320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho công thức gồm paracetamol 250g, tinh bột 350g, dung dịch pvp 10% 8 ml. Hãy cho biết đây là công thức của dạng bào chế nào:
A. Thuốc bột
B. Thuốc cốm
C. Viên nang
D. Viên nén
-
Câu 2:
Thiết bị nghiền nào phù hợp qui mô phòng thí nghiệm:
A. Máy nghiền đinh
B. Máy nghiền búa
C. Máy nghiền có cánh quạt
D. Máy nghiền trục kiểu đứng
-
Câu 3:
Hãy cho biết thành phần khác biệt giữa vỏ nang cứng và vỏ nang mềm là:
A. Tá được màu
B. Titan dioxid
C. Glycerol
D. Gelatin
-
Câu 4:
Hãy cho biết thể tích của vỏ nang rỗng số 0 là:
A. 0,11 ml
B. 0.48 m
C. 0,67 ml
D. 0.72 ml
-
Câu 5:
Hãy cho biết dầu nào hay dùng trong điều chế nang mềm?
A. Dầu dừa
B. Dầu lạc
C. Dầu oliu
D. Dầu cọ
-
Câu 6:
Hãy cho biết tá dược tạo độ nhớt thân dầu hay dùng trong điều chế viên nang mềm?
A. Sáp ong
B. Parafin rắn
C. PEG 4000
D. lecithin
-
Câu 7:
Tá dược độn phù hợp với viên nén phụ khoa:
A. Tinh bột
B. Lactose
C. Dẫn chất cellulose
D. Tất cả các tá dược tan được trong nước
-
Câu 8:
Các dẫn chất cellulose là tá dược rã theo cơ chế:
A. Hòa tan
B. Trương nở
C. Hút nước nhờ có mao quản
D. Sinh khí
-
Câu 9:
Phương pháp xát hạt từng phần được áp dụng đối với:
A. Viên có hàm lượng thấp
B. Viên có các thành phần tương kỵ
C. Viên có chứa dược chất dễ hỏng bởi nhiệt
D. Viên có chứa các vitamin
-
Câu 10:
Phương pháp bào chế cho viên có chất lượng ổn định nhất:
A. Phương pháp dập thẳng
B. Phương pháp xát hạt khô
C. Phương pháp xát hạt ướt
D. Phương pháp xát hạt từng phần
-
Câu 11:
Phương pháp thích hợp với viên chứa hàm lượng dược chất cao và dược chất dễ hỏng bởi nhiệt:
A. Phương pháp dập thẳng
B. Phương pháp xát hạt khô
C. Phương pháp xát hạt ướt
D. Phương pháp xát hạt từng phần
-
Câu 12:
Quá trình xác định độ đồng đều khối lượng thực hiện 20 viên, cho kết quả khối lượng trung bình là 252 mg, trong đó viên khối lượng thấp nhất là 242 mg, viên có khối lượng cao nhất là 272 mg, có thể kết luận như sau:
A. Lô viên không đạt độ đồng đều khối lượng
B. Lô viên đạt độ đồng đều khối lượng
C. Cần thử tiếp với 10 viên và biện luận kết quả trên 30 viên
D. Cần thử tiếp với 20 viên và biện luận kết quả trên 40 viên
-
Câu 13:
Dạng thuốc phù hợp cho dược chất Lansoprazol:
A. Viên nén ngậm
B. Viên nén bao tan trong ruột
C. Viên nhai
D. Viên nén đặt dưới lưỡi
-
Câu 14:
Với kháng sinh không hấp thu, dạng viên phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn vùng miệng – hầu họng:
A. Viên nén sử dụng bằng cách uống trọn viên
B. Viên nén nhai
C. Viên nén ngậm
D. Viên nén đặt dưới lưỡi
-
Câu 15:
Dạng thuốc cho hiệu quả điều trị cao đối với các bệnh tại chỗ trong đường tiêu hóa:
A. Viên nén sử dụng bằng cách uống trọn viên
B. Viên nén nhai
C. Viên nén ngậm
D. Viên nén đặt dưới lưỡi
-
Câu 16:
Tã dược trơn phù hợp cho viên nén hòa tan:
A. Talc
B. Mg stearate
C. PEG
D. Tinh bột biến tính
-
Câu 17:
Tá dược nào vừa có tác động là tá dược dính vừa là tá dược rã:
A. Tinh bột
B. PVP và dẫn chất
C. Cellulose vi tinh thể
D. Lactose
-
Câu 18:
Điều kiện áp dụng phương pháp dập viên trực tiếp:
A. Công thức viên có ít hơn 3 thành phần
B. Viên có khối lượng nhỏ hơn 500 mg
C. Dược chất có tính chịu nén và có độ trơn chảy
D. Hàm lượng dược chất nhỏ
-
Câu 19:
Loại tá dược nào sau đây phải có trong công thức dịch bao phim:
A. Dung môi và chất nhũ hóa
B. Polymer và chất hóa dẻo
C. Chất hóa dẻo và chất nhũ hóa
D. Polymer và Chất nhũ hóa
-
Câu 20:
Trong bao đường, mục tiêu của giai đoạn bao dày là:
A. Để làm đầy cạnh viên
B. Cách ly viên nhân khỏi độ ẩm của những lớp bao sau
C. Làm cho viên nhẵn đẹp
D. Tránh tương kỵ giữa viên nhân và lớp bao đường