690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
ĐVCĐ nào sau đây có khả năng ký sinh gây bệnh:
A. Bọ chét
B. Chí
C. Rận
D. Dòi ruồi
-
Câu 2:
ĐVCĐ nào sau đây là ký chủ trung gian truyền bệnh sán lá phổi:
A. Muỗi
B. Bọ chét
C. Cua nước ngọt
D. Ve cứng
-
Câu 3:
Để chẩn đoán bệnh giun kim, người ta dùng kỹ thật giấy bóng kính dính vào:
A. Bất kỳ thời điểm nào
B. Buổi sáng sau khi trẻ thức đậy
C. Buổi sáng sau khi trẻ đã làm vệ sinh thân thể
D. Buổi trưa
-
Câu 4:
ĐVCĐ nào sau đây là vector truyền bệnh sốt rét:
A. Muỗi Aedes
B. Muỗi Anopheles
C. Muỗi Culex
D. Muỗi cát Plebotomus
-
Câu 5:
ĐVCĐ nào sau đây không phải là vector:
A. Muỗi Aedes
B. Muỗi cát
C. Ruồi vàng
D. Ruồi nhà
-
Câu 6:
Vị trí ký sinh bình thường của giun kim là:
A. Tá tràng
B. Hỗng tràng
C. Hồi tràng
D. Manh tràng
-
Câu 7:
ĐVCĐ nào sau đây là vector truyền bệnh giun chỉ Onchocerla volvulus:
A. Muỗi Anopheles
B. Muỗi cát
C. Ruồi Simulium
D. Ruồi Glossina
-
Câu 8:
ĐVCĐ nào sau đây là ký chủ trung gian truyền bệnh sán dây chó:
A. Tôm đồng
B. Cua nước ngọt
C. Bọ chét Xenopsylla
D. Bọ chét Ctenocephalide canis
-
Câu 9:
Giun kim chủ yếu đẻ trứng:
A. Vào ban đêm, ở rìa hậu môn nên thường gây ngứa hậu môn
B. Đẻ ban ngày, sau khi đẻ, giun cái chết
C. Tuỳ theo lúc mà có thể đẻ ban đêm hoặc ban ngày
D. Vào ban đêm ngay trong lòng ruột
-
Câu 10:
Động vật chân đốt nào sau đây là ký chủ trung gian của sán lá gan lớn:
A. Ốc Limnea
B. Ốc Planobis
C. Cua nước ngọt
D. Con mạt bột mì (Tennobrio molitor)
-
Câu 11:
Bệnh giun kim lây lan do:
A. Không ăn chín, uống sôi
B. Không có hố xí hợp vệ sinh
C. Do ý thức vệ sinh kém
D. Do ý thức vệ sinh cá nhân kém
-
Câu 12:
Động vật chân đốt nào sau đây là ký chủ trung gian của sán dây lùn ( H. nana):
A. Ốc Melania
B. Ốc Planorbus
C. Cua nước ngọt
D. Con mạt bột mì (Tennobrio molitor).
-
Câu 13:
Động vật chân đốt nào sau đây là vector truyền bệnh Trypanosoma:
A. Bọ chét Xenopsylla
B. Muỗi Aedes
C. Ruồi vàng Simulium
D. Glossina
-
Câu 14:
Độ tuổi nhiễm giun kim nhiều nhất là:
A. Trẻ tuổi cấp một
B. Tre ítuổi nhà trẻ, mẫu giáo
C. Học sinh cấp 2
D. Người độ tuổi lao động
-
Câu 15:
ĐVCĐ nào sau đây là vector truyền bệnh Kala-azar:
A. Muỗi Anopheles
B. Muỗi cát Plebotomus
C. Simulium
D. Glossina
-
Câu 16:
Phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán giun kim là:
A. Xét nghiệm phân trực tiếp
B. Kỹ thuật KaTo
C. Kỹ thuật Willis
D. Kỹ thuật giấy bóng kính dính
-
Câu 17:
Trứng giun kim có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Có kích thước 50-30(m
B. Vỏ dày, trong suốt, hình bầu dục hơi lép một bên
C. Trứng đẻ ra có phôi bào phân chia 2-8 thuỳ
D. Trứng đẻ ra đã có sẵn ấu trùng bên trong trứng
-
Câu 18:
Nhiễm giun kim có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Trẻ tuổi nhà trẻ mẫu giáo tỷ lệ nhiễm cao
B. Dễ dàng gây tái nhiễm
C. Có thể dự phòng không cần điều trị
D. Tẩy giun định kỳ
-
Câu 19:
Giun kim cái sau khi đẻ hết trứng, tử cung lộn ra ngoài và chết:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Thời gian người nuốt phải trứng giun kim vào ruột đến khi phát triễn thành giun trưởng thành cần khoảng thời gian 3-4 tuần
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Bọ chét đóng vai trò vector truyền các bệnh nào sau đây ngoại trừ:
A. Dịch hạch
B. Rickettsia
C. Giun chỉ Oncochera vovulus
D. Sán dây Dipiliium canium
-
Câu 22:
Bệnh nào sau đây do chí rận truyền ngoại trừ:
A. Bệnh sốt chiến hào
B. Do Ricketsia
C. Viêm não rừng Taiga
D. Bệnh sốt hồi quy chí rận
-
Câu 23:
Ở các bé gái, viêm âm hộ, âm đạo thường do:
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. Giun kim
D. Giun tóc
-
Câu 24:
Ve cứng (Ixodidae) không có vai trò gây bệnh nào sau đây:
A. Gây ngứa tại chỗ chích
B. Gây thiếu máu
C. Gây bệnh Lyme
D. Gây bại liệt hướng lên
-
Câu 25:
Ve cứng (Ixodidae) không truyền bệnh nào sau đây:
A. Rickettsia gây sốt Địa trung hải
B. Rickettsia gây sốt Queensland
C. Gây bại liệt hướng lên
D. Truyền Arbovirus gây viêm não Taiga
-
Câu 26:
Giải quyết tốt khâu “xử lý phân hợp vệ sinh” là có thể phòng ngừa các ký sinh trùng sau, ngoại trừ:
A. Giun đũa
B. Giun móc
C. Giun tóc
D. Giun kim
-
Câu 27:
Đặc điểm nào sau đây không có ở ve mềm:
A. Thuộc lớp nhện
B. Có chu trình biến thái không hoàn toàn
C. Con trưởng thành chỉ hút máu một lần trong đời
D. Tuổi thọ rất dài từ 10-20 năm
-
Câu 28:
Hiện tượng tự nhiễm của giun kim thường gặp ở:
A. Trẻ em suy dinh dưỡng
B. Trẻ em vệ sinh kém
C. Trẻ ở mọi lứa tuổi
D. Trẻ em tuổi mẫu giáo
-
Câu 29:
Trứng giun kim ở ngoại cảnh nở thành ấu trùng sau:
A. 3 đến 5 giờ
B. 6 đến 8 giờ
C. 9 đến 12 giờ
D. sau 24 giờ
-
Câu 30:
Khả năng truyền bệnh của bọ xít là:
A. Sốt phát ban
B. Sốt chiến hào
C. Bệnh Chagas
D. Bệnh Leishmania