ADMICRO

950+ câu trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng an ninh

950+ câu hỏi ôn tập trắc nghiệm môn Giáo dục quốc phòng an ninh dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng ôn thi dễ dàng hơn. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.

989 câu
2616 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/50 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    An ninh quốc gia là:


    A. Là sự bình yên của đất nước, cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.


    B. Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.


    C. Là sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.


    D. Cả B và C đúng.


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Trong an ninh quốc gia, lĩnh vực nào là cốt lõi, xuyên suốt: 


    A. An ninh kinh tế.


    B. An ninh chính trị.


    C. An ninh tư tưởng văn hóa. 


    D. An ninh đối ngoại.


  • Câu 3:

    Bảo vệ an ninh quốc gia là:


    A. Phòng ngừa các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.


    B. Phát hiện các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.


    C. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia của các thế lực phản động.


    D. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.


  • Câu 4:

    Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia:


    A. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, các cơ quan Nhà nước và nhân dân.


    B. Những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế.


    C. Cơ sở KHKT, văn hóa, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật.


    D. Cả B và C đúng. 


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là:


    A. Bảo vệ chế độ chính trị và nhà nước CHXHCN Việt Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


    B. Bảo vệ chính quyền các cấp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự nghiệp đổi mới.


    C. Bảo vệ bí mật của Nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.


    D. Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.


  • Câu 6:

    Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:


    A. Kết hợp bảo vệ an ninh chính trị với bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.


    B. Tuân thủ hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


    C. Tuân thủ những quy định của luật quốc phòng, luật an ninh và những quy định của chính quyền.


    D. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ các công trình quốc phòng an ninh.


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia là:


    A. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị biên phòng, dân quân tự vệ, dự bị động viên.


    B. Cơ quan chỉ đạo tác chiến và các đơn vị an ninh quân đội, tình báo quân đội.


    C. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân.


    D. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bộ đội hải quân, biên phòng, cảnh sát biển.


  • Câu 8:

    Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia:


    A. Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.


    B. Vận động quần chúng, lực lượng vũ trang, thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm


    C. Vận động quần chúng, đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở cơ sở.


    D. Phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.


  • Câu 9:

    Nội dung bảo vệ an ninh tổ quốc gồm:


    A. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân.


    B. Bảo vệ an ninh đối ngoại, bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


    C. Bảo vệ các chính sách kinh tế xã hội, tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước.


    D. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, dân tộc, tôn giáo, biên giới, thông tin.


  • Câu 10:

    Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ:


    A. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước. 


    B. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức chính trị xã hội.


    C. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của các tổ chức quần chúng.


    D. Giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của lực lượng quân đội.


  • Câu 11:

    Trong bảo vệ an ninh quốc gia, nội dung nào là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu, thường xuyên, cấp bách, toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp:


    A. Bảo vệ an ninh biên giới.


    B. Bảo vệ an ninh kinh tế.


    C. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ.


    D. Bảo vệ an ninh dân tộc, tôn giáo.


  • Câu 12:

    Bảo vệ an ninh kinh tế là:


    A. Bảo vệ thành quả kinh tế, thành quả lao động sản xuất và đời sống của nhân dân.


    B. Bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.


    C. Bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường XHCN.


    D. Bảo vệ công cuộc đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


  • Câu 13:

    Bảo vệ an ninh văn hóa tư tưởng là:


    A. Bảo vệ đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.


    B. Bảo vệ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.


    C. Bảo vệ các phong tục tập quán, truyền thống, tín ngưỡng của các dân tộc Việt Nam.


    D. Bài trừ tư tưởng lạc hậu, văn hóa phẩm độc hại và các biểu hiện tiêu cực khác.


  • Câu 14:

    Nội dung giữ gìn trật tự an toàn xã hội:


    A. Đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự nơi công cộng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.


    B. Phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống thiên tai, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.


    C. Phòng chống các phong tục cổ hủ, lạc hậu, thói hư, tật xấu.


    D. Cả A và B đúng. 


  • Câu 15:

    Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ của:


    A. Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.


    B. Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.


    C. Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.


    D. Tất cả mọi người tham gia giao thông.


  • Câu 16:

    Hiện nay, Việt Nam khẳng định là đối tác của: 


    A. Những quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ Việt Nam.


    B. Những nước XHCN và các nước đang phát triển đang giúp đỡ Việt Nam.


    C. Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam.


