320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
-
Câu 1:
CHỌN CÂU SAI. Nhược điểm của khí nén:
A. Khi sử dụng, áp lực trong bình sẽ giảm dần
B. Khí nén đòi hỏi dung tích bình chứa lớn hơn khí hóa lỏng
C. Trơ về mặt hóa học, không phản ứng với các thành phần thuốc trong hệ
D. Thuốc có thể phân tán ra khỏi bình tạo phun mù, bọt xốp, thể mềm như thuốc mỡ, bột nhão…
-
Câu 2:
Phương pháp thích hợp với viên chứa hàm lượng dược chất cao và dược chất dễ hỏng bởi nhiệt:
A. Phương pháp dập thẳng
B. Phương pháp xát hạt khô
C. Phương pháp xát hạt ướt
D. Phương pháp xát hạt từng phần
-
Câu 3:
Phân loại theo cấu trúc lý hóa của hệ thuốc, ta có:
A. Thuốc phun mù dùng tại chỗ trên da, trực tràng, âm đạo, xông hít qua miệng, mũi vào phổi…
B. Thuốc phun mù hai pha, thuốc phun mù ba pha
C. Thuốc phun mù dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bọt xốp
D. Thuốc phun mù có van định liều, van phun liên tục, có bơm định liều không dùng chất đẩy…
-
Câu 4:
Chọn câu sai: Tính trơn chảy của khối hạt, bột thuốc dùng dập viên?
A. Ảnh hưởng đến độ đồng đều hàm lượng của viên nén
B. Không có vai trò cải thiện đặc tính chịu nén của khối bột, hạt
C. Hạn chế ma sát viên trong quá trình dập viên, bảo quản
D. Giảm sinh nhiệt khi nén
-
Câu 5:
Cho công thức sau: Cồn kép opi benzoic20g Siro đơn 20g Nước cất vừa đủ 100ml Hỗn dịch trên có thể điều chế bằng phương pháp nào thích hợp:
A. Phân tán cơ học
B. Ngưng kết bằng phản ứng hóa học
C. Ngưng kết do thay đổi dung môi
D. Kết hợp phương pháp phân tán và ngưng kết
-
Câu 6:
Cơ chế chủ yếu của sự vận chuyển thuốc qua da:
A. Giảm khả năng đối kháng của lớp sừng
B. Gây thấm, tạo khả năng dẫn sâu
C. Tăng độ hòa tan của hoạt chất
D. Chênh lệch nồng độ giữa các lớp da
-
Câu 7:
Hãy chọn một ý sai về tính chất của tá dược thuộc nhóm hydrocarbon:
A. Dễ phối hợp để điều chỉnh thể chất
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Không có khả năng nhũ hóa
D. Bền vững về tính chất lý hóa và với vi sinh vật
-
Câu 8:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học, giai đoạn quyết định độ mịn, chất lượng sản phẩm:
A. Nghiền ướt
B. Nghiền khô
C. Phối hợp chất gây thấm
D. Pha loãng hỗn dịch bằng chất dẫn
-
Câu 9:
Hãy cho biết tá dược tạo độ nhớt thân dầu hay dùng trong điều chế viên nang mềm?
A. Sáp ong
B. Parafin rắn
C. PEG 4000
D. lecithin
-
Câu 10:
Lực ma sát gây ra trong quá trình dập viên:
A. Có thể làm nóng chảy, kết tinh lại hạt thuốc
B. Ảnh hưởng đến giới hạn vi sinh vật nhiễm trong thuốc
C. Triệt tiêu lực nén
D. A, B, C
-
Câu 11:
Tương kỵ xảy ra khi phối hợp Alkaloid vào dung môi dầu là:
A. Tương kỵ hóa học
B. Tương kỵ sinh học
C. Tương kỵ vật lý
D. Tương kỵ dược lý
-
Câu 12:
Yêu cầu nhiệt độ chảy của thuốc đặt phải:
A. Lớn hơn 36,50C
B. Thấp hơn 36,50C
C. Bằng 36,50C
D. A, B, C sai
-
Câu 13:
Chất tẩy rửa thường có HLB vào khoảng:
A. 7-9
B. 8-13
C. 13-15
D. 15-18
-
Câu 14:
CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của khí đẩy Hidrocacbon là:
A. Không gây hại đến tầng ozon khí quyển
B. Giá thành rẻ
C. Không gây cháy nổ
D. Thường dùng là propan, butan và isobutan
-
Câu 15:
Loại tá dược nào sau đây phải có trong công thức dịch bao phim:
A. Dung môi và chất nhũ hóa
B. Polymer và chất hóa dẻo
C. Chất hóa dẻo và chất nhũ hóa
D. Polymer và Chất nhũ hóa
-
Câu 16:
Dầu thực vật nào không được sử dụng trong nhũ tương thuốc tiêm:
A. Dầu hạt bông
B. Dầu nành
C. Dầu vừng
D. Dầu thầu dầu
-
Câu 17:
Đối với hỗn dịch dạng lỏng, chất gây thấm cần thiết trong trường hợp:
A. Dược chất có bề mặt thân nước
B. Dược chất có bề mặt khó thấm chất dẫn
C. Dược chất có tỉ trọng khá cao so với chất dẫn
D. Dược chất có bề mặt khó thấm và có tỉ trọng khá cao so với chất dẫn
-
Câu 18:
Đối với loại thuốc mỡ được sử dụng lâu dài, cần phải quan tâm đến tính:
A. Thấm sâu
B. Không tách lớp
C. Không khô cứng
D. Không gây dị ứng, kích ứng
-
Câu 19:
CHỌN CÂU SAI. Các hình dạng của thuốc đạn gồm:
A. Hình trụ
B. Hình cầu
C. Hình nón
D. Hình thủy lôi
-
Câu 20:
Tã dược trơn phù hợp cho viên nén hòa tan:
A. Talc
B. Mg stearate
C. PEG
D. Tinh bột biến tính