1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Chọn luận điểm đúng nhất trong các luận điểm sau:
A. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là phủ định hai lần
B. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là sự phát triển do mâu thuẫn bên trong.
C. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là phát triển theo chu kỳ.
D. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là tính kế thừa, tính lặp lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.
-
Câu 2:
Câu nói sau của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: “Chỉ có đem qui những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.
A. Nhà nước và cách mạng
B. Chủ nghĩa tư bản ở Nga
C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
D. Làm gì?
-
Câu 3:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy tâm chủ quan trong 4 luận điểm sau:
A. Thế giới tồn tại khách quan còn quy luật vận động và phát triển của thế giới đó do ý thức con người tạo ra
B. Phát triển là quá trình tiến lên theo đường thẳng
C. Mỗi chân lí khoa học dù là có tính tương đối vẫn chứa đựng của yếu tố chân lí tuyệt đối
D. Vật lí là thực tại khách quan, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
-
Câu 4:
Luận điểm cho: "tồn tại tức là được cảm giác" là của ai và thuộc lập trường triết học nào?
A. Của Hêghen, thuộc lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách quan.
B. Của Béc-cơ-li, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Của Pla-tôn, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm khách quan.
D. Của A-ri-xtốt, thuộc lập trường chủ nghĩa duy vật.
-
Câu 5:
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, chân không có vật chất tồn tại không?
A. Có.
B. Không có
C. Vừa có, vừa không có
-
Câu 6:
Đặc điểm của quy luật xã hội:
A. Quy luật xã hội là một hình thức biểu hiện của quy luật tự nhiên.
B. Quy luật xã hội là quy luật đặc thù
C. Quy luật xã hội mang tính khuynh hướng và về cơ bản nó biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các tập đoàn người.
D. Cả a và c.
-
Câu 7:
Trong triết học cổ đại nào Trung Hoa, người chủ trương cải biến xã hội loạn lạc bằng “Nhân trị” là:
A. Khổng Tử
B. Tuân Tử
C. Hàn Phi Tử
D. Mạnh Tử
-
Câu 8:
Khi học ở Béc-linh về triết học, Mác đứmg trên quan điểm nào?
A. Triết học duy vật biện chứng
B. Triết học duy vật siêu hình
C. Triết học duy tâm của Hêghen
D. Triết học kinh viện của tôn giáo.
-
Câu 9:
Đối với thế giới quan tôn giáo, phát minh của Côpécních có ý nghĩa gì?
A. Củng cố thế giới quan tôn giáo
B. Không có ảnh hưởng gì đối với thế giới quan tôn giáo
C. Bác bỏ nền tảng của thế giới quan tôn giáo
D. Chứng minh tính hợp lý của kinh thánh
-
Câu 10:
Đỉnh cao nhất của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là ở chỗ nào?
A. Ở quan niệm về lửa là bản nguyên của thế giới
B. Ở thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và Đê-mô-crít.
C. Ở quan niệm về con số là bản nguyên của thế giới.
-
Câu 11:
Luận điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở khâu yếu nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới là của ai?
A. C. Mác.
B. V.I. Lênin.
C. Ph. Ăngghen.
D. Hồ Chí Minh
-
Câu 12:
Triết học có chức năng:
A. Thế giới khác quan.
B. Phương pháp luận.
C. Thế giới quan và phương pháp luận.
D. Khác.
-
Câu 13:
Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về nguồn gốc tự nhiên của Ý thức:
A. Ý thức con người trực tiếp được hình thành từ quá trình lao động và ngôn ngữ.
B. Sự hình thành ý thức con người có 2 nguồn gốc tự nhiên và xã hội, trong đó nguồn gốc xã hội là gián tiếp còn nguồn gốc tự nhiên là trực tiếp hình thành.
C. Ý thức có hai nguồn gốc: tự nhiên và xã hội. Nguồn gốc xã hội chứng tỏ ý thức con người giống động vật cũng có hệ thần kinh trung ương - não người.
D. Triết học duy tâm chủ quan cho ý thức con người là tổng hợp của các cảm giác.
-
Câu 14:
Theo Ph. Angghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:
A. Thực tiễn lịch sử.
B. Thực tiễn cách mạng.
C. Sự phát triển lâu dài của khoa học.
D. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.