    D. Những tổ chức, cá nhân tôn trọng, giúp đỡ tạo điều kiện để Việt Nam phát triển. 


  • Câu 17:

    Đối tượng xâm phạm đến an ninh quốc gia:


    A. Bọn tội phạm hình sự, tội phạm kinh tế.


    B. Bọn gián điệp, bọn phản động.


    C. Các đối tượng xâm phạm trật tự an toàn xã hội.


    D. Các phần tử quá khích, gây rối.


  • Câu 18:

    Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tập trung đấu tranh chống lực lượng phản động:


    A. Bọn phản động lợi dụng tôn giáo dân tộc.


    B. Bọn phản động người Việt Nam ở nước ngoài.


    C. Bọn có tư tưởng quan điểm sai trái, thái hóa, biến chất.


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 19:

    Đối tượng xâm phạm về trật tự an toàn xã hội cần tập trung đấu tranh:


    A. Bọn phản động trong và ngoài nước.


    B. Bọn tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế.


    C. Bọn tội phạm hình sự.


    D. Cả B và C.


  • Câu 20:

    Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội: 


    A. Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt bảo vệ an ninh quốc gia.


    B. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của lực lượng công an với lực lượng quân đội.


    C. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.


    D. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia.


  • Câu 21:

    Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:


    A. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự an toàn xã hội.


    B. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội.


    C. Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 22:

    Trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lực lượng nào là nòng cốt:


    A. Quân đội nhân dân.


    B. Công an nhân dân.


    C. Dân quân tự vệ.


    D. Quần chúng nhân dân. 


  • Câu 23:

    Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội:


    A. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.


    B. Tích cực tham gia chiến dịch tình nguyện mùa hè do Đoàn thanh niên phát động.


    C. Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh.


    D. Cả A và C.


  • Câu 24:

    Phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ của:


    A. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.


    B. Các lực lượng chuyên trách, quân đội, công an.


    C. Cơ quan hành chính và công dân.


    D. Viện kiểm soát, tòa án các cấp.


  • Câu 25:

    Phòng ngừa tội phạm là:


    A. Phương hướng chính, là tư tưởng là cốt lõi trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.


    B. Phương hướng chính, là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.


    C. Nhiệm vụ chính, là tư tưởng xuyên suốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 


    D. Nhiệm vụ trọng tâm, là nền tảng của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 


  • Câu 26:

    Phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa:


    A. Chính trị văn hóa sâu sắc.


    B. Chính trị xã hội sâu sắc.


    C. Chính trị giáo dục sâu sắc.


    D. Chính trị pháp luật sâu sắc.


  • Câu 27:

    Mục đích của phòng ngừa tội phạm là:


    A. Khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội.


    B. Tìm ra các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội.


    C. Đề ra các biện pháp phù hợp để hạn chế tình trạng phạm tội.


    D. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật.


  • Câu 28:

    Một trong những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội:


    A. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng khung hình phạt các hành vi phạm tội còn nhẹ.


    B. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng hoạt động của các cơ quan tư pháp chưa tốt.


    C. Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật kém hiệu quả.


    D. Hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng việc thực thi pháp luật còn kém hiệu quả.


  • Câu 29:

    Chủ thể trong hoạt động phòng chống tội phạm gồm:


    A. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.


    B. Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản, công dân.


    C. Các cơ quan bảo vệ pháp luật: công an, viện kiểm sát, tòa án.


    D. Tất cả đều đúng.


  • Câu 30:

    Chức năng của Quốc hội trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là:


    A. Ban hành các văn bản pháp luật và giám sát việc tuân thủ pháp luật.


    B. Chỉ đạo các cơ quan hành pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. 


    C. Đề ra các chủ trương, biện pháp thích hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.


    D. Chỉ đạo, điều hành các cơ quan hành pháp đấu tranh phòng chống.


  • Câu 31:

    Chức năng của chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong đấu tranh, phòng chống tội phạm là:


    A. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm.


    B. Quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm các điều kiện cần thiết.


    C. Ban hành các văn bản pháp luật và giám sát việc tuân thủ pháp luật.


    D. Truy tố, xét xử, cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng đối tượng phạm tội.


  • Câu 32:

    Các cơ quan bảo vệ pháp luật gồm:


    A. Công an, quân đội, tòa án quân sự.


    B. Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển.


    C. Cảnh sát giao thông, kiểm soát quân sự.


    D. Công an, viện kiểm sát, tòa án.


  • Câu 33:

    Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống tội phạm phải:


    A. Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong hiến pháp.


