690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bệnh sốt rét do P. falciparum thường có các đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B. Bệnh kéo dài 6tháng đến 1 năm
C. Thường gây sốt rét tái phát xa
D. Đề kháng với Chloroquin
-
Câu 2:
Chu kỳ vô tính của KSTSR:
A. Chỉ xãy ra trong máu
B. Là nguyên nhân chính gây vỡ tế bào gan gây sốt
C. Là nguyên nhân gây sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt rét
D. Chỉ xảy ra trong gan
-
Câu 3:
Giao bào của KSTSR:
A. Gây bệnh sốt rét do truyền máu
B. Gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu cùng lần với thể tư dưỡng
D. Không thể diệt được bằng thuốc
-
Câu 4:
Hình thể KSTSR trong cơ thể người là những thể sau ngoại trừ:
A. Thể tư dưỡng
B. Thể phân chia
C. Thể giao tử
D. Thể thoa trùng
-
Câu 5:
Để phát triển KSTSR cần hấp thu thành phần nào sau đây:
A. Hem
B. Globin
C. Hemoglobin
D. Heamatin
-
Câu 6:
Bệnh sốt rét có thể xãy ra trong trường hợp nào sau đây:
A. Dùng chung kim tiêm với người khác
B. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 10 ngày
C. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 30 ngày
D. Bị muỗi Anopheles cái nhiễm KSTSR từ người bệnh trong vòng 3 ngày đốt
-
Câu 7:
Chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét là chu kỳ phức tạp nên bệnh sốt rét ở Việt Nam không phổ biến ở vùng đô thị?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Thời gian hoàn thành chu kỳ hữu tính của muỗi phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Loài muỗi Anopheles
B. Độ ẩm môi trường
C. Nhiệt độ môi trường
D. Tuổi thọ muỗi Anopheles
-
Câu 9:
Về mặt dịch tễ học nguồn bệnh sốt rét là:
A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu
B. Người bệnh ở thời kỳ ủ bệnh
C. Người mới nhiễm KSTSR từ muỗi
D. Bệnh nhân SR sau khi được điều trị SR đúng cách và đủ liều
-
Câu 10:
Sắc tố SR được hình thành do:
A. Sự tạo thành Hematin
B. Sự kết hợp giữa heamatin với 1 protein tạo thành hemozoin
C. Do quá trình oxy hoá cung cấp năng lượng cho KSTSR tạo nên
D. Do sự tạo thành vệt Maurer
-
Câu 11:
Quá trình lây truyền bệnh sốt rét gồm có:
A. Nguồn bệnh là người mang giao bào KSTSR trong máu, muỗi anopheles cái và cơ thể cảm thụ
B. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ
C. Người mang KSTSR ở giai đoạn ủ bệnh, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ
D. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và người miễn dịch tự nhiên đối với SR
-
Câu 12:
Người bệnh SR có thể lây truyền bệnh SR cho người khác ngoại trừ:
A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu
B. Người bệnh
C. Người lành mang mầm bệnh
D. Bệnh nhân SR đang ở thời kỳ ủ bệnh
-
Câu 13:
Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được có đặc điểm sau:
A. Toàn diện
B. Bền vững
C. Không ổn định
D. Ngăn ngừa tái nhiễm
-
Câu 14:
Đánh giá mức độ lưu hành bệnh SR dựa vào:
A. Chỉ số giao bào
B. Chỉ số lách
C. Chỉ số thoa trùng
D. Chỉ số KST
-
Câu 15:
Cơn SR điển hình xuất hiện theo thứ tự sau:
A. Sốt, rét, đỗ mồ hôi
B. Sốt, đỗ mồ hôi, rét
C. Rét, sốt, đỗ mồ hôi
D. Rét, đỗ mồ hôi, sốt
-
Câu 16:
Tất cả các loài KSTSR gây bệnh cho người đều có thể gây các triệu chứng sau ngoại trừ:
A. Thiếu máu
B. Lách to
C. Hôn mê
D. Sạm da
-
Câu 17:
Tính chu kỳ của bệnh SR do:
A. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu gây ra
B. Bệnh nhân nhiễm P. falciparum
C. Sau vài chu kỳ vô tính trong hồng cầu mới ổn định
D. Không xãy ra trong SR do truyền máu
-
Câu 18:
Các dấu hiệu lâm sàng nào sau đây có thể được thấy trong tất cả các thể SR ngoại trừ:
A. Rét run
B. Sốt
C. Sạm da
D. Dấu hiệu thần kinh khu trú
-
Câu 19:
Vi tuần hoàn bị tắt nghẽn trong sốt rét:
A. Có thể xãy ra với tất cả loài KSTSR
B. Do chu kỳ vô tính gây ra
C. Là nguyên nhân gây ra sốt rét tái phát
D. Là đặc điểm của P. falciparum
-
Câu 20:
Miễn dịch trong SR không có các đặc điểm:
A. Có tính đặc hiệu đối với ký chủ
B. Có tính đặc hiệu đối với giai đoạn phát triển của KSTSR
C. Là miễn dịch tự nhiên
D. Không bền vững
-
Câu 21:
Trong cơn cấp tính của bệnh SR được chẩn đoán bằng:
A. Tìm kháng nguyên trong huyết thanh
B. Tìm KSTSR trong máu
C. Tìm đơn bào có chứa sắc tố SR
D. Sự kết hợp các triệu chứng: sốt thành cơn, giảm ba dòng tế bào máu và lách to, kết quả kéo máu
-
Câu 22:
Yếu tố nào sau đây tạo ra tiền miễn dịch đối với nhiếm sốt rét:
A. Thiếu máu
B. Sự tái nhiễm liên tục
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
D. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
-
Câu 23:
Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum:
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
B. Hiện tượng ẩn cư của hồng cầu trong mao mạch nội tạng
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ các phức hợp miễn dịch
-
Câu 24:
Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR gặp ở mọi loài KSTSR:
A. Hiện tượng kết dính hồng cầu với liên bào nội mạch mạch máu
B. Hiện tượng tạo hoa hồng do kết dính hồng cầu bị nhiễm với hồng cầu bình thường.
C. Độ mềm dẻo của hồng cầu bị giảm sút
D. Sự ẩn cư của hồng cầu trong mao quản nội tạng
-
Câu 25:
Chu trình không sinh bệnh của E.histolytica có thể chuyển thành chu trùnh sinh bệnh gây bệnh lỵ amip khi bệnh nhân bị giảm sức đề kháng cơ thể:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Entamoeba coli là một đơn bào:
A. Không gây bệnh sống hoại sinh trong ruột già
B. Gây bệnh kiết lỵ
C. Gây tiêu chảy xen kẻ với bón
D. Gây vàng da, tắc mật
-
Câu 27:
Bào nang Entamoeba coli là:
A. Thể lây lan
B. Gây bệnh tiêu chảy
C. Gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi
D. Gây bệnh kiết lỵ
-
Câu 28:
Thực phẩm của E. coli là:
A. Hồng cầu
B. Vi khuẩn cặn bã trong ruột
C. Không cần thực phẩm
D. Chất tiết của tế bào
-
Câu 29:
Sự hiện diện của bào nang E.coli trong môi trường:
A. Báo hiệu dịch không xãy ra
B. Cho biết môi sinh không đáng lo ngại
C. Nói lên tình trạng ô nhiễm môi sinh
D. Là chỉ số đánh giá dịch bệnh
-
Câu 30:
E.histolytica thường gây abces ở:
A. Ruột non
B. Gan
C. Não
D. Phổi