690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trichomonas vaginalis có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ:
A. Quinacrine
B. Diiodohydroxyquinoleine
C. Metronidazole
D. Mebendazole
-
Câu 2:
Giardia lamblia có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ:
A. Quinacrine
B. Tinidazole
C. Nimorazole
D. Clotrimazole
-
Câu 3:
Phòng bệnh trùng roi âm đạo không cần điều này:
A. Chữa lành người bệnh
B. Điều trị cho người mang mầm bệnh
C. Không dùng chung vật dụng vệ sinh tắm rữa
D. Ăn chín, uống sôi
-
Câu 4:
Bốn lớp của ngành đơn bào là:
A. Trùng roi, trùng lông, chân giả và bào tử trùng
B. Trùng roi, trùng lông, chân giả và ký sinh trùng sốt rét
C. Trùng roi, trùng lông, amip lỵ và ký sinh trùng sốt rét
D. Trùng roi, trùng lông, amip lỵ và amip đại tràng
-
Câu 5:
Gặp điều kiện không thuận lợi các loại đơn bào sau có thể trở thành bào nang trừ:
A. Balantidium coli
B. Trichomonas vaginalis
C. Giardia lamblia
D. Entamoeba coli
-
Câu 6:
Các loài giun chỉ ký sinh ở hệ bạch huyết người do muỗi truyền là:
A. Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, Brugia timori
B. Wuchereria bancrofti, Loa loa, Orchocerca volvalus
C. Brugia malayi, Brugia timori, Loa loa
D. Brugia malayi, Dracunculus medinensis, Loa loa
-
Câu 7:
Loài muỗi nào sau đây là vecteur của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti:
A. Aedes, Mansoni, Anopheles
B. Anopheles, Aedes, Culex
C. Mansoni, muỗi cát, Culex
D. Anopheles, muỗi cát, Aedes
-
Câu 8:
Giun chỉ ký sinh ở hệ bạch huyết và đẻ ra ấu trùng:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ nên lấy máu vào giờ nào sau đây trong ngày:
A. 6 - 12 giờ
B. 13 - 17 giờ
C. 18 - 20 giờ
D. 21 - 24 giờ
-
Câu 10:
Trong cơ thể vecteur, ấu trùng giun chỉ lột xác bao nhiêu lần:
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
-
Câu 11:
Ấu trùng giun chỉ tập trung ở đâu trong cơ thể muỗi trước khi lên vòi muỗi:
A. Dạ dày
B. Tuyến nước bọt
C. Cơ ngực
D. Cơ chân
-
Câu 12:
Thời gian ấu trùng giun chỉ phát triển trong cơ thể muỗi:
A. 4 - 7 ngày
B. 8 - 35 ngày
C. 36 - 60 ngày
D. 8 - 35 ngày phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm môi trường
-
Câu 13:
Thời gian để ấu trùng giun chỉ phát triển thành con trưởng thành trong cơ thể người:
A. 1 - 2 tháng
B. 2 - 3 tháng
C. 3 - 18 tháng
D. 18 - 24 tháng
-
Câu 14:
Vật chủ chính của giun chỉ là:
A. Người
B. Muỗi
C. Khỉ
D. Chó
-
Câu 15:
Bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti phổ biến ở:
A. Châu Á, châu Âu, châu Phi
B. Châu Á, châu Phi, châu Mỹ
C. Châu Á, châu Âu, châu Mỹ
D. Chỉ ở châu Á
-
Câu 16:
Nguồn bệnh của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti là:
A. Người lành mang ấu trùng
B. Người bệnh mang ấu trùng
C. Muỗi mang ấu trùng
D. Khỉ mang ấu trùng
-
Câu 17:
Thời gian ủ bệnh của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti là:
A. 1 tháng
B. 2 tháng
C. 3 tháng
D. 24 tháng
-
Câu 18:
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti biểu hiện là:
A. Sốt phát ban, phù toàn thân, viêm hạch
B. Sốt phát ban, phù cục bộ, viêm hạch
C. Sốt cao co giật, phù chân voi, viêm hạch
D. Không sốt, phù toàn thân, viêm phổi
-
Câu 19:
Các triệu chứng của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti sau 3 - 7 năm bị nhiễm bệnh là:
A. Sốt kéo dài, viêm hạch bạch huyết
B. Đái máu hoặc bạch huyết
C. Phát ban ở chi dưới, viêm hạch bạch huyết
D. Dãn mạch bạch huyết dưới da hoặc ở sâu: gây đái bạch huyết hoặc đái máu, chướng bụng bạch huyết, bạch huyết ở da và dưới da dãn và sần sùi
-
Câu 20:
Biểu hiện của bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti sau 10 năm nhiễm bệnh là:
A. Phù các bộ phạn cơ thể: chủ yếu ở chân và cơ quan sinh dục
B. Đau bụng, rối loạn tiêu hoá kéo dài
C. Gan, lách to
D. Viêm loét nhiều hạch bạch huyết
-
Câu 21:
Bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti, bộ phận cơ thể thường bị phù to là:
A. Ngực, vú
B. Tay, vú
C. Chân, bộ phận sinh dục
D. Mặt, bộ phận sinh dục
-
Câu 22:
Chẩn đoán bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti dựa vào:
A. Triệu chứng lâm sàng: phù chân voi
B. Kéo máu ngoại vi vào ban đêm tìm con ấu trùng giun chỉ
C. Kéo máu ngoại vi vào ban đêm tìm con giun chỉ trưởng thành
D. Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng giun
-
Câu 23:
Để chẩn đoán bệnh giun chỉ bạch huyết tại cộng đồng người ta dùng:
A. Test Diethylcarbamazine (DEC) liều 4mg/kg duy nhất
B. Test DEC liều 15mg/kg duy nhất
C. Test DEC liều 4mg/kg x 3 ngày liên tiếp
D. Phản ứng nội bì với kháng nguyên giun chỉ
-
Câu 24:
Thuốc điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết:
A. Mebendazole
B. Albendazole
C. Diethycarbamazine
D. Metrnidazole
-
Câu 25:
Ngoài DEC (Diethycarbamazine) thuốc nào sau đây có thể lựa chọn để điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết:
A. Albendazole
B. Diethycarbamazine
C. Praziquantel
D. Levamisole
-
Câu 26:
Kỹ thuật lấy máu tìm ấu trùng giun chỉ bạch huyết:
A. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm hoặc vào cả ban ngày và ban đêm, làm giọt máu đàn
B. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm hoặc vào cả ban ngày và ban đêm, làm giọt máu dày
C. Chọc tuỷ xương vào ban đêm, làm giọt máu đàn
D. Chọc tuỷ xương vào ban đêm, làm giọt máu dày
-
Câu 27:
Phòng bệnh giun chỉ bạch huyết:
A. Kiểm soát vecteur có khả năng truyền bệnh
B. Điều trị người bệnh
C. Điều trị hàng loạt tại cộng đồng
D. Kiểm soát vecteur có khả năng truyền bệnh và điều trị người bệnh
-
Câu 28:
Bệnh do Brugia malayi lưu hành ở:
A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
B. Trung Quốc, Campuchia, Lào
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản
D. Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á
-
Câu 29:
Vecteur của giun chỉ Brugia malayi là:
A. Mansoni, Anopheles, Culex
B. Mansoni, Aedes, Culex
C. Mansoni, Anopheles, Aedes
D. Muỗi cát, Anopheles, Aedes
-
Câu 30:
Vecteur của giun chỉ Brugia timori là:
A. Anopheles
B. Aedes
C. Culex
D. Mansoni