535 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán tài chính
Bộ 535 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán tài chính có đáp án giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán và Tài chính có thêm tài liệu học tập cũng như ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khoản chiết khấu thanh toán giảm nợ cho khách hàng, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 515/Có TK 131
B. Nợ TK 635/Có TK 131
C. Nợ TK 5211/Có TK 131
D. Nợ TK 6421/Có TK 131
-
Câu 2:
Khoản chiết khấu thương mại giảm nợ cho khách hàng, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 515/Có TK 131
B. Nợ TK 635/Có TK 131
C. Nợ TK 5211/Có TK 131 Có 33311
D. Nợ TK 6421/Có TK 131
-
Câu 3:
Thuế GTGT được khấu trừ áp dụng cho:
A. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trứ.
B. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
C. Tất cả các doanh nghiệp
D. A, B, C sai
-
Câu 4:
Thuế GTGT được khấu trừ phát sinh khi:
A. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
B. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
C. Mua hàng hóa dịch vụ phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
D. A, B đúng
-
Câu 5:
Ngày 12/01/N nhập kho nguyên vật liệu trị giá 25 triệu đồng, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 153: 25 triệu, Nợ TK 1331: 2.5 triệu/ Có TK 112: 27.5 triệu
B. Nợ TK 153/Có TK 112: 27.5 triệu
C. Nợ TK 152: 25 triệu, Nợ TK 1331: 2.5 triệu/ Có TK 112: 27.5 triệu
D. Nợ TK 152/Có TK 112: 27.5 triệu
-
Câu 6:
Nhập khẩu một số hàng hóa có giá mua tính ra tiền Việt Nam là 52 triệu đồng và chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán. Thuế nhập khẩu phải nộp là 10.400.000 đồng. Các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ được trả bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng.Thuế GTGT đầu vào của số hàng nhập khẩu này được xác định theo thuế suất 10%. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là:
A. 5.200.000 đồng
B. 6.240.000 đồng
C. 6.440.000 đồng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Chi phí vận chuyển hàng đem bán được doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán theo vé cước vận tải là 1.100.000 đã bao gồm thuế GTGT là 10%. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 641: 1.000.000, Nợ TK 133: 100.000/Có TK 111: 1.100.000
B. Nợ TK 642: 1.000.000, Nợ TK 133: 100.000/Có TK 111: 1.100.000
C. Nợ TK 641: 1.100.000, Nợ TK 133: 110.000/Có TK 111: 1.210.000
D. Nợ TK 642: 1.100.000, Nợ TK 133: 110.000/Có TK 111: 1.210.000
-
Câu 8:
Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 632/Có TK 133
B. Nợ TK 642/Có TK 133
C. Nợ TK 244/Có TK 133
D. Nợ TK 242;211;Chi phí có 133 hoặc có 331;111;112
-
Câu 9:
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất sản phẩm mà không nhập kho, giá mua chưa tính thuế GTGT là 7.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho đơn vị bán. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 153: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000
B. Nợ TK 621: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000
C. Nợ TK 152: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000
D. Nợ TK 611: 7.000.000, Nợ TK 133: 700.000/Có TK 331: 7.700.000
-
Câu 10:
Khi phát hiện hàng hóa thiếu trong kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, kế toán sẽ ghi vào:
A. Bên Nợ TK 1381 Có 1561
B. Bên Có TK 1381 Nợ 1561
C. Bên Nợ TK 3381 Có 1561
D. Bên Có TK 3381 Nợ 1561
-
Câu 11:
Ngày 31/07/N công ty tiến hành kiểm kê thì phát hiện thiếu 1 TSCĐ nguyên giá 30 triệu đồng, đã khấu hao hết 25 triệu đồng, chưa biết nguyên nhân. Kế toán định khoản:
A. Nợ TK 1381/Có TK 211: 25 triệu đồng
B. Nợ TK 1381/Có TK 211: 5 triệu đồng
C. Nợ TK 1381: 5 triệu, Nợ TK 214: 25 triệu/Có TK 211: 30 triệu
D. Nợ TK 211: 30 triệu/Có TK 1381: 5 triệu, Có TK 214: 25 triệu
-
Câu 12:
Khi có biên bản xử lý của giám đốc đối với TSCĐ ở trên trừ lương nhân viên 3 triệu, phần còn lại đưa vào chi phí khác, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 811: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu
B. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 642: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu
C. Nợ TK 334: 3 triệu, Nợ TK 214: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu
D. Nợ TK 111: 3 triệu, Nợ TK 811: 2 triệu/Có TK 1381: 5 triệu
-
Câu 13:
Số phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia kế toán ghi:
A. Nợ TK 1381/Có TK 515
B. Nợ TK 515/Có TK 1381
C. Nợ TK 1388/Có TK 515
D. Nợ TK 515/Có TK 1388
-
Câu 14:
Doanh nghiệp lập dự phòng vào khoản thời gian nào dưới đây:
A. Đầu niên độ kế toán
B. Giữa niên độ kế toán
C. Cả A và B
D. Cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính
-
Câu 15:
Doanh nghiệp lập dự phòng phải thu khó đòi khi:
A. Các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ phải trả
B. Các khoản nợ phải thu quá lớn so với các khoản mục khác trong tổng tài sản
C. Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ và khoản nợ này đã quá hạn theo những quy định của TT228
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu? Theo TT228 nhé
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 100%
-
Câu 17:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu? Theo TT228 nhé
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 100%
-
Câu 18:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?.Theo TT228 nhé
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 100%
-
Câu 19:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?.Theo TT228 nhé
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 100%
-
Câu 20:
Đối với khoản nợ phải thu nào sau đây chưa đến hạn thanh toán nhưng vẫn phải dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng?
A. Tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể
B. Người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án, hoặc đã chết
C. A, B đúng
D. A, B sai
-
Câu 21:
Cuối niên độ, nếu lại lập dự phòng bổ sung khoản phải thu khó đòi, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 641/Có TK 229
B. Nợ TK 642/Có TK 229
C. Nợ TK 811/Có TK 229
D. Nợ TK 229/Có TK 642
-
Câu 22:
Cuối niên độ nếu hoàn nhập dự phòng nợ phãi thu đã đã lập ở niên độ trước, kế toán sẽ ghi:
A. Nợ TK 641/Có TK 229
B. Nợ TK 642/Có TK 229
C. Nợ TK 811/Có TK 229
D. Nợ TK 229/Có TK 642
-
Câu 23:
Trong niên độ kế toán nếu có những khoản nợ xác định không thu được và tiến hành xóa nợ (trước đó chưa lập dự phòng), kế toán ghi:
A. Nợ TK 642/Có TK 131
B. Nợ TK 229, Nợ TK 641/Có TK 131
C. Nợ TK 229, Nợ TK 811/Có TK 131
D. Nợ TK 642/ Có TK 229, Có TK 131
-
Câu 24:
Nếu những khoản nợ đã xóa nhưng sau đó lại thu hồi được kế toán căn cứ vào số thực thu để ghi:
A. Nợ TK 111, 112/Có TK 711
B. Nợ TK 111, 112/Có TK 511
C. Nợ TK 111, 112/Có TK 229
D. Nợ TK 111, 112/Có TK 138
-
Câu 25:
Nội dung nào sau đây là khoản ứng trước?
A. Tạm ứng
B. Chi phí trả trước
C. Cầm cố, ký quỹ, ký cược
D. Tất cả đều đúng