690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng
Bộ 690 câu trắc nghiệm Ký sinh trùng (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ của nó, và mối quan hệ giữa chúng ... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ở Việt Nam, vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao thường là:
A. Nơi có thói quen sử dụng cầu tiêu, ao cá
B. Nông trường mía, cao su
C. Các thành phố, đô thị.
D. Cư dân sống vùng sông nước
-
Câu 2:
Loài muỗi truyền bệnh sốt rét chủ yếu ở ven biển miền Bắc Việt Nam là:
A. Anopheles sinenis
B. Anopheles subpictus
C. Anopheles aconitus
D. Anopheles maculatus
-
Câu 3:
Kích thước của trứng sán lá ruột:
A. (130x75) um
B. (35x55) um
C. (40x60)um
D. (60x90)um
-
Câu 4:
ĐVCĐ nào sau đây là vector truyền bệnh sốt rét:
A. Muỗi Aedes
B. Muỗi Anopheles
C. Muỗi Culex
D. Muỗi cát Plebotomus
-
Câu 5:
Batamoeba histolytica thường gây áp xe ở:
A. Gan
B. Ruột non
C. Não
D. Phổi
-
Câu 6:
Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở trẻ em cao hơn ở người lớn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Ấu trùng của Anisakinae tạo nên những hạt bạch cầu toan tính ở:
A. Phổi
B. Não
C. Ống tiêu hoá
D. Da
-
Câu 8:
Chu kỳ ngược dòng của giun kim:
A. Giun kim từ ruột già lên sống ở ruột non
B. Ấu trùng giun kim từ ruột già lên sống ở ruột non
C. Trứng giun kim theo gió bụi vào miệng
D. Ấu trùng giun kim nở ra ở hậu mônđi lên manh tràng
-
Câu 9:
Chu kỳ đơn giản nhất của ký sinh trùng là chu kỳ:
A. Kiểu chu kỳ 1: mầm bệnh từ người ra ngoại cảnh vào 1 vật chủ trung gian rồi vật chủ trung gian đưa mầm bệnh vào người
B. Kiểu chu kỳ 1: Mầm bệnh từ người thải ra ngoại cảnh 1 thời gian ngắn rồi lại xâm nhập vào người
C. Kiểu chu kỳ 2: Mầm bệnh từ người hoặc động vật vào vật chủ trùng gian rồi VCTG đưa mầm bệnh vào người
D. Mầm bệnh ở người hoặc động vật được thải ra ngoại cảnh, sau đó xâm nhập vào vật chủ trung gian truyền bệnh (các loại giáp xác hoặc thuỷ sinh) nếu người hoặc động vật ăn phải các loại giáp xác hoặc thực vật thuỷ sinh sẽ mang bệnh
-
Câu 10:
Người nhiễm sán lá ruột do ăn các loại thực phẩm nào sau đây chưa nấu chín:
