690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Angiostrongylus cantonensis trưởng thành sống ở vị trí cơ thể nào sau đây của chuột:
A. Vách phế nang
B. Động mạch phổi
C. Tĩnh mạch phổi
D. Khí - phế quản
-
Câu 2:
Vật chủ phụ của giun Angiostrongylus cantonensis là:
A. Cá
B. Ốc, tôm, cua
C. Chuột
D. Cyclops
-
Câu 3:
Giun đũa có chu kỳ thuộc kiểu:
A. Đơn giản
B. Phức tạp
C. Phải qua nhiều vật chủ trung gian
D. Phải có môi trường nước
-
Câu 4:
Người bị nhiễm ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis do:
A. Ăn rau sống có ấu trùng giun
B. Ăn tôm, cua sống
C. Ăn gỏi cá giếc
D. Ăn tôm cua sống, ăn rau sống có ấu trùng giun.
-
Câu 5:
Người nhiễm ấu trùng của Angiostrongylus cantonensis biểu hiện bệnh:
A. Viêm màng não - não
B. Viêm gan
C. Viêm phổi
D. Viêm ruột non
-
Câu 6:
Giun đũa trưởng thành ký sinh ở:
A. Ruột già
B. Đường dẫn mật
C. Hạch bạch huyết
D. Ruột non
-
Câu 7:
Xét nghiệm dịch não tuỷ trong bệnh do Angiostrongylus cantonensis ở người thấy:
A. Dịch não tuỷ trong, albumin tăng 400-500 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu toan tính, hiếm khi thấy giun non
B. Dịch não tuỷ trong, albumin tăng 400-500 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu toan tính, luôn có giun non
C. Dịch não tuỷ trong, Globulin tăng, 200-300 tế bào/mm3 trong đó 40-50% là bạch cầu đa nhân trung tính, có trứng giun
D. Dịch não tuỷ đục, Globulin tăng, bạch cầu lympho chiếm 40-50%, hiếm khi thấy giun non
-
Câu 8:
Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là:
A. Sinh chất ở ruột (nhũ chấp)
B. Dịch mật
C. Máu
D. Dịch bạch huyết
-
Câu 9:
Chẩn đoán bệnh do Angiostrongylus cantonensis:
A. Lâm sàng
B. Chọc dò xét nghiệm dịch não tuỷ
C. Phản ứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu,phảnứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu
D. Chọc dò xét nghiệm dịch não tuỷ, phảnứng nội bì với kháng nguyên đặc hiệu
-
Câu 10:
Thuốc điều trị bệnh viêm màng não - não do Angiostrongylus:
A. Thiabendazole
B. Diethylcarbamazin
C. Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng trong một số trường hợp
D. Kháng sinh phổ rộng, liều cao
-
Câu 11:
Muốn chẩn đoán xác định bệnh giun đũa ta phải:
A. Xét nghiệm máu
B. Xét nghiệm đờm
C. Xét nghiệm phân
D. Xét nghiệm dịch tá tràng
-
Câu 12:
Con trưởng thành của các loại giun họ Anisakinae ký sinh ở:
