ADMICRO

1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị

Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.

998 câu
24050 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Cấu thành lượng giá trị một đơn vị hàng hóa (W).


    A. W= c + p + m.


    B. W= c + v + p.


    C. W= k + v + m.


    D. W= c + v + m.


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Tiền tệ ra đời là do:


    A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.


    B. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.


    C. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.


    D. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối  hàng hóa.


  • Câu 3:

    Sự phát triển của các hình thái giá trị bao gồm:


    A. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.


    B. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị thu hẹp; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.


    C. Hình thái giá trị giản đơn; hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.


    D. Hình thái giá trị mở rộng; hình thái giá trị chung; hình thái tiền tệ.


  • Câu 4:

    Bản chất tiền tệ là:


    A. Một loại sản phẩm được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung.


    B. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật trao đổi.


    C. Một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung.


    D. Tiền giấy và tiền đúc


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Các chức năng của tiền tệ là:


    A. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện trao đổi; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới.


    B. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ; tiền tệ thế giới.


    C. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện mua bán; tiền tệ thế giới.


    D. Thước đo giá trị; phương tiện lưu thông; phương tiện thanh toán; phương tiện cất trữ.


  • Câu 6:

    Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:


    A. T – H – T.


    B. T – H – T’.


    C. H – T – H.


    D. Cả a và b.


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở:


    A. Hao phí lao động cá biệt cần thiết.


    B. Hao phí lao động giản đơn cần thiết.


    C. Hao phí lao động xã hội cần thiết.


    D. Hao phí lao động phức tạp cần thiết.


  • Câu 8:

    Quy luật giá trị vận động thông qua:


    A. Giá trị thị trường.


    B. Giá cả thị trường.


    C. Giá trị trao đổi.


    D. Trao đổi.


  • Câu 9:

    Ngoài giá trị, giá cả thị trường còn phụ thuộc vào:


    A. cạnh tranh.


    B. cạnh tranh, sức mua của đồng tiền.


    C. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền.


    D. cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền, giá trị.


  • Câu 10:

    Tác dụng của quy luật giá trị là:


    A. Điều tiết sản xuất và giá cả hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.


    B. Điều tiết sản xuất hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.


    C. Điều tiết trao đổi và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.


    D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích cải tiến kỹ thuật; làm phân hóa những người sản xuất hàng hóa.


  • Câu 11:

    Cạnh tranh kinh tế là:


    A. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành chi phí tối đa cho mình.


    B. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.


    C. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế, nhằm giành thị phần tối đa cho mình.


    D. Sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế.


  • Câu 12:

    Giữa cung và cầu tồn tại mối quan hệ biện chứng, sự tác động giữa chúng hình thành nên:


    A. Giá trị cân bằng ( giá trị thị trường).


    B. Giá cả cân bằng (giá cả thị trường).


    C. Giá cả hàng hóa.


    D. Cả a và c.


  • Câu 13:

    Điều kiện để tiền biến thành tư bản là:


    A. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn.


    B. Phải tích lũy được một lượng tiền lớn; tiền phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.


    C. Phải tích lũy được một lượng hàng hóa lớn; hàng hóa phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.


    D. Phải tích lũy được một lượng máy móc lớn; máy móc phải được đưa vào kinh doanh tư bản với mục đích thu giá trị thặng dư.


  • Câu 14:

    Công thức chung của tư bản là:


    A. H - T - H.


    B. T - H - T’.


    C. T - SX - T’.


    D. Cả a và b


  • Câu 15:

    Điều kiện để sức lao động biến thành hàng hóa là:


    A. Người lao động phải được mua bán; người lao động không có tư liệu sản xuất.


    B. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu sản xuất.


    C. Người lao động phải được tự do; người lao động có tư liệu sản xuất.


    D. Người lao động phải được tự do; người lao động không có tư liệu tiêu dùng.


  • Câu 16:

    Giá trị sức lao động được đo lường gián tiếp bằng:


    A. Giá trị những tư liệu sản xuất để nuôi sống người lao động.


    B. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.


    C. Giá cả những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động.


    D. Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống nhà tư bản.


  • Câu 17:

    Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra:


    A. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó.


    B. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.


    C. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó.


    D. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó.


  • Câu 18:

    Giá trị thặng dư là:


    A. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sử dụng sức lao động, là lao động không công của công nhân.


    B. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của công nhân.


    C. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hóa, là lao động không công của công nhân.


    D. Phần giá trị dôi ra ngoài lao động, là lao động không công của công nhân.


  • Câu 19:

    Ngày lao động của công nhân gồm những phần nào?


    A. Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động thặng dư.


    B. Thời gian lao động phức tạp và thời gian lao động thặng dư.


    C. Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.


    D. Cả a và b.


  • Câu 20:

    Tư bản khả biến (v) là:


    A. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng.


    B. Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.


    C. Bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm thặng dư.


    D. Bộ phận gián tiếp tạo ra giá trị thặng dư.


  • Câu 21:

    Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) là:


    A. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản bất biến.


    B. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng tư bản bất biến và tư bản khả biến.


    C. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến.


    D. Tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm thặng dư và tư bản khả biến.


  • Câu 22:

    Khối lượng giá trị thặng dư (M) được tính bằng công thức:


    A. M = m’. k.


    B. M = m’. c.


    C. M = m . V.


    D. M = m’. V.


  • Câu 23:

    Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư có được do:


    A. Kéo dài ngày lao động và tăng năng suất lao động.


    B. Kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động.


    C. Kéo dài ngày lao động và tăng thời gian lao động.


    D. Rút ngắn ngày lao động và tăng cường độ lao động.


  • Câu 24:

    Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư có được do:


    A. Tăng sản lượng, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.


    B. Tăng cường độ lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.


    C. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động cần thiết, tương ứng làm tăng thời gian lao động thặng dư.


    D. Tăng năng suất lao động, làm rút ngắn thời gian lao động thặng dư, tương ứng làm tăng thời gian lao động cần thiết.


  • Câu 25:

    Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư có được do:


    A. Giá cả cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.


    B. Giá trị cá biệt của hàng hóa bằng giá trị xã hội.


    C. Giá trị xã hội của hàng hóa thấp hơn giá trị cá biệt.


    D. Giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.


  • Câu 26:

    Giá trị thặng dư siêu ngạch còn được gọi là:


    A. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư tương đối.


    B. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.


    C. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đối.


    D. Hình thức biến tướng của sản phẩm thặng dư tương đối.


  • Câu 27:

    Sản xuất giá trị thặng dư là:


    A. Quy luật tương đối của CNTB.


    B. Quy luật tuyệt đối của CNTB.


    C. Quy luật cá biệt của CNTB.


    D. Quy luật đặc biệt của CNTB.


  • Câu 28:

    Bản chất của tiền công trong CNTB là:


    A. Giá cả của hàng hóa lao động.


    B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.


    C. Giá cả của hàng hóa.


    D. Cả a và b.


  • Câu 29:

    Hai hình thức tiền công cơ bản là:


    A. Tiền công theo thời gian và tiền công theo lao động.


    B. Tiền công theo giờ và tiền công theo sản phẩm.


    C. Tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm.


    D. Tiền công theo tháng và tiền công theo sản phẩm.


  • Câu 30:

    Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là:


    A. Sản phẩm thặng dư.


    B. Tiền huy động.


    C. Giá trị thặng dư.


    D. Tiền đi vay.


ZUNIA9
AANETWORK