các nguyên tố sau, nguyên tố nào chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người ?
A. Nitơ
B. Cacbon
C. Hiđrô
D. Phôtpho
-
Câu 23:
Tế bào sinh vật chết khi đưa vào môi trường nhiệt độ dưới 0OC là do
A. Các phân tử nước đá nở ra phá vở cấu trúc tế bào.
B. Mật độ phân tử nước đá tăng cao phá vở cấu trúc tế bào.
C. Sức căng bề mặt của nước tăng ra phá vở cấu trúc tế bào.
D. Các liên kết hidro của nước đã phá vở cấu trúc tế bào.
-
Câu 24:
Cấu trúc của phân tử nước đá
A. các phân tử nước trong nước đá nằm xa nhau nên mật độ phân tử nước thấp hơn.
B. các phân tử nước trong nước đá nằm gần nhau nên mật độ phân tử nước thấp hơn.
C. các phân tử nước trong nước đá nằm xa nhau nên mật độ phân tử nước cao hơn.
D. các phân tử nước trong nước đá nằm xa nhau nên mật độ phân tử nước bằng nhau.
-
Câu 25:
Nước có đặc tính phân cực cao nên có vai trò
A. làm dung môi hòa tan nhiều chất
B. ổn định nhiệt cho tế bào
C. giảm nhiệt độ cho cơ thể
D. làm cho tế bào có khả năng dẫn điện
-
Câu 26:
Trong tế bào nước phân bố chủ yếu ở
A. ADN
B. nhân
C. ti thể
D. chất nguyên sinh
-
Câu 27:
Một nguyên tử cácbon cùng một lúc có thể liên kết hóa trị với
A. 1 nguyên tố
B. 2 nguyên tố
C. 3 nguyên tố
D. 4 nguyên tố
-
Câu 28:
Lớp vỏ điện tử ngoài cùng của các bon có
A. 1 điện tử
B. 2 điện tử
C. 3 điện tử
D. 4 điện tử
-
Câu 29:
Nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là
A. Ca
B. Mg
C. C
D. K
-
Câu 30:
Các nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống gồm
A. C, Ca, Cl, Mg
B. C, H, O, N
C. O, K, Ca, P
D. Ca, P, Mg, S .
-
Câu 31:
Các vật thể sống đang tồn tại trên quả đất là những hệ thống mở, có cơ sở vật chất chủ yếu là các đại phân tử
A. hữu cơ.
B. ADN và ARN.
C. prôtêin, axit nuclêic.
D. prôtêin và phân tử.
-
Câu 32:
Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là
A. C, H, O, P.
B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O, P, Mg.
D. C, H, O, N, P. S.
-
Câu 33:
Hợp chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ?
A. Lipit
B. Muối cacbonat
C. đường glucô
D. Prôtêin.
-
Câu 34:
Vai trò của các nguyên tố chủ yếu các bon, hyđro, oxy, nitơ trong tế bào là
A. tham gia các hoạt động sống.
B. cấu tạo nên các thành phần tế bào.
C. truyền đạt thông tin di truyền.
D. tạo năng lượng cho tế bào.
-
Câu 35:
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:
A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể
-
Câu 36:
Nước có đặc tính nào sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
-
Câu 37:
Để cho nước biến thành hơi, phải cần năng lượng:
A. Để bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa các phân tử
B. Để bẻ gãy các liên kết cộng hoá trị của các phân tử nước
C. Thấp hơn nhiệt dung riêng của nước
D. Cao hơn nhiệt dung riêng của nước
-
Câu 38:
Nước có vai trò sau đây?
A. Dung môi hoà tan của nhiều chất
B. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào
C. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể
D. Cả 3 vai trò nêu trên
-
Câu 39:
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở thành phần nào sau đây?
A. Màng tế bào
B. Chất nguyên sinh
C. Nhân tế bào
D. Nhiễm sắc thể
-
Câu 40:
Trong các cơ thể sống, thành phần chủ yếu là:
A. Chất hữu cơ
B. Nước
C. Chất vô cơ
D. Vitamin
-
Câu 41:
Cấu trúc nào sau đây có thành phần bắt buộc là các nguyên tố vi lượng?
A. Lớp biếu bì của da động vật
B. Enzim
C. Các dịch tiêu hoá thức ăn
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 42:
Nguyên tố Fe là thành phần của cấu trúc nào sau đây?
A. Hêmôglôbin trong hồng cầu của động vật
B. Diệp lục tố trong lá cây
C. Sắc tố mêlanin trong lớp da
D. Săc tố của hoa , quả ở thực vật
-
Câu 43:
Trong các cơ thể sống, tỷ lệ khối lượng của các nguyên tố C,H,O,N chiếm vào khoảng
A. 65%
B. 70%
C. 85%
D. 96%
-
Câu 44:
Những chất sống đầu tiên của trái đất nguyên thuỷ tập trung ở môi trường nào sau đây?
A. Không khí
B. Biển
C. Trong đất
D. Không khí và đất
-
Câu 45:
Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:
A. C,H,O,N
B. Ca,Na,C,N
C. C,K,Na,P
D. Cu,P,H,N
-
Câu 46:
Nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ là:
A. Cacbon
B. Hidrô
C. Ôxi
D. Nitơ
-
Câu 47:
Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố đa lượng?
A. Canxi
B. Lưu huỳnh
C. Sắt
D. Photpho
-
Câu 48:
Nguyên tố nào dưới đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan
B. Kẽm
C. Đồng
D. Photpho
-
Câu 49:
Các nguyên tố hoá học chiếm lượng lớn trong khối lượng khô của cơ thể được gọi là:
A. Các hợp chất vô cơ
B. Các hợp chất hữu cơ
C. Các nguyên tố đại lượng
D. Các nguyên tố vi lượng
-
Câu 50:
Trong các nguyên tố hoá học sau đây, nguyên tố nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ thể người?
A. Cacbon
B. Nitơ
C. Hidrô
D. Ôxi