A. Ruột non người
B. Dạ dày người
C. Dạ dày các động vật hữu nhũ biển (cá voi, cá heó, cá nhà táng...) và loài chân màng (sư tử biển, hải cẩu, hải mã...)
D. Dạ dày chim
-
Câu 13:
Trong chẩn đoán xét nghiệm giun đũa ta phải dùng kỷ thuật:
A. Xét nghiệm dịch tá tràng
B. Giấy bóng kính
C. Xét nghiệm phong phú KaTo
D. Cấy phân
-
Câu 14:
Vật chủ phụ thứ nhất của các loại giun họ Anisakinae là:
A. Cá biển
B. Giáp xác biển
C. Sư tử biển
D. Hải cẩu
-
Câu 15:
Vật chủ phụ thứ hai của các loại giun họ Anisakinae là:
A. Cá thu, cá mòi
B. Mực, bạch tuộc
C. Giáp xác biển
D. Cá thu, cá mòi, mực , bạch tuộc
-
Câu 16:
Người bị nhiễm ấu trùng của Anisakinae do ăn loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
A. Cá mòi, cá thu, mực
B. Cá giếc, cá trê
C. Tôm, cua biển
D. Cá voi
-
Câu 17:
Bệnh giun đũa có tỷ lệ nhiễm cao ở:
A. Các nước có nền kinh tế đang phát triển
B. Các nước có khí hậu khô nóng
C. Các nước có khí hậu nóng ẩm
D. Câu địa phương chuyên về nghề hầm mỏ
-
Câu 18:
Ấu trùng của Anisakinae tạo nên những hạt bạch cầu toan tính ở:
A. Phổi
B. Não
C. Ống tiêu hoá
D. Da
-
Câu 19:
Chẩn đoán bệnh ấu trùng Anisakinae dựa vào:
A. Bệnh cảnh lâm sàng
B. Nội soi kết hợp sinh thiết ống tiêu hoá tìm ấu trùng
C. Xét nghiệm máu: bạch cầu toan tính tăng
D. Chẩn đoán huyết thanh luôn cho kết quả tốt nhất
-
Câu 20:
Các cơ quan nội tạng của cơ thể mà ấu trùng giun đũa chu du ngoại trừ:
A. Phổi
B. Thận
C. Tim
D. Ruột non
-
Câu 21:
Điều trị bệnh ấu trùng Anisakinae:
A. Cắt bỏ u hạt có ký sinh trùng
B. Thuốc điều trị đặc hiệu là Thiabendazole
C. Thuốc điều trị đặc hiệu là các thuốc điều trị ung thư
D. Thuốc điều trị đặc hiệu là Diethylcarbamazin
-
Câu 22:
Ấu trùng Anisakinae chết ở điều kiện nào sau đây:
A. Muối cá
B. Nấu chín cá hoặc đông lạnh -200C trong 24 giờ
C. Hun khói cá
D. Đông lạnh cá ở -20C trong 24 giờ
-
Câu 23:
Biểu hiện bệnh lý của giun đũa cần can thiệp ngoại khoa:
A. Bán tắt ruột
B. Viêm ruột thưà
C. Rối loạn tiêu hoá
D. Đau bụng giun
-
Câu 24:
Vật chủ chính của sán dây Echinococcus granulosus là:
A. Trâu
B. Bò
C. Chó
D. Cừu
-
Câu 25:
Vật chủ phụ của sán dây Echinococcus granulosus là:
A. Chó
B. Mèo
C. Chồn
D. Động vật ăn cỏ
-
Câu 26:
Về mặt hình thể của Echinococcus granulosus giống với trứng của:
A. Giun đũa chó (Toxocara canis)
B. Giun đũa người (Ascaris lumbricoides)
C. Giun tóc người (Trichuris trichiura)
D. Sán dây người (Toenia)
-
Câu 27:
Thứ tự các cơ quan nội tạng ở người mà ấu trùng giun đũa đi qua
A. Ruột, Gan, Tim, Phổi
B. Ruột, Tim, Gan, Phổi
C. Tim, Gan, Ruột, Phổi
D. Tim, Gan, Phổi, Hầu
-
Câu 28:
Người là vật chủ gì của sán dây Echinococcus granulosus:
A. Chính
B. Phụ
C. Vĩnh viễn
D. Tạm thời
-
Câu 29:
Sán Echinococcus trưởng thành sống ở cơ quan nào sau đây của chó:
A. Ruột non
B. Ruột già
C. Gan
D. Phổi
-
Câu 30:
Người nhiễm trứng của sán dây Echinococcus granulosus do:
A. Ăn thịt chó
B. Ăn rau sống có trứng sán
C. Ăn thịt bò tái
D. Ăn thịt dê tái