320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thuốc đặt sử dụng hệ tá dược gelatin – glycerin giải phóng dược chất theo cơ chế:
A. Hòa tan trong niêm dịch
B. Chảy lỏng ở thân nhiệt
C. Hòa tan trong lớp chất nhầy
D. Tan rã dưới sự co bóp của trực tràng
-
Câu 2:
Loại tá dược Witepsol có nhiệt độ nóng chảy cao thích hợp với vùng nhiệt đới:
A. Witepsol H
B. Witepsol S
C. Witepsol E
D. Witepsol W
-
Câu 3:
Tá dược PEG sử dụng điều chế thuốc đặt có đặc điểm, ngoại trừ:
A. Không thích hợp với vùng nhiệt đới
B. Ảnh hưởng sinh lí nơi đặt thuốc
C. Độ bền cơ học cao
D. Giải phóng dược chất nhanh
-
Câu 4:
Cho công thức thuốc đặt paracetamol (1 viên) Paracetamol 325 mg Witepsol 100g Tính lượng Witepsol cần sử dụng để điều chế 10 viên thuốc đặt với hao hụt do dính dụng cụ là 80%:
A. 1000g
B. 1800g
C. 2800g
D. 2000g
-
Câu 5:
Khi bào chế thuốc đạn với cấu trúc hỗn dịch, khi để nguội cần:
A. Để yên để tránh lắng đọng hoạt chất
B. Để yên để tránh tạo bọt
C. Khuấy đều để thuốc mau nguội
D. Khuấy đều để tránh hoạt chất lắng đọng hoạt chất
-
Câu 6:
Khi bào chế thuốc đặt, trước khi đổ khuôn cần để khối thuốc nguội đến gần nhiệt độ đông đặc nhằm:
A. Hạn chế hiện tượng dính viên vào khuôn
B. Hạn chế hiện tượng nứt viên
C. Để thuốc đông rắn từ từ sau khi đổ khuôn, tránh lắng đọng hoạt chất
D. A, B, C đều
-
Câu 7:
Đánh giá chất lượng thuốc đặt có thể dựa vào các chỉ tiêu:
A. Thời gian tan rã
B. Độ cứng
C. Độ phóng thích dược chất in vitro
D. A, B, C
-
Câu 8:
Một số dạng viên nén đặc biệt:
A. Viên nhai
B. Viên cấy dưới da
C. Viên đặt dưới lưỡi
D. A, B, C
-
Câu 9:
Chọn câu sai: Các loại tá dược sử dụng trong sản xuất viên nén nhằm mục đích?
A. Đảm bảo độ bền cơ học của viên nén
B. Đảm bảo độ ổn định của dược chất
C. Có tác dụng dược lý hỗ trợ điều trị
D. Giải phóng dược chất tối đa tại nơi hấp thu
-
Câu 10:
Vai trò của tá dược độn sử dụng trong sản xuất viên nén:
A. Đảm bảo khối lượng cần thiết của viên
B. Cải thiện tính chất cơ lý của dược chất
C. Thường sử dụng các loại đường, tinh bột, dẫn chất cellulose
D. A, B, C
-
Câu 11:
Tá dược dính sử dụng trong sản xuất viên nén:
A. Tá dược dính khô thường dùng trong phương pháp xát hạt khô hoặc dập trực tiếp
B. Tá dược dính khô thường sử dụng là gelatin
C. Đảm bảo độ bền cơ học cho viên nén
D. A, C
-
Câu 12:
Tá dược rã sử dụng trong sản xuất viên nén:
A. Thường sử dụng tinh bột, avicel, bột cellulose
B. Có thể sử dụng hỗn hợp acid citric và magie carbonat làm tá dược rã
C. Giúp viên rã nhanh và rã mịn
D. A, B, C
-
Câu 13:
Tá dược rã theo cơ chế sinh khí:
A. Avicel
B. Tinh bột
C. Hỗn hợp acid citric và canxi carbonat
D. a, b, c sai
-
Câu 14:
Chọn câu sai: Tá dược trơn sử dụng trong sản xuất viên nén?
A. Giúp cải thiện độ trơn chảy của khối hạt
B. Giúp viên có bề mặt bóng, đẹp
C. Thường là những chất thân nước
D. Các loại tá dược trơn thường dùng: talc, magnesi stearat, Avivel,…
-
Câu 15:
Viên nén bao tan trong ruột:
A. Tan ở pH acid
B. Màng bao có tính kiềm
C. Giúp dược chất tránh được tác động của men tiêu hóa tại dạ dày
D. B, C
-
Câu 16:
Các tá dược thường được sử dụng để bao viên tan trong ruột:
A. Ethyl cellulose
B. Eudragit E
C. Eudragit L
D. PEG
-
Câu 17:
Kiểm nghiệm thành phẩm viên nén cần kiểm những chỉ tiêu:
A. Độ cứng
B. Định tính
C. Định lượng
D. A, B, C
-
Câu 18:
Trong quá trình dập viên nén cần kiểm tra chỉ tiêu:
A. Độ cứng
B. Khối lượng viên
C. Độ mài mòn
D. A, B
-
Câu 19:
Tính dính của khối bột, hạt dùng dập viên:
A. Ở trạng thái ẩm dính tốt hơn trạng thái khô
B. Việc xát hạt làm giảm độ dính của khối bột, hạt khi dập viên
C. Lực mao dẫn làm giảm tính dính của khối bột, hạt
D. A, B, C sai
-
Câu 20:
Tính đồng nhất của khối bột, hạt thuốc dùng dập viên:
A. Khối bột, hạt dễ bị tách lớp trong quá trình dập viên khi kích thước hạt, bột thuốc không đồng nhất
B. Thời gian trộn ít ảnh hưởng đến tính đồng nhất
C. Không làm ảnh hưởng khả năng chịu nén của khối bột, hạt thuốc
D. Không làm ảnh hưởng đến đồng đều khối lượng viên nén