A. Các loại rau thuỷ sinh ngó sen, rau muống, củ ấu..
B. Gỏi cá giếc
C. Tôm sống
D. Cua nướng
-
Câu 11:
Biến chứng thường gặp nhất của abces gan amip là:
A. Lỵ amip
B. Viêm đại tràng mạng do amip
C. Abces não do amip
D. Apxe màng phổi
-
Câu 12:
P.falciparum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây:
A. Non
B. Trẻ
C. Già
D. Có thể ký sinh cả 3 loại hồng cầu trên
-
Câu 13:
Muốn có kết quả phòng chống ĐVCĐ tốt bằng phương pháp quản lý môi trường cần:
A. Có kiến thức tốt về môi trường
B. Có kiến thức tốt về sinh học, sinh thái của côn trùng muốn kiểm soát
C. Lên kế hoạch cẩn thận
D. Phối hợp với các phương pháp khác
-
Câu 14:
Ngoài người, vật chủ chính của sán lá phổi có thể là:
A. Trâu, bò
B. Cừu, dê
C. Chó, mèo
D. Gà, vịt
-
Câu 15:
Loài muỗi truyền rốt rét ở vùng đồng bằng ven biển Việt Nam:
A. Anopheles dirus
B. Anopheles minimus
C. Anopheles sundaicus
D. Anopheles stephensi
-
Câu 16:
Vật chủ phụ của giun Angiostrongylus cantonensis là:
A. Cá
B. Ốc, tôm, cua
C. Chuột
D. Cyclops
-
Câu 17:
Tỷ lệ người bị bệnh giun tóc ở đồng bằng cao hơn ở miền núi
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Trứng Trichuris trichiura có đặc điểm
A. Hình bầu dục, vỏ dày, xù xì, bên ngoài là lớp albumin
B. Hình cầu, vỏ dày, có tia
C. Hình bầu dục, hơi lép một bên, bên trong có sẵn ấu trùng
D. Hình giống như trái cau, vỏ dày, hai đầu có nú
-
Câu 19:
Để điều trị viêm âm đạo âm hộ do nấm Candida cần thiết phải dùng Nystatin theo đường uống?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Khi nhiễm với số lượng nhiều sán lá ruột bệnh nhân có triệu chứng:
A. Đau bụng vùng hạ vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
B. Đau bụng vùng thượngû vị, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
C. Đau bụng vùng hạ sường phải, tiêu chảy, mệt mõi, sụt cân, phù
D. Đau bụng vùng hạ vị, đi cầu phân nhầy máu, sốt
-
Câu 21:
Động vật chân đốt nào sau đây là ký chủ trung gian của sán dây lùn ( H. nana):
A. Ốc Melania
B. Ốc Planorbus
C. Cua nước ngọt
D. Con mạt bột mì (Tennobrio molitor).
-
Câu 22:
Những KST sau được gọi là KST đơn ký ngoại trừ:
A. Giun đũa
B. Sán lá gan
C. Giun móc
D. Giun tóc
-
Câu 23:
Cơn sốt đầu tiên xuất hiện sau khi:
A. Giai đoạn phát triển ở gan chấm dứt
B. Giai đoạn sinh sản trong hồng cầu bắt đầu
C. Sau nhiều chu kỳ vô tính trong hồng cầu
D. Khi mật độ ký sinh trùng trong máu đạt tới ngưỡng gây sốt
-
Câu 24:
Bọ chét là loài có khả năng nhảy xa nhờ vào:
A. Có 3 đôi chân to khoẻ
B. Có 2 đôi chân sau to khoẻ
C. Có đôi chân sau to khoẻ
D. Cơ thể nhỏ nhẹ
-
Câu 25:
Bộ phận Haller có chức năng khứu giác của ve nằm ở:
A. Đôi chân thứ nhất
B. Đôi chân thứ hai
C. Đôi chân thứ ba
D. Đôi chân thứ tư
-
Câu 26:
Khả năng gây tiêu hao máu ký chủ của mỗi giun trong một ngày:
A. Giun móc nhiều hơn giun mỏ
B. Giun móc ít hơn giun mỏ.
C. Giun móc bằng như giun mỏ
D. Giun móc: 0,02ml/con/ngày.
-
Câu 27:
Người mang KST nhưng không có biểu hiện bệnh lý gọi là:
A. Vật chủ bị bệnh mạn tính
B. Vật chủ có miễn dịch bảo vệ
C. Vật chủ tình cờ
D. Vật chủ mang KST lạnh
-
Câu 28:
Động vật chân đốt nào sau đây là ký chủ trung gian của sán lá gan lớn:
A. Ốc Limnea
B. Ốc Planobis
C. Cua nước ngọt
D. Con mạt bột mì (Tennobrio molitor)
-
Câu 29:
Trứng giun đũa có thể bị hỏng trong dung dịch thuốc tím với nồng độ khử trùng
A. Đúng
B. sai
-
Câu 30:
Người bị nhiễm giun tóc có thể do:
A. Ăn tôm cua sống
B. Ăn thịt lợn tái
C. Ăn cá gỏi
D. Ăn rau sống, trái cây