    B. Quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình tôn trọng pháp luật.


    C. Vận động nhân dân đoàn kết cùng nhau phòng chống tội phạm.


    D. Tích cực tham gia các tổ chức quần chúng tự quản ở địa phương.


  • Câu 34:

    Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm là:


    A. Nhà nước quản lý, kết hợp chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tấn công.


    B. Tuân thủ pháp luật, phối hợp và cụ thể, dân chủ, nhân đạo, khoa học và tiến bộ.


    C. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.


    D. Cả A và B.


  • Câu 35:

    Phòng ngừa chung trong phòng chống tội phạm là:


    A. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật và giáo dục.


    B. Tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội.


    C. Tổng hợp tất cả các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống.


    D. Tổng hợp tất cả các biện pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật.


  • Câu 36:

    Mục đích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội:


    A. Ngăn ngừa, xóa bỏ những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.


    B. Ngăn ngừa, chặn đứng những hậu quả xấu tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc.


    C. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội để kinh tế ngày càng phát triển.


    D. Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi, hoạt động tệ nạn xã hội.


  • Câu 37:

    Mục đích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội là: 


    A. Ngăn ngừa, chặn đứng, không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển lan rộng đến địa bàn.


    B. Ngăn ngừa, từng bước xóa bỏ những nguyên nhân gây tệ nạn xã hội.


    C. Ngăn ngừa, chặn đứng những hậu quả xấu tác động đến bản sắc văn hóa dân tộc.


    D. Góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội để kinh tế ngày càng phát triển.


  • Câu 38:

    Đặc điểm của tệ nạn xã hội:


    A. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.


    B. Để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.


    C. Có tính gây lan nhanh trong xã hội


    D. Hoạt động có tổ chức.


  • Câu 39:

    Thái độ của sinh viên đối với người mắc phải các tệ nạn xã hội:


    A. Xa lánh, coi thường, không cần quan tâm.


    B. Giúp đỡ họ về tinh thần, hỗ trợ về vật chất.


    C. Cảm thông, chia sẻ, động viên an ủi, giúp đỡ họ. 


    D. Cảm hóa, giáo dục, để họ trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. 


  • Câu 40:

    Trong các tệ nạn xã hội, tệ nạn dẫn đến tội phạm nghiêm trọng:


    A. Tệ nạn mê tín dị đoan.


    B. Tệ nạn mại dâm.


    C. Tệ nạn ma túy. 


    D. Tệ nạn cờ bạc.


  • Câu 41:

    Hình thức sử dụng ma túy phổ biến trong một bộ phận giới trẻ hiện nay:


    A. Chủ yếu là hút, hít ma túy.


    B. Chủ yếu là tiêm, chích thuốc phiện, heroin.


    C. Chủ yếu là sử dụng ma túy tổng hợp (thuốc lắc). 


    D. Chủ yếu là tiêm chích ma túy.


  • Câu 42:

    Hậu quả và tác hại của tệ nạn mại dâm là:


    A. Trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.


    B. Phá vỡ hạnh phúc gia đình, tác hại đến nòi giống hôm nay và mai sau.


    C. Làm ảnh hưởng đến đạo đức, nhân phẩm, giá trị con người và hạnh phúc gia đình.


    D. Làm xói mòn đạo đức dân tộc, là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh HIV/AIDS.


  • Câu 43:

    Tệ nạn cờ bạc có mối quan hệ chặt chẽ với:


    A. Các hành vi và hiện tượng trong xã hội.


    B. Nhóm tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, ma túy.


    C. Tội phạm hình sự và các hiện tượng tiêu cực khác.


    D. Có tính độc lập, ít liên quan tới các tệ nạn xã hội khác.


  • Câu 44:

    Tác hại của tệ nạn cờ bạc đối với xã hội và cộng đồng:


    A. Gây hậu quả lớn về kinh tế văn hóa, xã hội và môi trường.


    B. Gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư.


    C. Gây tác hại lớn cho đời sống xã hội và khó khăn cho công tác giữ gìn trật tự xã hội.


    D. Gây tổn thất về kinh tế, hạnh phúc gia đình và lây lan trong xã hội.


  • Câu 45:

    Trách nhiệm của sinh viên đối với các hành vi tệ nạn xã hội: 


    A. Tích cực tham gia các phong trào của nhà trường.


    B. Tích cực học tập và nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.


    C. Phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc lực lượng công an cơ sở.


    D. Tích cực tham gia cùng các lực lượng bảo vệ trật tự trị an trường lớp.


ZUNIA9
AANETWORK