510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV
510 câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào ngân hàng BIDV do tracnghiem.net sưu tầm, kèm đáp án chi tiết sẽ giúp bạn ôn tập và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
BIDV sẽ xử lý lô hàng nhập khẩu dùng làm đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ khi giá trị lô hàng giảm bao nhiêu phần trăm (%)so với giá trị lô hàng ban đầu?
A. 10%
B. 20% hoặc khi giá trị lô hàng nhập khẩu giảm xuống chỉ còn lớn hơn tỷ lệ cho vay của BIDV 3% giá trị lô hàng ban đầu (tùy theo trường hợp nào giá trị lô hàng còn lại lớn hơn)
C. 10% và khách hàng không thực hiện bổ sung tài sản bảo đảm/trả nợ trước hạn trong thời gian BIDV yêu cầu
D. Cả b và c
-
Câu 2:
Hình thức tài trợ nhập khẩu theo chương trình GSM102 tại BIDV yêu cầu L/C đáp ứng những điều kiện nào?
A. L/C có số bảo lãnh do CCC cấp cho Nhà xuất khẩu
B. L/C không hủy ngang và tuân theo UCP600
C. L/C phải có các chỉ dẫn theo định dạng do Cobank quy định
D. Cả a, b và c
-
Câu 3:
Loại hàng hoá nào thuộc đối tượng tài trợ nhập khẩu theo chương trình GSM-102 tại BIDV?
A. Các hàng hoá được nhập khẩu theo quy định của pháp luật
B. Các máy móc thiết bị có xuất xứ từ My
C. Các mặt hàng nông, lâm sản có xuất xứ từ Mỹ và Canada
D. Các mặt hàng nông, lâm sản có xuất xứ từ My
-
Câu 4:
Phương thức thanh toán nào được chấp nhận trong tài trợ nhập khẩu theo chương trình GSM 102 tại BIDV?
A. Nhờ thu
B. L/C, nhờ thu và TTR
C. L/C
D. Chỉ L/C trả chậm
-
Câu 5:
Điều kiện về thời hạn để L/C xuất khẩu trả chậm được chấp nhận chiết khấu miễn truy đòi tại BIDV là gì?
A. Kỳ hạn trả chậm tối đa 90 ngày
B. Kỳ hạn trả chậm tối đa 120 ngày
C. Kỳ hạn trả chậm tối đa 180 ngày
D. Kỳ hạn trả chậm tối đa 360 ngày
-
Câu 6:
Điều kiện về xếp hạng của Ngân hàng đại lý quy định trong L/C được chấp nhận thực hiện chiết khấu miễn truy đòi tại BIDV là gì?
A. Không quy định, chỉ căn cứ theo xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng đề nghị chiết khấu
B. Ngân hàng đại lý được BIDV cấp hạn mức giao dịch TTTM, đồng thời giá trị và thời hạn hiệu lực của hạn mức còn đủ để thực hiện giao dịch
C. Ngân hàng đại lý có uy tín, chưa phát sinh giao dịch NHĐL không thanh toán theo cam kết L/C
D. Xếp hạng A trở lên theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
-
Câu 7:
Nếu bộ chứng từ chiết khấu theo hình thức miễn truy đòi bị từ chối thanh toán do lỗi của Ngân hàng đại lý không thực hiện đúng cam kết khi mở L/C thì BIDV sẽ ứng xử như thế nào?
A. Thực hiện đòi lại số tiền chiết khấu từ khách hàng đề nghị chiết khấu
B. Không thực hiện mới các giao dịch chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ hàng xuất theo hình thức L/C do Ngân hàng đại lý đó phát hành
C. Không thực hiện mới các giao dịch chiết khấu miễn truy đòi hối phiếu đòi nợ hàng xuất theo hình thức L/C do Khách hàng đề nghị
D. a và b
-
Câu 8:
Những sản phẩm tài trợ xuất khẩu nào mà BIDV đang cung cấp?
A. Cho vay tài trợ xuất khẩu, bao thanh toán xuất nhập khẩu
B. Chiết khấu hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ theo các hình thức thanh toán
C. Tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm
D. Tất cả các sản phẩm trên
-
Câu 9:
BIDV chấp thuận tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập đối với những mặt hàng nào?
A. Xe ô tô nguyên chiếc, gỗ, thủy sản
B. Tất cả các loại hàng hóa hoặc sản phẩm chế biến từ hàng hóa nhập khẩu đã có thị trường tiêu thụ hoặc có thể bán được dễ dàng trên thị trường
C. Thép, Đồng/nhôm, Hạt nhựa, nguyên liệu dệt may, giấy, phân bón
D. Cả a và c
-
Câu 10:
Khi sử dụng sản phẩm chiết khấu miễn truy đòi theo L/C trả chậm dựa trên thỏa thuận Forfaiting với Deutsche Bank (DB), Khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích gì?
A. Được hưởng phí chiết khấu ưu đãi hơn so với phí chiết khấu có truy đòi
B. Không phải chịu rủi ro quốc gia và rủi ro về mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành
C. Được ứng trước hạn theo L/C trả chậm mà không bị tính vào hạn mức tín dụng tại BIDV
D. Cả b và c
-
Câu 11:
Dư nợ chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C được tính vào giới hạn tín dụng của bên nào?
