350 câu trắc nghiệm Đại cương về khoa học quản lý
Trắc nghiệm ôn thi Đại cương về khoa học quản lý (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung của bộ câu hỏi cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về khái niệm quản lý, môi trường quản lý, phân tích được một số tư tưởng/ học thuyết quản lý.... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo các kế hoạch là nội dung của chức năng:
A. Lập kế hoạch
B. Kiểm soát
C. Tổ chức
D. Lãnh đạo
-
Câu 2:
Nhược điểm của hệ thống kiểm soát phản hồi dự báo là:
A. nhà quản lý không thể đảm bảo chắc chắn chất lượng sản phẩm cuối cùng
B. không xác định chính xác nguyên nhân gây ra sai sót
C. nhà quản lý không thể giao cho nhân viên tự kiểm soát
D. chi phí thực hiện kiểm soát lớn
-
Câu 3:
Cơ cấu tổ chức bền vững là:
A. Công cụ thực thi các chính sách
B. Công cụ thực thi kế hoạch tác nghiệp
C. Công cụ thực thi kế hoạch chiến lược
D. Công cụ thực thi các quy định
-
Câu 4:
Điền vào chỗ trống “ trường phái tâm lý-xã hội trong quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, quan hệ … của cong người trong xã hội”:
A. Xã hội
B. Bình đẳng
C. Đẳng cấp
D. Lợi ích
-
Câu 5:
Theo lí thuyết động viên của F.Herzberg, thuộc nhóm “yếu tố duy trì” là
A. Công việc mang tính thách thức
B. Chính sách phân phối thu nhập
C. Sự thành đạt
D. Tất cả sai
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây không đúng về Khoa học quản trị?
A. Trực giác là quan trọng để thành công trong quản trị
B. Có mối quan hẹ biện chứng giữa khoa học và nghệ thuật quản trị
C. Cần vận dụng đúng các nguyên tắc khoa học vào quản trị
D. Khoa học là nền tảng để hình thành nghệ thuật quản trị
-
Câu 7:
Xây dựng cơ chế kiểm tra theo Koontz và O’Donnell cần đảm bảo:
A. 5 nguyên tắc
B. 8 nguyên tắc
C. 7 nguyên tắc
D. 4 nguyên tắc
-
Câu 8:
Theo Daniel Goleman, năng lực quản lý bản thân và các mối quan hệ của chúng ta một cách có hiệu lực là:
A. kỹ năng kỹ thuật
B. kỹ năng con người
C. kỹ năng nhận thức
D. trí thông minh cảm xúc
-
Câu 9:
Nguyên nhân thường gặp nhất khiến các nhà quản trị không muốn phân quyền là do:
A. Năng lực của cấp dưới kém
B. Thiếu lòng tin vào cấp dưới
C. Sợ cấp dưới là sai
D. Sợ mất time
-
Câu 10:
Người đưa ra nguyên tắc thống nhất chỉ huy là
A. M.Weber
B. H.Fayol
C. C.Barnard
D. Một người khác
-
Câu 11:
Phân quyền trong quản trị là chuyển giao quyền lực từ cấp trên xuống cấp dưới trong những?