-
Câu 15:
Trong chủ nghĩa tư bản, … quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là quan hệ bóc lột
A. Hình thức
B. Nội dung
C. Bản chất
D. Hiện tượng
-
Câu 16:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
A. Cái hiện chưa có nhưng sẽ có là khả năng.
B. Cái hiện đang có là hiện thực.
C. Cái chưa cảm nhận được là khả năng.
-
Câu 17:
C. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê ghen về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa". Câu đó C.Mác viết trong tác phẩm nào?
A. "Phê phát triết học pháp quyền của Hê ghen"
B. "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
C. "Tư bản"
-
Câu 18:
Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử - một phần tử vật chất nhỏ nhất, đó là quan điểm của trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
B. Chủ nghĩa duy vật tự phát.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 19:
V.I. Lênin cho rằng: Tính….không thể tách rời tính phổ biến.
A. Nhân quả
B. Tất nhiên
C. Đơn nhất
D. Hiện thực
-
Câu 20:
Tìm câu trả lời đúng nhất về những điều kiện đảm bảo cho Ý thức có tính năng động, sáng tạo trong những câu sau:
A. Ý thức chỉ phụ thuộc vật chất khi nó sinh ra (nguồn gốc). Còn khi đã hình thành thì nó không còn phụ thuộc vào vật chất nữa, nó có đời sống riêng. Chỉ khi đó ý thức mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
B. Sự năng động, sáng tạo của ý thức luôn luôn dựa trên những tiền đề vật chất và hoạt động thực tiễn của con người.
C. Sáng tạo của ý thức không phụ thuộc vào điều kiện vật chất. Nó hoạt động độc lập, năng động, chủ quan.
D. Ý thức và vật chất có vai trò ngang nhau, chúng tự thân vận động theo quy luật riêng của chúng.
-
Câu 21:
Xác định nguyên nhân của sự phát sáng của dây tóc bóng đèn.
A. Nguồn điện
B. Dây tóc bóng đèn
C. Sự tác động giữa dòng điện và dây tóc bóng đèn
-
Câu 22:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
A. Chỉ có cái chung tồn tại khách quan và vĩnh viễn.
B. Chỉ có cái riêng tồn tại khách quan và thực sự
C. Cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và không tách rời nhau.
-
Câu 23:
Người đưa ra quan niệm Thượng đế là một vật thể, ông là ai?
A. Tectuliêng
B. Ôguytxtanh
C. Giăngxicốt Ơrigieno
D. Tômát Đacanh
-
Câu 24:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Hiện thực nào cũng chứa đựng khả năng.
B. Khả năng luôn tồn tại trong hiện thực.
C. Khả năng chỉ tồn tại trong ý niệm, không tồn tại trong hiện thực.
-
Câu 25:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung trong các tóm tắt sau đây:
A. Đó là quy luật xã hội phổ biến trong tất cả các xã hội có đối kháng giai cấp
B. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tại không thể tách rời
C. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất
D. Tác động biện chứng giữa 2 mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
-
Câu 26:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây nói về bản chất của giai cấp tư sản?
A. Giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư
B. Giai cấp tư sản tích cực đổi mới công nghệ
C. Giai cấp tư sản thường áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động
D. Giai cấp tư sản tích cực đổi mới phương pháp quản lý.
-
Câu 27:
Trường phái triết học nào đồng nhất ý thức với một dạng vật chất?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
C. Chủ nghĩa duy tâm.
-
Câu 28:
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là:
A. Trái với tiến trình lịch sử tự nhiên
B. Phù hợp với quá trình lịch sử tự nhiên
C. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta
D. Không phù hợp với quy luật khách quan
-
Câu 29:
Luận điểm nào thể hiện quan điểm siêu hình trong các luận điểm sau?
A. Sự phân biệt giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối.
B. Giải quyết mâu thuẫn bên trong liên hệ chặt chẽ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.
C. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không quan hệ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.
-
Câu 30:
“Phạm trù chì là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, đầy tính chủ quan và không biểu hiện hiện thực”. Đây là cách quan niệm của trường phái triết học nào?
A. Trường phái triết học Duy thực
B. Trường phái triết học Duy danh
C. Trường phái Cantơ
D. Trường phài triết học mácxít