A. Khách hàng đề nghị chiết khấu
B. Nhà nhập khẩu
C. Ngân hàng phát hành L/C
D. Không tính vào giới hạn của bên nào vì bản chất là mua đứt Hối phiếu đòi nợ
-
Câu 12:
Theo quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay của BIDV, chỉ áp dụng nhận TSBĐ hình thành trong tương lai đối với loại tài sản nào?
A. Là bất động sản
B. Là bất động sản và tài sản cố định
C. Là bất động sản, tài sản cố định và quyền tài sản
D. Tất cả các loại tài sản
-
Câu 13:
Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, khi xác lập giao dịch bảo đảm, cần chữ ký của những ai?
A. Chỉ cần chữ ký của chủ Hộ gia đình
B. Cần chữ ký của các thành viên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đang sống chung và có quyền sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước cho phép sử dụng đất
C. Cần chữ ký của các thành viên có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đang sống chung và có quyền sử dụng đất tại thời điểm thế chấp đất cho Ngân hàng
D. Cần chữ ký của vợ chồng Chủ hộ gia đình
-
Câu 14:
Căn cứ vào đâu để định giá quyền sử dụng đất là tài sản hình thành từ vốn vay BIDV, đồng thời là TSBĐ cho khoản vay?
A. Khung giá đất của UBND tỉnh, TP nơi có quyền sử dụng đất
B. Hợp đồng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất
C. Giá thị trường của tài sản
D. Kết hợp cả 3 yếu tố quy định tại điểm a, b, c
-
Câu 15:
Tại BIDV, việc định giá lại đối với tài sản bảo đảm phải thực hiện theo tần suất nào?
A. Định kỳ 1 tháng/lần
B. Định kỳ 3 tháng/lần
C. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần
D. Khi xét thấy cần thiết
-
Câu 16:
Theo quy định tại BIDV, trong trường hợp nào phải thuê tư vấn định giá tài sản bảo đảm?
A. Tài sản có giá trị lớn
B. Chi nhánh không thể tự định giá
C. Chi nhánh không thể tự định giá hoặc Chi nhánh không thống nhất được kết quả định giá với khách hàng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)
D. a và b
-
Câu 17:
Khi Bên bảo đảm đề nghị mượn giấy tờ tài sản bảo đảm, Ngân hàng có cho mượn hay không?
A. Không cho mượn giấy tờ TSBĐ trong mọi trường hợp
B. Phải cho mượn giấy tờ TSBĐ
C. Có thể xem xét cho mượn giấy tờ TSBĐ
D. Yêu cầu khách hàng phải có biện pháp bảo đảm thay thế trong thời gian cho mượn
-
Câu 18:
Khi sử dụng mẫu Hợp đồng tín dụng, Chi nhánh có được chỉnh sửa nội dung hợp đồng không?
A. Phải bắt buộc theo mẫu do Hội sở chính phát hành trong mọi trường hợp
B. Giám đốc Chi nhánh được quyền quyết định chỉnh sửa và chịu trách nhiệm về các nội dung chỉnh sửa đó
C. Giám đốc Chi nhánh không được chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng mẫu
D. Trường hợp thực hiện theo Mẫu khác phải báo cáo và được Hội sở chính chấp thuận
-
Câu 19:
Trường hợp Doanh nghiệp vay vốn sáp nhập vào Doanh nghiệp khác, nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp vay vốn được giải quyết như thế nào?
A. Nghĩa vụ nợ bắt buộc phải thanh toán trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập
B. Doanh nghiệp nhận sáp nhập phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp trước khi sáp nhập
C. Doanh nghiệp nhận sáp nhập không phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ nợ của Doanh nghiệp trước khi sáp nhập
D. a và c đều đúng
-
Câu 20:
Theo quy định hiện hành của BIDV, tất cả các Hợp đồng bảo đảm tiền vay tại BIDV đều phải thực hiện thủ tục công chứng/đăng ký giao dịch bảo đảm không?
A. Công chứng
B. Đăng ký giao dịch bảo đảm
C. Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm
D. Không đáp án nào đúng
-
Câu 21:
Hợp đồng bảo đảm nào không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm?
A. Thế chấp quyền sử dụng đất;
B. Thế chấp tàu bay, tàu biển;
C. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ;
D. Không đáp án nào đúng
-
Câu 22:
Theo quy định của pháp luật các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm là: i) Thế chấp quyền sử dụng đất; ii) Thế chấp quyền sử dụng rừng iii) Thế chấp tàu bay, tàu biển; iv) Thế chấp dây chuyền máy móc, thiết bị Cặp phương án đúng là:
A. i, ii, iv
B. i, ii, iii
C. i, ii
D. i, ii, iii, iv
-
Câu 23:
Tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là gì?
A. Là tài sản hình thành từ vốn vay
B. Là tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm
C. Là tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới được đăng ký quyền sở hữu
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 24:
Trường hợp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn/nhỏ hơn/bằng tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm?
A. Lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
B. Nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm
C. Tối đa là bằng tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
D. Không bị hạn chế bởi tổng giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
-
Câu 25:
Trường hợp người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất thì tài sản gắn liền với đất có thuộc tài sản thế chấp không?
A. Tài sản gắn liền với đất cũng phải thuộc tài sản thế chấp
B. Tài sản gắn liền với đất không thuộc tài sản thế chấp
C. Do các bên thỏa thuận về việc thế chấp tài sản gắn liền với đất
D. Không trường hợp nào đúng