A. Giới hạn nhất định
B. Thời gian nhất định
C. Qui chế nhất định
D. Cấu trúc nhất định
-
Câu 12:
Bước đầu tiên của quá trình hoạch định là:
A. Xác định mục tiêu
B. Phân tích kết quả hoạt động trong quá khứ
C. Xác định những thuận lợi và khó khăn
D. Phân tích ảnh hưởng của môi trường
-
Câu 13:
Phạm vi tác động của quyết định quản lý:
A. chỉ bao gồm chủ thể quản lý
B. là 1 cá nhân cụ thể
C. là các cơ quan nhà nước
D. có thể là các cá nhân, các tổ chức và toàn xã hội
-
Câu 14:
Tổ chức thực hiện quyết định:
A. là bước đầu tiên của quy trình quyết định quản lý
B. là không thực sự quan trọng vì ra quyết định chính xác mới là yếu tố quan trọng
C. là bước quan trọng trong quy trình quyết định
D. được thực hiện sau khi xây dựng các phương án của quyết định
-
Câu 15:
Nhà quản trị phân bố thời gian nhiều nhất cho việc thực hiện chức năng:
A. Hoạch định
B. Điểu khiển và kiểm tra
C. Tổ chức
D. Tất cả phương án trên đều không chính xác
-
Câu 16:
Đặc điểm của chuyên môn hóa công việc trong tổ chức là:
A. Người lao động có nhiều kỹ năng hơn
B. Người lao động thường làm việc không hiệu quả
C. Người lao động thực hiện một vài nhiệm vụ cụ thể
D. Người lao động thực hiện nhiều nhiệm vụ
-
Câu 17:
Để tăng hiệu suất quản trị, các nhà quản trị có thể thực hiện bằng cách:
A. Giảm chi phí ở đầu vào và doanh thu ở đầu ra không thay đổi
B. Chi phí ở đầu vào k thay đổi và tăng doanh thu ở đầu ra
C. Vừa giảm chi phí ở đầu vào và vừa tăng doanh thu ở đầu ra
D. Tất cả những cách trên
-
Câu 18:
Tư tưởng của trường phái quản trị tổng quát (hành chính) thể hiện qua:
A. 4 nguyên tắc của W.Taylor
B. 6 phạm trù của công việc quản trị
C. 14 nguyên tắc của H.Faytol
D. Mô hình tổ chức quan liêu bàn giấy
-
Câu 19:
Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo cần tính đến
A. Đặc điểm của nhà quản trị
B. Đặc điểm của cấp dưới
C. Tình huống cụ thể
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 20:
Theo Henry Minzberg, các nhà quản trị phải thực hiện bao nhiêu vai trò:
A. 4
B. 7
C. 10
D. 14
-
Câu 21:
Trong các thông tin sau, đâu không phải là công cụ kiểm soát:
A. kế hoạch chiến lược
B. kế hoạch tác nghiệp
C. bằng khen của cấp trên
D. dữ liệu thống kê
-
Câu 22:
Học thuyết Z chú trọng tới:
A. Mối quan hệ con người trong tổ chức
B. Vấn đề lương bổng cho người lao động
C. Sử dụng người dài hạn
D. Đào tạo đa năng
-
Câu 23:
Sau khi đánh giá việc thực hiện, bước tiếp theo của quy trình kiểm soát là:
A. giám sát và đo lường việc thực hiện
B. xác định hệ thống kiểm soát
C. xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát
D. điều chỉnh sai lệch
-
Câu 24:
Theo thuyết Y của Douglas McGregor giả định con người
A. Ham muốn nghỉ ngơi
B. Ham thích làm việc
C. Không thích làm việc
D. Vui vẻ làm việc
-
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây không đúng về Kiểm soát?
A. Mục tiêu đề ra trong hoạch định là tiêu chuẩn kiểm soát
B. Kiểm soát là 1 hệ thống phản hồi
C. Kiểm soát là chức năng độc lập với các chức năng khác
D. Cần kiểm soát trong quá trình thực hiện
-
Câu 26:
Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng bộ máy quản lí của một tổ chức là:
A. Gắn với mục tiêu và chiến lược hoạt động
B. Phải dựa vào các nguồn lực của tổ chức
C. Phải xuất phát từ quy mô và đặc điểm của lĩnh vực hoạt động
D. Phải nghiên cứu môi trường
-
Câu 27:
Mọi bộ phận, nhân viên cần phải tham gia vào quản lý chất lượng là triết lý quản lý chất lượng của TQM?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Kỹ thuật nào nên áp dụng khi thảo luận đề nhận dạng vấn đề:
A. Phương pháp động não ( brain stoming)
B. Phuơng pháp phân tích SWOT
C. Phương pháp bảng mô tả vấn đề
D. Tất cả điều sai
-
Câu 29:
Người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để tổ chức do họ quản lý đạt được mục đích của mình là:
A. Nhà quản lý
B. Giám đốc
C. Trưởng phòng
D. Hiệu trưởng
-
Câu 30:
Người đưa ra nguyên tắc “tổ chức công việc khoa học” là:
A. W.Taylor
B. H.Fayol
C. C. Barnard
D. Một người khác