320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các chất có khả năng làm giảm tính đối kháng lớp sừng:
A. Phenol
B. Dẫn chất pyrolidon
C. Hydrocarbon
D. A, B, C sai
-
Câu 2:
Đối với loại thuốc mỡ dược sử dụng lâu dài, cần phải quan tâm đến tính:
A. Thấm sâu
B. Không tách lớp
C. Không khô cứng
D. Không gây dị ứng, kích ứng
-
Câu 3:
Đặc trưng của hệ phân tán vi dị thể là:
A. Kích thước pha phân tán từ 0.1 µm tới 100 µm
B. Có cấu trúc ổn định
C. Chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử
D. Có độ nhớt cao
-
Câu 4:
Phương pháp đơn giản nhất để xác định kiểu nhũ tương là:
A. Nhuộm màu
B. Quan sát dưới kính hiển vi
C. Đo độ dẫn điện
D. Pha loãng
-
Câu 5:
Ưu điểm quan trọng nhất của bột, cốm pha hỗn dịch là:
A. Thích hợp với đối tượng không dùng được dạng thuốc rắn phân liều
B. Giảm thiểu được sự thủy phân của hoạt chất
C. Giải quyết được dạng bào chế thích hợp cho các dược chất rắn khó tan trong nước
D. Bào chế đơn giản
-
Câu 6:
Hệ số lắng của một hỗn dịch biểu thị cho:
A. Khả năng tái phân tán
B. Khả năng tách lớp
C. Khả năng phân liều
D. Khả năng đồng đều hàm lượng
-
Câu 7:
Tween 80 có ảnh hưởng đến độ bền của nhũ tương vì:
A. Làm giảm sức căng liên bề mặt giữa hai pha
B. Có phần thân nước và phần thân dầu trong cấu trúc hóa họchụ của liên bề mặt 2 pha
C. Tạo áo thân nước cho các tiểu phân dầu và tạo độ nhớt
D. Làm tăng tính hấp phụ của liên bề mặt 2 pha
-
Câu 8:
Kích thước tiểu phân trong nhũ tương hay hỗn dịch tăng 10 lần thì vận tốc tách lớp:
A. Không thay đổi
B. Tăng 10 lần
C. Tăng 50
D. Tăng 100 lần
-
Câu 9:
Cho công thức Dầu lạc thô 20g, nước vôi nhì 20g. Để điều chế được công thức, ta phải:
A. Phải thêm Span 80
B. Phải thêm Tween 80
C. Phải đun nóng
D. Phải lắc mạnh
-
Câu 10:
Cho công thức Bromoform 2g, Codein phosphat 0.2g, Natri benzoat 4g, siro đơn vừa đủ 100ml, Thành phần cản trở sự hình thành của dạng bào chế khi pha chế là:
A. Bromoform
B. Codein phosphat
C. Natri benzoat
D. Siro đơn
-
Câu 11:
Cho công thức: Dầu khoáng 500ml, Gôm arabic 125g, siro đơn 100ml, Ethanol 60ml, Vanillin 40mg, Nước tinh khiết vừa đủ 1000ml. Phương pháp bào chế nên chọn là:
A. Keo ướt
B. Keo khô
C. Keo ướt kết hợp keo khô
D. Không rõ
-
Câu 12:
Trong phương pháp ngưng kết do phản ứng hóa học, để điều chế hỗn dịch,…., dung dịch….:
A. Tốc độ phối hợp
B. Sự khuấy trộn
C. Lọc 2 dung dịch
D. Tốc độ phối hợp và sự khuấy trộn
-
Câu 13:
Cho công thức: Cồn kép opi Benzoic 20g, siro đơn 20g, nước cất vừa đủ 100ml. Hãy chọn cách điều chế đúng nhất:
A. Trộn cồn kép Opi benzoic với siro đơn rồi thêm đồng lượng nước, khuấy đều
B. Trộn cồn kép opi với đồng lượng nước cất, khuấy đều, thêm siro đơn, khuấy đều
C. Trộn siro đơn với đồng lượng nước cất, thêm tiếp cồn kéo opi benzoic…
D. Trộn cồn kép opi benzoic với siro đơn, cho hỗn hợp này vào 50ml nước cất
-
Câu 14:
Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất…., dùng để bôi lên da hoặc niêm mạc nhằm…:
A. Mềm/ bảo vệ hoặc đưa thuốc thấm qua da
B. Lỏng hoặc mềm/ trị liệu qua da
C. Mềm/ Chuyển giao thuốc qua da
D. Nhão/ bôi lên da
-
Câu 15:
Các Hydrocarbon dùng cho thuốc mỡ thuộc nhóm tá dược:
A. Thân dầu
B. Dẫn chất của Dầu mỡ sáp
C. Dầu mỡ sáp
D. Thân nước
-
Câu 16:
Tính chất cần lưu ý của Carbomer khi sử dụng làm tá dược cho thuốc mỡ là:
A. Chất tạo gel có độ nhớt phụ thuộc pH
B. Chất tạo gel phụ thuộc nhiệt độ
C. Chất tạo gel có độ nhớt phụ thuộc nồng độ
D. Chất tạo gel cần phối hợp với glycerol
-
Câu 17:
Tá dược PEG dùng cho thuốc mỡ có nhược điểm:
A. Khả năng hòa tan hoạt chất kém
B. Có tính háo ẩm
C. Không thể phối hợp được các loại PEG khác nhau
D. Không có khả năng thấm qua da lành
-
Câu 18:
Chỉ số nước đặc trưng cho tá dược thuốc mỡ nào sau đây:
A. Vaselin
B. Lanolin
C. Sáp ong
D. PEG
-
Câu 19:
Phải thêm vào tá dược nhũ tương D/N:
A. Chất giữ ẩm, chất chống oxy hóa
B. Chất nhũ hóa, chất bảo quản
C. Chất giữ ẩm, chất bảo quản
D. Chất chống oxy hóa, chất chống vi khuẩn nấm mốc
-
Câu 20:
Hãy cho biết tá dược suppocire thuộc nhóm tá dược nào?
A. Thân nước thiên nhiên
B. Thân nước tổng hợp
C. Thân dầu bán tổng hợp
D. Tá dược dầu hydrogen hóa